Mẫu giáo án môn Vật lý lớp 7 theo công văn 5512
Mẫu giáo án môn Vật lý lớp 7 theo công văn 5512 là mẫu giáo án theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Mời các thầy cô tham khảo.
Mẫu kế hoạch bài dạy môn Vật lý lớp 7 mới nhất
Chương I. QUANG HỌC
Tuần 1 – Bài 1 - Tiết 1
NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG, NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được định nghĩa về nguồn sáng và vật sáng.
- Biết cách nhận biết ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng.
2. Kĩ năng:
- Biết được điều kiện để nhìn thấy một vật.
- Phân biệt được ngồn sáng với vật sáng.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế.
- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu:
Đèn pin, mảnh giấy trắng.
2. Học sinh:
Mỗi nhóm: 1 đèn pin, 1 mảnh giấy trắng. Hộp cát tông, hương, bật lửa, phiếu học tập nhóm.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:
Tên hoạt động | Phương pháp thực hiện | Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động | - Dạy học hợp tác | - Kĩ thuật học tập hợp tác |
B. Hoạt động hình thành kiến thức | - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
C. Hoạt động luyện tập | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Dạy học theo nhóm | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác. |
D. Hoạt động vận dụng | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập. 2. Phương pháp thực hiện: - Hoạt động cá nhân, chung cả lớp: 3. Sản phẩm hoạt động: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ -> Xuất phát từ tình huống có vấn đề: - Giáo viên yêu cầu: + Đọc phần giới thiệu nội dung chương I. ?Trong chương I - Quang học này chúng ta sẽ nghiên cứu tìm hiểu những nội dung kiến thức gì? + Theo em, vào ban đêm, ở trong phòng có cửa gỗ đóng kín, tắt đèn và mở mắt thì ta có nhận biết được có ánh sáng trong phòng hay không? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu. - Giáo viên: lắng nghe để tìm ra vấn đề vào bài mới. - Dự kiến sản phẩm: + Đọc toàn bộ nội dung phần mở đầu chương I và trả lời những nội dung cần nghiên cứu trong chương I như SGK. + Ban đêm mở mắt trong phòng tắt đèn thì không nhận biết được có ánh sáng. (Hoặc có nhận biết được ánh sáng từ bên ngoài hắt vào.) *Báo cáo kết quả: HS đứng tại chỗ trả lời kết quả. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: + GV giới thiệu một số nội dung sẽ nghiên cứu trong chương lại. + Vậy điều kiện để nhận biết được có ánh sáng là những gì? Có phải chỉ là mở mắt vào ban ngày (có ánh sáng) hay còn điều kiện gì khác nữa không? ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Thế nào là nguồn sáng, vật sáng, cách nhận biết ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng như nào, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. | |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận biết ánh sáng. (10 phút) 1. Mục tiêu: Biết cách nhận biết được có ánh sáng. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: Trả lời: C1. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: + Cho HS nghiên cứu SGK. + Tiến hành thí nghiệm như hình 1.1, trong trường hợp nào ta thấy đèn phát sáng (mắt nhìn vào đèn)? + Đọc 4 trường hợp trong SGK tìm điểm giống nhau trong trường hợp nhận biết được ánh sáng? + Rút ra kết luận mắt ta nhận biết được ánh sáng khi nào? + Ghi lại kết quả trả lời vào bảng nhóm. - Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK, quan sát thí nghiệm và trả lời: C1. *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc SGK, quan sát thí nghiệm và trả lời: C1. Ghi từng nội dung trả lời vào bảng phụ. - Giáo viên: uốn nắn sửa chữa kịp thời sai xót của HS. - Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung) *Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung) *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận cả lớp đi đến kết quả chung. | I. Nhận biết ánh sáng Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. |
Hoạt động 2: Khi nào ta nhìn thấy 1 vật (10 phút) 1. Mục tiêu: Biết được điều kiện nhìn thấy 1 vật. 2. Phương thức thực hiện: có thể theo PP BTNB - Hoạt động cá nhân, nhóm: thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm hoạt động: - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: trả lời các câu C2. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: ghi bảng nhóm các câu trả lời + Tại sao khi đứng ghi bảng như này, cô không nhìn thấy bạn nào đó ở dưới đang làm việc riêng? + Khi nào ta nhìn thấy 1 vật? + Hãy đề xuất và làm thí nghiệm chứng minh câu trả lời của em? + Rút ra kết luận về điều kiện nhìn thấy 1 vật? Hay thảo luận trả lời C2 - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Đọc, nghe, theo dõi SGK, vận dụng những kinh nghiệm thực tế cá nhân để trả lời câu hỏi của GV. - Giáo viên: Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc. + Vậy tại sao ban đêm (ban ngày trong hang tối, nhà kho tối…), dù mắt ta có mở, hướng vào vật, ta cũng không nhìn thấy vật? - Dự kiến sản phẩm: + Vì khi đó cô không quay mặt xuống; khi đó cô mải viết bài; khi đó bạn lén lút, không để cô biết; khi đó mắt cô không hướng vào bạn; khi đó không có ai làm việc riêng... + Vì không có ánh sáng chiếu vào vật… + Ta nhìn thấy 1 vật khi có ánh sáng chiều vào vật. (Hoặc khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta) + Làm thí nghiệm tự đề xuất, hoặc như SGK, lấy dụng cụ, tự tiến hành TN để tìm ra câu trả lời đúng nhất. + Rút ra kết luận vào bảng nhóm. *Báo cáo kết quả: trả lời câu hỏi C2 và kết luận bên cột nội dung. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: | II. Nhìn thấy một vật Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. |
Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút Tải về để xem đầy đủ Mẫu giáo án môn Mẫu giáo án môn Vật lý lớp 7 theo công văn 5512 nhé.
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tải Mẫu giáo án môn Vật lý lớp 7 theo công văn 5512 PDF
2,8 MB 21/01/2021 3:08:25 CH
Gợi ý cho bạn
-
(Mới 2024) Bài giảng điện tử Tiếng Anh 6 I-Learn Smart World Unit 1-10
-
Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 8 Cánh Diều (có ma trận, đáp án)
-
Viết 1-2 câu về cây thì là trong câu chuyện Sự tích cây thì là
-
(Ngắn gọn) Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người
-
Top 4 mẫu Kể chuyện Tiếng Vĩ cầm ở Mỹ Lai ngắn gọn
-
Giáo án lớp 8 Chân trời sáng tạo tất cả các môn
-
Hãy thu thập thông tin về phương thức khai thác theo hướng bền vững tài nguyên rừng hoặc khoáng sản ở Việt Nam
-
Tóm tắt văn bản Prô-mê-tê và loài người lớp 10 ngắn gọn và đầy đủ
-
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh, chị về ý nghĩa của sự cống hiến
-
Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Học tập
(Siêu hay) Viết một đoạn văn ngắn 2-3 câu về quê hương em hoặc nơi em ở. Chỉ ra các danh từ chung và riêng
Lập dàn ý về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
Hoàn thành bảng theo mẫu sau để phân biệt được quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
Đề thi học kì 1 Toán 8 Kết nối tri thức mới nhất (có ma trận, đáp án)
Giải thích nhan đề Mùa xuân nho nhỏ
(Siêu hay) Tìm từ ngữ có nghĩa giống với từ quê hương. Đặt câu với từ ngữ tìm được