Mẹo thi sát hạch sa hình lái xe ô tô đạt 100 điểm

Để được cấp bằng lái xe ô tô hạng B2 bạn cần phải trải qua kỳ thi sát hạch, bài thi bao gồm 2 phần là thi lý thuyết và thi thực hành sa hình. Sau đây là Mẹo thi sát hạch sa hình lái xe ô tô đạt 100 điểm, mời các bạn tham khảo.

Bài 1: Xuất Phát

Mẹo thi sát hạch sa hình lái xe ô tô đạt 100 điểm

Anh/Chị nhận xe chỉnh ghế, gương trái, gương phải sao cho thoải mái nhất. Hạ thắng tay và cho xe tới trước vạch xuất phát.

Bật xi nhan trái khi ngay hiệu lệnh báo “Xuất phát” Anh/Chị cho xe chạy. Từ khi có tín hiệu “Xuất phát” thì thời gian bài thi bắt đầu tính.

Cho xe chạy từ từ vừa qua cột có biển hiệu “Xuất Phát” nghe một tiếng “Tool” thì tắt xi nhan trái ngay. Nếu chậm sẽ bị trừ 5đ.

Lưu ý: Khi cho xe bắt đầu chạy nhả côn thật chậm nếu nhả nhanh sẽ bị tắt máy.

Mẹo thi sát hạch sa hình lái xe b2

Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

Hướng dẫn thực hành 11 bài thi sa hình B2

Đối với bài thi dừng xe cho người đi bộ mình sẽ lấy cột biển báo nhường đường cho người đi bộ làm mốc. Trên xe sẽ lấy chốt cửa ô tô (đối với dòng xe 7 chỗ) làm mốc để canh.

Cho xe chạy thật chậm khi nào vị trí của chốt cửa ngang với vị trí của cột biển báo thì dừng lại, tầm 3s sẽ cho xe tiếp tục tới bài tiếp theo. Nếu dừng trước hoặc vượt quá thì sẽ bị trừ 5đ

Bài 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc

Đối với bài thi này chúng tôi khuyên bạn không nên cố gắng lấy full điểm bài này vì rất có thể bạn sẽ bị vượt quá xa dẫn đến loại ngay.

Mẹo thi sát hạch thực hành lái xe B2

Thông thường bài này bạn có thể dừng sớm, khi ngay đồng hồ xe báo tiếng “tool” bắt đầu tính giờ bạn có thể dừng xe ngay.

Nhìn vào đồng hồ tốc độ động cơ bắt đầu nhả côn từ từ khi kim đồng hồ khoảng 1500 – 1700 vòng bạn sẽ cảm thấy xe muốn trượt lên thì thả thắng chân chuyển sang đạp nhẹ chân ga. Nếu đạp nhẹ chân ga mà xe vẫn đứng nguyên không di chuyển lên cũng như trượt xuống thì chỉ cần nhả nhẹ 1 xíu chân côn xe sẽ di chuyển. Giữ chân côn và ga cho đến khi lên dốc.

Lưu ý: Không được đạp mạnh chân ga vượt quá 4000 vòng. Không được nhả hết côn đạp ga xe sẽ tắt máy và trượt dốc khả năng loại ngay.

Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc

Qua vệt bánh xe hay còn gọi là qua hàng đinh:

Mẹo thi sát hạch thực hành lái xe B2

Bài thi này rất nhiều bạn bị mất 5 điểm ở phần này do không đưa bánh xe đi vào giữa 2 hàng đinh. Mỗi sân tập sẽ có một cách canh khác nhau.

Ở đây mình sẽ hướng dẫn canh sở sân thi sát hạch Củ Chi. Ở giữa khuông có hàng đinh nằm bên phải bạn sẽ thấy một vạch gồm các nút chấm mờ. Bạn chạy thẳng xe làm sao cho 2 bánh xe bên trái cách vạch mờ tầm 5cm thì sẽ vượt qua hàng đinh một cách dễ dàng.

Đường hẹp vuông góc

Sau khi vượt qua hàng đinh sẽ đến đường hẹp vuông góc. Ở bài thi này đa phần mọi người đánh lái không kịp dẫn đến đề vạch.

Đối với bài này khi bạn đánh lái xong khi thẳng xe thì nên dừng xe lại để trả lái để tránh trường hợp trả lái không kịp. Sau khi trả thẳng lái thì cho xe từ từ chạy và đánh lái như bình thường.

Những bạn nào đã quen rồi thì không cần phải dừng lại và trả lái luôn tùy vào tay lái của mỗi người nhưng cũng không nên chủ quan.

