Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ văn 2024

Tải về

Mẫu nhận xét, đánh giá SGK mới lớp 12 môn Văn

Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 12 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là tổng hợp mẫu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa mới lớp 12 môn Ngữ văn của cả 3 bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều. Đây là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô trong công tác góp ý, nhận xét, đánh giá lựa chọn sách giáo khoa mới lớp 12 cho năm học 2024-2025.

Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa môn Văn 12

 SỞ GD&ĐT ……

TRƯỜNG THPT ...........................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SGK LỚP 12

(Dành cho cá nhân)

Họ tên: ...............................................

Đơn vị: ................................................

Tham gia chọn sách giáo khoa môn: NGỮ VĂN LỚP 12

Căn cứ Quyết định 1249/QĐ-UBND ngày 02/02/2024 của UBND tỉnh Ban hành tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Long An, qua nghiên cứu các đầu sách giáo khoa, bản thân có ý kiến như sau:

1. Ưu điểm của từng đầu sách

1.1. Bộ Cánh Diều

a) Nội dung sách giáo khoa:

- Nôi dung mang tính ứng dụng cao; bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018 về hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh; có chú ý hình thành các năng lực đọc, viết, nghe, nói cho học sinh; lựa chọn các nội dung bài đọc thiết thực, gần gũi với đời sống, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 12. Nội dung có tính kế thừa, phù hợp với đa dạng đối tượng học sinh. Nội dung từng bài học được thiết kế theo từng phần và có gợi ý để học sinh có thể tổ chức hoạt động cho nhóm hay cho lớp.

b) Cấu trúc Sách giáo khoa:

- Sách thiết kế theo cấu trúc hợp lí, phát huy được sự chủ động tích cực của học sinh.

- Có tính mở, phù hợp cho sự linh động trong giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, tổ chức các hoạt động của trường. Sách thiết kế theo cấu trúc hợp lí, bảo đảm tỉ lệ hài hòa các văn bản.

c) Nguồn tài nguyên bổ trợ:

- Học liệu tốt.

- Sách tham khảo, nguồn tài nguyên, học liệu điện tử, phong phú hình ảnh... để hỗ trợ giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học.

d) Tính phù hợp với việc học của học sinh:

- Nội dung sách hấp dẫn, bồi dưỡng được phẩm chất, năng lực, kỹ năng tư duy, hình ảnh, màu sắc hài hòa, bắt mắt, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình đọc sách.

- Trình bày khoa học, rõ ràng, hấp dẫn, dễ hiểu, tạo hứng thú cho học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học.

e) Thuận lợi, hiệu quả đối với giáo viên:

- Mỗi bài đều có đặt ra những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất năng lực, có chú ý phần thực hành, luyện tập, hướng dẫn tự học cho học sinh…; có chú ý gắn nội dung bài học với thực tiễn đời sống; hình thức kiểm tra đánh giá đa dạng, tốt.

- Các bài theo chủ đề trong sách giáo khoa phù hợp chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cũng như trong kiểm tra đánh giá.

f) Nội dung khác: không có ý kiến

1.2. Bộ Kết nối tri thức với cuộc

a) Nội dung sách giáo khoa:

- Nội dung chương trình hiện đại, cập nhật, gắn nhiều với đời sống thực tế của học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh; phù hợp với định hướng phát triển giáo dục đào tạo và với năng lực của giáo viên.

- Nội dung SGK đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực, dễ sử dụng, thuận lợi cho việc triển khai hoạt động dạy - học,; nhiều tác phẩm có nội dung mới, hay; đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình; nội dung SGK chú trọng đến việc rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, vận dụng kiến thức thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong mỗi bài học.

b) Cấu trúc Sách giáo khoa:

- Sách thiết kế với cấu trúc hợp lí theo hướng đổi mới.

- Có tính mở, phù hợp cho sự linh động trong giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, tổ chức các hoạt động của trường.

c) Nguồn tài nguyên bổ trợ:

- Học liệu phong phú.

- Sách tham khảo, nguồn tài nguyên, học liệu điện tử, phong phú hình ảnh... để hỗ trợ giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học.

d) Tính phù hợp với việc học của học sinh:

- Hình ảnh, màu sắc hài hòa, bắt mắt, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học sách.

- Sách được trình bày khoa học, rõ ràng, dễ hiểu, tạo hứng thú cho học sinh, bảo đảm các yêu cầu cần đạt của chương trình. Kênh chữ, kênh hình; nội dung sách sinh động, thúc đẩy học sinh học tập…

e) Thuận lợi, hiệu quả đối với giáo viên:

Hệ thống câu hỏi, bài tập và yêu cầu hoạt động được thể hiện với các mức độ khác nhau phù hợp với đặc điểm, trình độ đối tượng học sinh và đặc điểm kinh tế, xã hội vùng miền; Nội dung SGK đảm bảo tính linh hoạt, tính phân hóa, có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều nhóm đối tượng học sinh; gắn nội dung bài học với thực tiễn đời sống.

f) Nội dung khác: không có ý kiến.

.........................

Mời các bạn xem đầy đủ nội dung chi tiết mẫu nhận xét ưu nhược điểm SGK mới lớp 12 môn Ngữ văn trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác tại chuyên mục Tài liệu - Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.295
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm