Sốc phản vệ có tiêm Vắc xin Covid được không?

Sốc phản vệ có tiêm Vắc xin Covid được không? Những người bị sốc phản vệ có được tiêm vaccine Covid không? Khám sàng lọc trước khi tiêm sẽ loại bỏ những đối tượng nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Sốc phản vệ là gì?

Người bị sốc phản vệ là bị gì?

Sốc phản vệ là hiện tượng phản ứng dị ứng rất nhanh cần phải chú ý. Sốc phản vệ là kết quả của sự suy giảm đột ngột của các tế bào mast và bạch cầu ưa base, giải phóng các chất trung gian như histamin, protease, prostaglandin và leukotrienes vào tuần hoàn.

Các triệu chứng thường gặp của sốc phản vệ là:

  • Nhẹ: Ngứa, nổi mề đay, sưng quanh mắt, hốt hoảng, rét run, nhức đầu, phù mạch nhanh.
  • Trung bình: Vã mồ hôi, cảm giác nghẹt thở hoặc khó thở, thở khò khè, buồn nôn và nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy, chóng mặt.
  • Nặng: Tím tái, mạch nhanh yếu, hạ huyết áp, rốt loại ý thức, co giật, ngất.

2. Sốc phản vệ có được tiêm vắc xin Covid không?

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là triệu chứng nguy hiểm, vậy những người sốc phản vệ có được tiêm vắc xin Covid?

2.1 Sốc phản vệ độ 1 có được tiêm vắc xin Covid?

Sốc phản vệ độ 1 là sốc phản vệ nhẹ, chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.

Theo Quyết định 3802/QĐ-BYT của Bộ Y tế, những đối tượng sau đây chống chỉ định với tiêm vắc xin:

  • Tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 cùng loại (lần trước).
  • Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

=> Chỉ những người thuộc các trường hợp trên mới không được tiêm vắc xin Covid.

=> Những người sốc phản vệ độ 1 (mà không sốc phản vệ với cùng loại vắc xin tiêm lần trước) thì vẫn được tiêm vắc xin Covid. Nếu thuộc trường hợp này bạn nên đến những cơ sở tiêm chủng có đủ khả năng cấp cứu.

2.2 Sốc phản vệ độ 2 có được tiêm vắc xin Covid?

Sốc phản vệ độ 2 có mức độ nặng hơn sốc phản vệ độ 1, có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan:

  • Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh.
  • Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi.
  • Đau bụng, nôn, ỉa chảy.
  • Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

=> Đối chiếu với trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin tại mục 2.1 thì: Những người sốc phản vệ độ 2 (mà không sốc phản vệ với cùng loại vắc xin tiêm lần trước) thì vẫn được tiêm vắc xin Covid. Nếu thuộc trường hợp này bạn nên đến những cơ sở tiêm chủng có đủ khả năng cấp cứu

2.3 Sốc phản vệ độ 3 có được tiêm vắc xin Covid?

Theo Quyết định 3802/QĐ-BYT thì: Chuyển tiêm đến cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ cho những trường hợp có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào.

=> Những người sốc phản vệ độ 3 (mà không sốc phản vệ với cùng loại vắc xin tiêm lần trước) thì được tiêm vắc xin Covid tại các cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ

2.4 Sốc phản vệ độ 4 có được tiêm vắc xin Covid?

Sốc phản vệ độ 4 là loại sốc phản vệ nặng nhất với các biểu hiện: ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn

=> Những trường hợp này khi đi tiêm vắc xin Covid nên nêu rõ triệu chứng và hỏi ý kiến bác sĩ, nhiều khả năng bạn sẽ không được tiêm vắc xin Covid.

Để biết thêm về khám sàng lọc trước tiêm, mời các bạn tham khảo bài: Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng Covid19 mới nhất

Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Sốc phản vệ có tiêm Vắc xin Covid được không?

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 282
0 Bình luận
Sắp xếp theo