Mẫu bài khai mạc lễ mừng thọ các cụ đầu xuân 2024
Bài khai mạc lễ mừng thọ các cụ đầu xuân là một trong những nội dung rất quan trọng trong buổi lễ mừng thọ. Mời các bạn tham khảo bài viết để tìm hiểu những nội dung chính cần trình bày để hoàn thiện bài phát biểu sao cho thật hay và ấn tượng.
Lễ mừng Thọ là một nét văn hóa truyền thống đẹp trong phong tục của người Việt thể hiện tấm lòng hiếu kính của con cháu. Bởi vậy, những cụ già 60 tuổi trở lên được con cháu tổ chức lễ mừng thọ vào những năm như 60, 70, 80 ,90, 100... Trong buổi lễ đó, không thể thiếu Mẫu bài khai mạc lễ mừng thọ các cụ đầu xuân 2024 hay và ý nghĩa nhất để phát biểu mở đầu lễ mừng thọ thêm phần trang trọng và đáng nhớ. Mời các bạn tham khảo các mẫu bài phát biểu sau đây.
Bài phát biểu khai mạc tại lễ mừng thọ
- 1. Cách chuẩn bị bài khai mạc lễ mừng thọ các cụ đầu xuân
- 2. Bài phát biểu của lãnh đạo tại lễ mừng thọ người cao tuổi
- 3. Bài phát biểu hay mừng thọ cha mẹ
- 4. Bài phát biểu của con cái mừng thọ cha mẹ đầu xuân
- 5. Bài khai mạc lễ mừng thọ các cụ đầu xuân
- 6. Diễn văn khai mạc lễ mừng thọ người cao tuổi
- 7. Lưu ý khi phát biểu lời chúc mừng thọ ông bà, cha mẹ
1. Cách chuẩn bị bài khai mạc lễ mừng thọ các cụ đầu xuân
Bên cạnh các nghi lễ trong ngày mừng thọ, con cháu hoặc các đại biểu tham gia lễ mừng thọ cần chuẩn bị bài diễn văn, phát biểu trong lễ mừng thọ. Với những người thường xuyên nói trước đám đông thì việc phát biểu hoàn toàn không phải vấn đề đáng ngại thế nhưng với người không mấy khi nói thì rất dễ mắc phải tâm lý sợ nhầm, sợ sai.
Vì thế, để bài diễn văn, phát biểu trong lễ mừng thọ mọi người cần chú ý nói sao cho tự nhiên, lưu loát. Nên:
- Đọc đi đọc lại nhiều lần bài phát biểu chúc thọ đã chuẩn bị
- Nên tập phát biểu trước gương
- Thay vì tập một mình, hãy luyện tập trước người thân và nhờ mọi người xung quanh góp ý từ giọng điệu cho đến ngôn ngữ hình thể.
- Khi đọc bài phát biểu diễn văn mừng thọ người cao tuổi, hãy nói một cách tự nhiên, tránh lệ thuộc quá nhiều vào bài đã chuẩn bị trước. Học thuộc các ý chính định nói.
2. Bài phát biểu của lãnh đạo tại lễ mừng thọ người cao tuổi
Kính thưa các Cụ, các Bác.
Từ khi còn nhỏ, trẻ em Việt Nam đã được dạy vâng lời cha mẹ, ông bà, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. “Kính trên, nhường dưới”, “Kính lão, trường thọ”, “Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già”, “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”... và rất nhiều lời răn dạy khác. Tất cả đều thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn, tình cảm yêu thương và trách nhiệm đối với người cao tuổi.
Người Việt Nam ai ai cũng biết, cũng tự hào về Hội nghị Diên Hồng nơi ý chí “Sát thát” từ các cụ bô lão được hun đúc, được lan truyền, được nung nấu trong mọi người dân Đại Việt để vó ngựa của thế lực đã giày xéo nhiều mảnh đất châu Á và cả châu Âu phải hơn một lần thất bại ở đất nước ta; để “xã tắc hai phen chồn ngựa đá, non sông muôn thuở vững âu vàng”. Để mãi tới bây giờ, cái tên Diên Hồng còn tìm thấy trong mọi suy nghĩ và rất nhiều địa danh, địa điểm trên đất nước Việt Nam.
Nói về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trong thế kỷ 20, chúng ta không bao giờ quên những người Mẹ Việt Nam anh hùng - đương nhiên cùng với những Mẹ anh hùng là rất nhiều người ông, người cha cũng hết sức anh hùng - đã không quản hy sinh, cống hiến những gì quý giá nhất của mình cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Từ trong sách giáo khoa chúng ta đã nhớ tới những Bà Má quyết tâm ở lại để tiếp tế cho kháng chiến, cho bộ đội với ý chí “má có chết một mình má chết, cho các con trừ hết giặc Tây”; Rất nhiều người đã biết đến những anh hùng lão thành như anh hùng Pi Năng Tắc đã biến những hòn đá dường như có chân, biến những cây rừng dường như thành có cánh để vây hãm, tiêu diệt quân xâm lược. Ai cũng nhớ tới Mẹ Suốt ngoài 60 tuổi vẫn “một tay lái chiếc đò ngang”; những cụ bô lão Thanh Hóa “Ố ô trên đất này có cụ già bắn rơi máy bay” và bao tấm gương người cao tuổi khác đã thầm lặng góp công, góp của, góp cả máu thịt cho chiến thắng, ngày thống nhất.
Vừa qua chúng ta đã kỷ niệm 47 năm ngày thống nhất đất nước, những người lính giải phóng quân, biệt động quân, du kích quân, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến huyền thoại năm nào, sau chiến thắng lại trở về với cuộc sống bình dị đời thường, nhiều khi vất vả, lam lũ. Nhiều bác, nhiều cô đã vào tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn tiếp tục nêu gương trong cuộc sống, trong nhiều phong trào xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước; giữ ngọn lửa truyền thống mãi sáng... đúng như lời Bác Hồ kính yêu “Tuổi cao chí khí càng cao, chống Mỹ cứu nước già nào kém ai”; “Tuổi già nhưng chí không già, góp phần xây dựng nước nhà phồn vinh”.
Với những cống hiến, công lao đối với dân, với nước, với cháu con, các Cụ, các Bác hoàn toàn xứng đáng được an nhàn hưởng tuổi già nhưng nhiều Cụ, nhiều Bác vẫn không quản vất vả “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” với tất cả sự nhiệt tình, hiểu biết, kinh nghiệm và nhất là tấm lòng trong sáng, không một chút gợn lợi ích riêng tư, khiến nhiều người còn trẻ, còn khỏe phải thấy mình quá nhỏ bé.
3. Bài phát biểu hay mừng thọ cha mẹ
Kính thưa Ba Mẹ,
Mỗi người sinh ra từ ngàn đời nay đều mong sao có được: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh. Trong đó, chữ Thọ là khó nắm bắt nhất nên cũng là điều mà mọi người mong muốn nhất. Hôm nay, Ba Mẹ đã bước qua cái tuổi mà nhà thơ Đỗ Phủ bảo là “xưa nay hiếm”. Đó chính là cái phúc của gia đình ta. Chúng con rất hạnh phúc khi đến giờ này vẫn còn được nhận sự thương yêu, chăm sóc, dõi theo từng bước trưởng thành của Ba Mẹ. Và càng hạnh phúc hơn khi đến ngày Đại lễ Vu Lan, chúng con còn được cài những bông hồng trên ngực áo.
Thưa Ba Mẹ, Công đức sinh thành, dưỡng dục của Ba Mẹ là vô cùng to lớn. Từ thuở lọt lòng, chúng con đã được nuôi dưỡng từ những dòng sữa ngọt ngào, những lời ru ầu ơ của Mẹ và cái ẳm bồng trên tay của Ba…
“Công Cha như núi ngất trời
Nghĩa Mẹ như nước ngời ngời biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chấn giữ ghi lòng con ơi.”
Chúng con lớn khôn như ngày hôm nay là nhờ công ơn nuôi dưỡng, sinh thành của Ba Mẹ. Bây giờ, khi đã là Cha là Mẹ, chúng con càng thấu hiểu hơn công ơn của Cha Mẹ.
“Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao của mẹ thầy.”
Ba đã phải một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, cày sâu cuốc bẫm để làm ra từng hạt gạo nuôi chúng con khôn lớn. Mẹ phải đi sớm về khuya dọc chợ Đông Ba từ những đêm đông giá rét cho đến những ngày nắng hạ chói chang. Nhờ đồng tiền Ba Mẹ kiếm ra, chúng con mới được nuôi nấng và trưởng thành như ngày hôm nay. Chúng con vô cùng biết ơn! Chúng con cũng đã từng trải qua tháng ngày sung sướng và đói khổ. Dù trong hoàn cảnh nào, Ba Mẹ cũng luôn vì con, cho con tất cả. Và có thể nói, cả cuộc đời Ba Mẹ chỉ dành hết cho chúng con từ miếng cơm manh áo đến cái chữ học thành người. Chúng con rất tự hào là con của Ba Mẹ. Trong gia đình, Ba là người Cha mẫu mực, ngoài xã hội dù ở cương vị nào, Ba cũng làm trọn trách nhiệm của mình với cả tâm huyết. Đối với bạn bè, Ba sống hết mình với tình cảm thân thương.
Trong ngày vui hôm nay, chúng con cũng rất tự hào vì là con của Mẹ. Đối với chúng con, tuổi thơ của Mẹ thật cay đắng và khố cực. 17 tuổi! Mẹ chưa kịp yêu đã đi làm dâu rồi… 56 năm làm vợ hiền dâu thảo, chăm lo con cái đàng hoàng, nên người, Mẹ không quản nhọc nhằn và chịu thương chịu khó. Mẹ là tấm gương sáng cho chúng con học tập, Mẹ ạ! Cho đến giờ phút này, Ba Mẹ chưa có một ngày sung sướng, dù tuổi đã cao nhưng Ba Mẹ vẫn lo lắng và dõi theo các con… Cả cuộc đời Ba Mẹ chỉ dành cho con cháu, chưa bao giờ Ba Mẹ sống cho riêng mình, lúc nào cũng nhận thiệt thòi cho bản thân. Vì con vì cháu, Ba Mẹ bất chấp tất cả! Vì thế, đối với chúng con, Ba Mẹ là tuyệt vời nhất trên thế gian này.Của để dành của Ba Mẹ chẳng có gì, chỉ có 9 chị em chúng con. Đó là tài sản vô cùng quý giá của Ba Mẹ. Hôm nay, để tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với ba mẹ chúng con đã tổ chức buổi lễ này, một phần báo đáp công ơn to lớn của Ba Mẹ. Chúng con xin chúc Ba Mẹ sống lâu, sống khỏe để tiếp tục chứng kiến sự trưởng thành của chúng con và của những đàn cháu chắt sau này. Chúng con chúc Ba Mẹ bách niên giai lão, sống đời với chúng con.”
4. Bài phát biểu của con cái mừng thọ cha mẹ đầu xuân
Kính thưa cha mẹ!
Kính thưa qúy khách, cùng tất cả anh chị em, con cháu, dâu rể nội ngoại trong gia đình. Hôm nay, tất cả chúng con: Diệp, Ngọc, Lộc, Thanh, Nguyệt, Nga cùng dâu rể, cháu chắt tụ họp về đây dưới mái ấm gia đình, học tập người xưa, dâng lên lễ mừng thọ song thân với tất cả tấm lòng kính yêu và tri ân vô hạn.
Kính thưa cha mẹ!
Một trong những hạnh phúc của con người là cha mẹ còn tại thế. Chúng con hôm nay, đứa lớn sắp bảy mươi, đứa út sắp năm mươi mà song thân vẫn còn khỏe mạnh, an khang, tinh thần minh mẫn thì không hạnh phúc nào bằng. Sở dĩ chúng con có được niềm vui tụ họp hôm nay là nhờ phúc ấm Tổ tiên, nhờ ba mẹ sống hợp lẽ trời, yêu lao động, thương con cháu, cư xử chừng mực ôn hòa. Đó là bài học mà suốt đời tất cả chúng con luôn ghi lòng tạc dạ để trưởng thành. Thưa cha mẹ Cách đây hai mươi năm, nhân dịp ba mẹ lên tuổi thất tuần, chúng con cũng đã tổ chức một buổi lễ mừng. Hạnh phúc biết bao khi hai mươi năm sau, ngày hôm nay, chúng con lại được kính dâng ba mẹ ly rượu mừng thọ cửu tuần trong những ngày đầu xuân Giáp Thìn.
Trong hai mươi năm ấy, thế giới có nhiều sự đổi thay, gia đình chúng ta cũng đã có nhiều thay đổi cả vui lẫn buồn. Vui là vì công việc làm ăn của chúng con đã dần ổn định, không quá chật vật trong cuộc mưu sinh như trước. Vui là có những đứa cháu đã được sinh ra, có đứa cháu đã trưởng thành, được vào đại học, được có những việc làm như ý bằng anh, bằng em trong xã hội. Nhưng cũng buồn là vì có đứa cháu đã phải sớm ra đi khiến đầu bạc tiễn đầu xanh đau buồn khôn xiết. Thế nhưng có một điều không thay đổi trong hai mươi năm qua là tấm lòng hiếu kính và niềm tự hào của chúng con đối với cha mẹ. Chúng con rất tự hào về truyền thống nho phong thanh bạch của gia đình. Tự hào vì ông nội là một cụ đồ nho trọng nghĩa thánh hiền, tự hào vì cha đã tiếp thu nền nếp nho phong từ ông nội để rèn dạy chúng con biết đạo làm người. Nhờ phúc ấm đó mà nay cháu con được học tập nên người. Chúng con cũng rất tự hào vì cha mẹ là những người lao động chân chính, tảo tần một nắng hai sương để nuôi chúng con từ hạt lúa, củ khoai chân chất. Tất cả chúng con được hưởng những bữa cơm đầm ấm thấm đẫm ân tình ấy nên tất cả đều đã thành người chăm chỉ làm việc, lao động lương thiện để thành công. Nay cha mẹ đã tuổi chín mươi mà vẫn yêu lao động, tinh thần minh mẫn, sức khỏe bình an, với chúng con, không hạnh phúc nào bằng.
Thưa cha mẹ. Cùng tất cả con cháu trong gia đình. Lễ mừng thọ này, ngoài ý nghĩa thiêng liêng là tỏ tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà còn có ý nhắc nhở cháu con giữ gìn truyền thống gia đình, kính trên nhường dưới, đoàn kết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau khi may mắn cũng như hồi hoạn nạn để ông bà, cha mẹ chúng ta là cụ ông Nguyễn Giới và cụ bà Kiều Thị Định được vui lòng và hạnh phúc lúc tuổi già. Lẽ ra chúng con phải sớm hôm quây quần, chăm lo phụng dưỡng để cha mẹ được nhàn nhã, an hưởng tuổi già nhưng vì cuộc mưu sinh còn nhiều vất vả nên phải bôn ba xứ người, chưa tròn đạo hiếu, cúi xin cha mẹ rộng lòng tha thứ. Thay mặt tất cả con cháu trong gia đình, con xin dâng lên cha mẹ ly rượu mừng thọ cửu tuần với tấm lòng kính yêu vô hạn. Kính chúc cha mẹ được an khang để chúng con lại có thể tụ họp về đây mừng thọ bách niên. Với chúng con, đó là mơ ước lớn lao nhất trong cuộc đời này.
(Dâng rượu thọ. Con cháu vỗ tay và tặng quà cha mẹ, ông bà)
5. Bài khai mạc lễ mừng thọ các cụ đầu xuân
Kính thưa các cụ, các ông, các bà!
Thưa các vị đại biểu!
Hôm nay Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Hội người cao tuổi xã………..tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi trong xã đăng thọ tuổi 75, 80, 85, 90, 95, 100 . Tới dự buổi lễ, thay mặt Đảng ủy, HĐND, UBND xã xin được nhiệt liệt chúc mừng các cụ, các ông, các bà đăng thọ tuổi 75, 80, 85, 90, 95, 100 năm nay. Kính chúc các cụ, các ông, các bà đăng thọ có sức khỏe dồi dào, gia đình hạnh phúc, năm mới an khang, thịnh vượng.
Kính thưa các cụ, các ông, các bà
Kính thưa các vị đại biểu!
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: Người cao tuổi là của quý vô giá của dân tộc, của nhà nước. Thực hiện lời dạy của người, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng công tác chăm sóc người, tôn vinh, và phát huy giá trị vô giá của người cao tuổi để họ tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp đổi mới đất nước.
Ý thức được vai trò, tầm quan trọng của người cao tuổi đối với sự phát triển của địa phương, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền và Hội người cao tuổi đã thường xuyên quan tâm phát huy vai trò, trách nhiệm của người cao tuổi ở địa phương. Người cao tuổi trong toàn xã đã tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, hiến kế, hiến công, nêu gương trên lĩnh vực công tác, lao động sản xuất, giảm nghèo, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh.
Bằng uy tín của mình hàng trăm hội viên người cao tuổi đã tham gia các tổ hòa giải, tổ an ninh nhân dân, thanh tra nhân dân, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, trực tiếp hòa giải các bất hòa trong khu dân cư, phát hiện kẻ xấu, cảm hóa giáo dục người lầm lỗi…Công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi đã được cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị xã hội, các hội quần chúng quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt kết quả trên nhiều mặt.
Cuối cùng tôi xin một lần nữa chúc toàn thể các cụ ông, cụ bà luôn dồi dào sức khỏe, là tấm gương sáng cho con cháu . Chúc các cụ " Phúc như đông hải - Thọ tỷ nam sơn".
6. Diễn văn khai mạc lễ mừng thọ người cao tuổi
Kính thưa các cụ, các ông, các bà!
Thưa các quý vị đại biểu!
Hôm nay, Nhân dịp đầu Xuân ….. Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Hội người cao tuổi xã…..tổ chức lễ mừng thọ cho người cao tuổi trong xã bước sang tuổi thất tuần. Trong buổi lễ ngày hôm nay, thay mặt Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã …… xin được kính chúc các cụ, các ông, các bà đăng thọ, cùng toàn thể mọi người có sức khỏe dồi dào, gia đình hạnh phúc, năm mới an khang, thịnh vượng.
Kính thưa các cụ, các ông, các bà
Kính thưa các vị đại biểu!
Lễ mừng thọ được coi là một trong những nét đẹp truyền thống của văn hoá dân tộc Việt Nam, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, để đền đáp công lao sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là: “Người cao tuổi là của quý vô giá của dân tộc, của Nhà nước”, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng công tác chăm sóc người cao tuổi, tôn vinh, và phát huy những giá trị quý báu của những người cao tuổi. Công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi đã được cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị xã hội, các hội quần chúng ở xã ………. quan tâm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt kết quả trên nhiều mặt. Ý thức được vai trò, tầm quan trọng của người cao tuổi đối với sự phát triển của địa phương, Hội người cao tuổi luôn luôn đồng hành cùng cấp uỷ và chính quyền, thường xuyên quan tâm phát huy vai trò, trách nhiệm của người cao tuổi ở địa phương, tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, tích cực hiến kế, hiến công cho lãnh đạo địa phương, nêu gương trên lĩnh vực công tác, lao động sản xuất, xoá đói giảm nghèo, xây dựng xã hội học tập, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh.
Với những cống hiến, công lao đối với dân, với nước, với cháu con, với tất cả sự nhiệt tình, hiểu biết, kinh nghiệm và nhất là tấm lòng trong sáng, không một chút gợn lợi ích riêng tư, khiến nhiều người còn trẻ, còn khỏe phải thấy mình quá nhỏ bé. Chúng tôi tự hào khi thấy các cụ được mừng thọ ngày hôm nay, còn khoẻ mạnh, còn vui xuân khỏe mạnh cùng con cháu.
Xin kính chúc các cụ, các ông, các bà, vạn sự như ý, sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc và trường thọ.
Kính chúc các vị đại biểu và các đồng chí sức khỏe, thành công.
Xin trân trọng cảm ơn.
7. Lưu ý khi phát biểu lời chúc mừng thọ ông bà, cha mẹ
- Khi viết lời để phát biểu trong lễ mừng thọ ông bà, cha mẹ không nên rập khuôn theo mẫu. Cần lưu ý khi viết, không viết kiểu thọ 70 tuổi mà nên viết là ông bà, cha mẹ thọ tuổi 70, 80, 90...
- Chú ý cách gọi tên lễ mừng thọ ví dụ: 70 tuổi là lễ trung thọ, 80 tuổi là lễ thượng thọ, 90 tuổi là thượng thượng thọ và 100 tuổi là bách niên chi lão.
- Về tuổi mừng Thọ cũng có quy tắc "nam làm trên, nữ làm tròn", nghĩa là nam giới không tổ chức lễ mừng thọ vào đúng tuổi mà thường tổ chức sớm 1 năm, còn với phụ nữ thì sẽ tổ chức đúng với sinh nhật của mình.
- Ngày mừng Thọ không nhất thiết đúng ngày sinh nhật nhưng phải làm trước chứ không nên dời sau này sinh nhật. Nguyên nhân là bởi sau này có thể ông bà cha mẹ sẽ không được khỏe mạnh nữa hoặc có việc không thể tổ chức lễ mừng thọ.
- Ở vùng quê, cũng có nơi người ta không sử dụng thiệp mời dự lễ mừng thọ mà tiến hành mời miệng, gọi điện hoặc đến từng nhà. Như vậy sẽ thể hiện mối quan hệ thân thiết, lòng thành của người mời.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công