Bài 5. Qua ngã tư có tín hiệu giao thông

Chúng ta sẽ có 4 lần đi qua ngã tư có tín hiệu đèn giao thông trong đó có 2 lần đi thẳng, một lần rẻ trái và một lần rẻ phải. Lần nào rẽ trái và rẽ phải thì mình phải xi nhan.

Đối với bài này không khó. Khi bạn chuẩn bị tới ngã 4 có tín hiệu đèn nếu như đèn đỏ chuẩn bị sang xanh thì chạy chậm khi đèn chuyển sang xanh thì đi luôn. Còn nếu vừa mới đèn đỏ thì bạn nên dừng trước vạch vàng khoảng 1m. Đèn còn 3 – 4 giây nữa chuyển sang xanh thì có thể từ từ nhả côn xe cho xe lăn bánh và đèn xanh thì qua luôn.

Bài 6. Đường vòng quanh co

Bài thì này chỉ cần chạy chậm và đánh lái thôi, nếu cảm thấy mình đánh trả lái không kịp thì có thể dừng xe để trả lái và cho xe chạy tiếp (không được để xe tắt máy).

Một yếu tố nữa là đi đường vòng quanh co phải đúng với cấp hạng mình đang thi là B hay C.

Bài 7. Ghép xe dọc vào nơi đỗ

Bài thi sa hình sát hạch giấy phép lái xe ô tô

Đây là bài thi mà mọi người hay gọi là cho xe vào chuồng. Đối với bài thi này bạn cho xe chạy chậm, bám sát lề đường bên trái bánh xe cách lề đường tầm 20 – 30cm.

Khi vai của bạn vuông góc với tâm cửa chuồng thì đánh lái hết trang phải, nhìn vào kính trái sao cho thân xe và đường ngang cửa chuồng tạo 1 góc 45 độ thì dừng lại.

Đánh lái hết sang trái và lùi xe sao cho thân xe song song với 2 bên chuồng thì dừng lại trả thẳng lái và lùi tiếp thật chậm nghe đồng hồ có tiếng “tool” thì dừng lại vào số 1 cho xe ra khỏi chuồng.

Đối với bài này đôi lúc bạn làm chưa chuẩn dẫn đến xe không song song với 2 bên chuồng khi đi học thực hành thầy sẽ hướng dẫn cho học viên cách sửa sai nhanh chóng. Vì bài này chỉ được phép làm trong vòng 2 phút.

Bài 8. Dừng xe nơi có đường sắt chạy qua

Sau khi vượt qua bài ghép dọc thì trước khi đến bài dừng xe nơi có đường sắt chạy qua bạn sẽ đến ngã tư có tín hiệu đèn, lúc này bạn rẽ trái nhớ xi nhan. Không xi nhan mất 5 điểm.

Khi rẽ trái xong bạn cũng nên chạy chậm vì đoạn này dễ có tín hiệu dừng khẩn cấp.

Đối với bài này thì bạn chỉ cần chạy chậm, nhìn vào kính chiếu trái khi bánh sau đè vạch vàng thì dừng lại nghe đồng hồ “tool” thì đi tiếp.

Bài 9. Thay đổi số trên đường thẳng

Ở đoạn đường này có 3 biển: biển đầu tiên chỉ dẫn đổi số tăng tốc, biển thứ 2 hiệu lệnh tốc độ tối thiểu 20 km/h, biển thứ 3 biển cấm tốc độ tối đa cho phép dưới 20km/h.

Trước khi tới biển chỉ dẫn đổi số tăng tốc bạn nên cho thêm một chút ga nhưng vẫn bảo đảm tốc độ dưới 20km/h.

Khi xe chạy đến biển đổi số tăng tốc nghe 1 tiếng “tool” thì tăng số, nhả côn, nhấn hết ga cho xe chạy lên trên 20km/h khi qua biển hạn chế tốc độ tối thiểu thì giảm ga có thể dừng lại trước biển cấm tốc độ tối đa về số 1 và cho xe di chuyển tiếp.

Bài 10. Ghép xe ngang vào nơi đỗ

Bài này bạn cũng chỉ thực hiện trong vòng 2 phút. Đối với bài này bạn cần lưu ý là không đánh lái phải, chỉ đánh lái trái và trả thẳng lái.

Bài này khi học thì bên mình sẽ hướng dẫn cụ thể sau.

Bài 11. Kết thúc

Cuối cùng là bài kết thúc đơn giản chạy trên một đường thẳng và nhớ bật xi nhan phải khi kết thúc là xong.

Ngoài ra, mỗi sân thi sẽ có những dấu hiệu làm mốc để nhận biết khác nhau còn lại những thao tác cơ bản thì hoàn toàn giống nhau.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.298
0 Bình luận
Sắp xếp theo