Mùng 5 tháng 5 Âm là ngày mấy Dương lịch 2023?

Mùng 5 tháng 5 âm hàng năm chính là ngày Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết giết sâu bọ. Vậy mùng 5 tháng 5 âm lịch năm 2023 là ngày nào dương lịch, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Mùng 5 tháng 5 âm lịch hay còn biết là ngày Tết Đoan Ngọ được tổ chức phổ biến tại Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản. Vào ngày này, các gia đình thường phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng. Trong ngày này, con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng sẽ cố thu xếp để về đoàn tụ cùng gia đình. Cùng tìm hiểu thêm về ngày mùng 5/5 âm lịch qua bài viết sau đây của Hoatieu.vn nhé.

1. Ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch là ngày mấy Dương lịch?

Theo lịch vạn niên, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch sẽ rơi vào thứ Năm ngày 22/6/2023. Điểm đặc biệt là ngày 5/5/2023 âm lịch lại trùng với ngày Hạ chí 22/6 hàng năm.

Theo ngày xuất hành của Khổng Minh thì 5/5/2023 Âm Lịch là ngày Tân Hợi, tháng Mậu Ngọ, năm Quý Mão, Hành Kim - Sao Tỉnh - Trực Chấp - Ngày Chu Tước Hắc Đạo .

  • Tuổi hợp với ngày 5/5/2023 âm lịch: Mùi, Mão, Dần
  • Tuổi xung khắc với ngày 5/5/2023 âm lịch: Ất Tỵ, Kỷ Tỵ, Ất Hợi, Ất Tỵ, Bính Tý, Giáp Tý, Ất Hợi.
  • Đánh giá chung: Ngày 5/5/2023 âm lịch là ngày Hắc Đạo - Xấu
  • Hướng để xuất hành: Chọn hướng tốt như hướng Tây Nam để đón Tài Thần và hướng Tây Nam cũng đón Hỷ Thần.
  • Nên làm các việc: Tốt cho các việc tạo tác, sửa giếng, thu người làm.
  • Không nên: Xấu cho các việc xuất nhập vốn liếng, khai kho, an sàng.

Mùng 5 tháng 5 Âm là ngày mấy Dương lịch 2022?

2. Ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch là ngày gì?

Ngày 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm chính là ngày Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Đây là một ngày Tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc.

"Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là "Tết giết sâu bọ". Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

3. Nguồn gốc ngày Tết Đoan ngọ

Theo những câu chuyện được truyền lại thì vào một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì đường mùa nhưng sâu bộ năm ấy lại kéo dài ăn mất cây trái của họ. Mọi người đã đau đầu không biết làm cách nào có thể diệt được nạn sâu bọ này thì bỗng có một ông lão từ xa đi tới xưng là Đôi Truân. Ông lão đã chỉ cho người dân mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà vận động thể dục. Người dân làm theo thì chỉ một lúc sau đàn sâu bộ té ngã rũ rượi. Ông lão còn nói thêm rằng sâu hộ hằng nănm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những điều ta dặn sẽ trị được chúng. Nhân dân định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Vì thế nên hằng năm người dân đặt ngày này là ngày Tết diệt sâu bọ hoặc Tết Đoan ngọ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
14 23.702
0 Bình luận
Sắp xếp theo