Mẫu giáo án môn Vật lý lớp 8 theo công văn 5512

Mẫu giáo án môn Vật lý lớp 8 theo công văn 5512 là mẫu giáo án theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Mời các thầy cô tham khảo.

Mẫu kế hoạch bài dạy môn Vật lý lớp 8 mới nhất

CÔNG CƠ HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được các ví dụ khác SGK về trường hợp có công cơ học , không có công cơ học. Chỉ ra được sự khác biệt giữa hai trường hợp đó.

- Phát biểu được công thức tính công, nêu được các đại lượng và đơn vị có trong công thức

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Tự đọc sgk và nghiên cứu các tài liệu liên quan.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực khoa học tự nhiên: Tìm hiểu tự nhiên

- Năng lực tính toán: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để lập luận có căn cứ và giải được các bài tập đơn giản.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu tài liệu soạn giảng, tranh vẽ h13.1 SGK, một số phiếu bài tập phần luyện tập

2. Học sinh:

- Kiến thức phần hướng dẫn tự học và nghiên cứu ở nhà tiết 15

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Nội dung: Tổ chức tình huống học tập

Sản phẩm:Trình bày được điểm khác nhau giữa 2 nhiệm vụ trong tình huống

Tổ chức thực hiện:

Giao nhiệm vu:

- Bạn A: Nâng và giữ vật năng trên cao; bạn B di chuyển vật nặng

- Thông báo: Bạn B đã thực hiện công cơ học còn bạn A ko thực hiện được công cơ học.

- Thực hiện nhiệm vụ

- Nắm tình huống của bài

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

a. Mục tiêu: - Nêu được các ví dụ khác SGK về trường hợp có công cơ học , không có công cơ học. Chỉ ra được sự khác biệt giữa hai trường hợp đó.

- Phát biểu được công thức tính công, nêu được các đại lượng và đơn vị có trong công thức

b. Nội dung: Các trường hợp có công cơ học, chỉ ra lực đã thực hiện công; công thức tính công

c. Sản phẩm: Nêu ví dụ về các trường hợp có công cơ học, chỉ ra được lực đã thực hiện công; Viết được công thức tính công, đơn vị đo của công

d. Tổ chức thực hiện:

1. Hình thành khái niệm công cơ học

- So sánh hai nhiệm vụ và tìm ra điểm giống và khác nhau?

- Thông báo: Bạn A không thực hiện được công cơ học, Bạn B đã thực hiện được một công cơ học

- Y/c hs nêu điều kiện để có công cơ học

- Chốt kiến thức

- Y/c hs nêu ví dụ có công cơ học trong thực tế, chỉ ra lực đã thực hiện công

2. Công thức tính công

- GV thông báo công thức tính công A,

- Y/c hs giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị công.

- Nhận xét nội dung

- Thông báo phạm vi sử dụng công thức tính công

Quan sát và trả lời câu hỏi

- Nêu điều kiện có công cơ học

- Nắm nội dung.

- Nêu được ví dụ thực tế, chỉ ra được lực đã thực hiện công

- Nắm vững công thức tính công

- Nêu tên và đơn vị các đại lượng theo y/c

- Nắm nội dung thông báo của GV

I. Khi nào có công cơ học?

Điều kiện:

Chỉ có công cơ học khi:

- Có lực tác dụng vào vật

- Lực đó làm cho vật dịch chuyển

II. Công thức tính công:

Trong đó:

A: Công lực F

F: lực td vào vật (N)

s: Quãng đường vật di chuyển (m)

Đơn vị công: Jun (J) hoặc N.m

- 1 KJ = 1000J

1J = 1N.1m

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

b. Nội dung: Bài tập cũng cố

c. Sản phẩm: Kết quả các bài tập

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức trò chơi powerpoint hoặc làm trên phiếu học tập

Bài 1. Trường hợp nào sau đây ngọn gió không thực hiện công

A. Gió thổi làm tốc mái nhà

B. Gió thổi vào bức tường thành

A. Gió thổi làm tàu bè dạt vào bờ

D. Gió xoáy hút nước lên cao

⇒ Đáp án C

Bài 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp trọng lực đã nào thực hiện công cơ học?

A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động.

B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên.

C. Ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang.

D. Quả nặng rơi từ trên xuống.

⇒ Đáp án D

Bài 3. Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?

A. Khối lượng của vật và quãng đường vật dịch chuyển.

B. Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực.

C. phương chuyển động của vật

D. tất cả các yếu tố trên đều đúng

⇒ Đáp án B

Bài 4 . Một vật có khối lượng 500g, rơi từ độ cao 20 cm xuống đất . khi đó trọng lực đã thực hiện một công là

A. 10000 J B. 1000 J C. 1J D. 10 J

⇒ Đáp án B

Bài 5: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất từ A đến B trên đoạn đường nằm ngang, tới B đổ hết đất rồi đẩy xe không theo đường cũ trở về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về.

A. Công ở lượt đi bằng công trượt ở lượt về vì quãng đường đi được bằng nhau.

B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về.

C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn.

D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng nên đi chậm.

⇒ Đáp án B

Bài 6: Một ròng rọc cố định làm thay đổi hướng chuyển động của dây đi 900 khi kéo vật lên cao như hình vẽ.

A. Lực kéo đã thực hiện công vì có lực tác dụng làm vật dịch chuyển.

B. Lực kéo không thực hiện công vì phương của lực vuông góc với phương dịch chuyển của vật.

C. Lực kéo không thực hiện công vì lực kéo tác dụng lên vật phải thông qua ròng rọc.

D. Lực kéo không thực hiện công vì nếu không có lực vật vẫn có thể chuyển động theo quán tính.

⇒ Đáp án B

Bài 7: Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 2500 kg lên độ cao 12 m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.

A. 300 kJ B. 250 kJ

C. 2,08 kJ D. 300 J

⇒ Đáp án A

Bài 8: Một đầu máy xe lửa kéo các toa xe bằng lực F = 7500 N. Công của lực kéo là bao nhiêu khi các toa xe chuyển động được quãng đường s = 8km.

A. A = 60000 kJ B. A = 6000 kJ

C. Một kết quả khác D. A = 600 Kj

⇒ Đáp án A

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng – Hướng dẫn về nhà

a. Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

b. Nội dung: Bài tập vận dụng C5, C6, C7 sgk và bài tập thuộc sbt

c. Sản phẩm: Hoàn thành nội dung các bài tập vào vở

d. Tổ chức thực hiện:

Giao nhiệm vụ về nhà

Về nhà thực hiện nhiệm vụ được giao

C5: công của lực kéo của đầu tàu

A = F.s = 5000 . 1000

A = 5000000J = 5000KJ

C6:

A = Fs = 20.6 = 120 (J)

C7: Trọng lực có phương thẳng đứng vuông góc với phương CĐ của vật, nên không có công cơ học của trọng lực....

III. RÚT KINH NGHIỆM

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút Tải về để xem đầy đủ Mẫu giáo án môn Mẫu giáo án môn Vật lý lớp 8 theo công văn 5512 nhé.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 3.298
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo