Nêu những tiện ích nổi bật của ứng dụng VNeID

Đáp án câu hỏi tự luận thi Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến

Ông/bà/anh/chị hãy nêu những tiện ích nổi bật của ứng dụng VNeiD của Bộ Công an và đề xuất sáng kiến nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến? Đây là nội dung câu hỏi tự luận của cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến" trên địa bàn thành phố Hà Nội 2023. Sau đây là một số gợi ý giúp các bạn trả lời câu hỏi trên và có thêm tài liệu tham khảo sử dụng trong cuộc thi.

1. Hãy nêu những tiện ích nổi bật của ứng dụng VNeiD của Bộ Công an

Ứng dụng VNeID của Bộ Công an là ứng dụng được tích hợp cùng các tiện ích của thẻ CCCD điện tử; bảo đảm chính xác, tiện lợi và thông tin của công dân được bảo mật.Người dân sau khi kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 1/mức 2 thành công có thể đăng nhập và sử dụng các chức năng, tiện ích trên ứng dụng VNeID như:

- Giải quyết dịch vụ công trực tuyến: Thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng… sẽ tự điền thông tin vào các biểu mẫu (form) đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai, giảm nhiều khâu thủ tục cần giải quyết.

- Các tính năng nổi bật: Ví giấy tờ, thông báo lưu trú, tố giác tội phạm… giúp công dân có thể thay thế CCCD gắn chíp và các loại giấy tờ đã đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng VNeID như: Giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế… Như vậy, khi người dân giao dịch hành chính sẽ giảm tối đa các giấy tờ phải mang theo, thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chuyển tiền…

2. Sáng kiến nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) có 4 mức độ, trong đó, mức độ 3 và 4 được thực hiện trên môi trường mạng. Với mức độ 3, người sử dụng có thể điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ; với mức độ 4, người sử dụng có thể thực hiện thanh toán lệ phí (nếu có) trực tuyến và việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng. Như vậy, với DVCTT mức độ 4, tổ chức, người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) mà hoàn toàn không phải đến cơ quan nhà nước. Đây là bước nhảy vọt về CCHC, giảm thiểu tối đa công sức của người dân và chính quyền trong việc giải quyết các TTHC.

Để đẩy mạnh việc thực hiện DVCTT mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn huyện, góp phần nâng cao Chỉ số cải cách hành chính của huyện trong thời gian tới, cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích và sự thuận tiện của DVCTT mức độ 3, mức độ 4 thông qua các hình thức tuyên truyền trực quan; thông qua các tin bài, phóng sự được đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các biện pháp phổ biến, hướng dẫn người dân, tổ chức truy cập, nộp hồ sơ trên Hệ thống iGate thay thế cho cách thức thực hiện thủ tục hành chính công truyền thống (in tờ rơi, tờ gấp; xây dựng các clip hoạt họa, các video… hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện TTHC trên môi trường mạng). Từ đó làm gia tăng mức độ tham gia sử dụng DVCTT của người dân, tổ chức trên địa bàn huyện.

Thứ hai, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kế hoạch của HĐND và UBND tỉnh về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin; tập trung vào giải pháp đẩy mạnh đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, nhất là trong việc giải quyết TTHC; đẩy mạnh cung cấp DVCTT, nhất là đối với các thủ tục liên quan đến người dân và doanh nghiệp.

Thứ ba, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp cũng như đội ngũ cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC các cấp. Tập huấn việc sử dụng phần mềm, tổ chức các hội nghị chia sẻ kinh nghiệm, các lớp bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ; đảm bảo cho đội ngũ công chức này có trình độ, năng lực, kiến thức thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Thứ tư, mặc dù hiện nay người dân đã nâng lên một bước về sử dụng hệ thống internet, sử dụng công nghệ thông tin và trình độ hiểu viết về pháp luật và các chủ trương về cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, việc nợp hồ sơ thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công trực tuyển vẫn còn là vấn đề khó đối với đa số người dân trên địa bàn huyện. Do vậy, đòi hỏi phải có bộ phần hướng dẫn, giúp đỡ người dân thao tác để thực hiện nộp thủ tục hành chính trên môi trường mạng.

Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra về tình hình triển khai thực hiện tiếp nhận và giải quyết TTHC mức độ 3, mức độ 4 thông qua Hệ thống phần mềm. Thông qua kiểm tra để đánh giá đúng thực trạng, từ đó kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn và giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn triển khai thực hiện./.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
30 86.373
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm