Kế hoạch công tác chủ nhiệm năm học 2024-2025

Tải về

Kế hoạch công tác chủ nhiệm năm học 2024-2025 là mẫu dùng để lên kế hoạch giảng dạy trong suốt một năm của giáo viên chủ nhiệm. Sau đây HoaTieu.vn xin gửi tới bạn đọc Top 10+ mẫu Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp theo tuần, tháng ở trường mầm non, Tiểu học, THCS, THPT mới nhất 2024 mà chúng tôi sưu tầm được. Mời các bạn tải miễn phí file word/pdf Mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm dành cho giáo viên năm 2024 tại đường link trong bài.

Mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm dành cho giáo viên
Mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm dành cho giáo viên

Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp theo tuần, tháng, năm học là mẫu được lập ra để thống kê lại đặc điểm tình hình của lớp mình đang tiếp quản có những khó khăn, thuận lợi gì và lên kế hoạch chương trình cho từng tháng. Qua bản kế hoạch này các thầy cô nắm được những điểm mạnh, điểm yếu, vấn đề nào cần bổ sung, củng cố công tác chủ nhiệm lớp.

1. Kế hoạch công tác chủ nhiệm năm học 2024-2025

Kế hoạch công tác chủ nhiệm
Kế hoạch công tác chủ nhiệm

Dưới đây là mẫu Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp 2024-2025 mới nhất HoaTieu sưu tầm được. Mẫu nêu đầy đủ từ đặc điểm tình hình, những thuận lợi, khó khăn của lớp và nội dung công tác chủ nhiệm lớp qua từng tháng cụ thể một cách vô cùng chi tiết. Mời các bạn tham khảo.

SỞ GD&ĐT .......

TRƯỜNG THPT .......

CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …./KH-THPT...

......., ngày …. tháng năm 20….

KẾ HOẠCH
Công tác chủ nhiệm năm học 20...-20...

Căn cứ Công văn số .../SGDĐT-GDTrH ngày 08/9/20... về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THPT năm học 20...-20... của Sở Giáo dục và Đào tạo .......;

Căn cứ Thông tư số 28/2009/TTBGDĐD ngày 21/10/2009 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên THPT; Thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025. Trường THPT số 1 huyện ....... xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm với những nội dung sau:

I. Đặc điểm tình hình

Năm học 2024-2025 trường THPT số 1 huyện ....... có 28 lớp, khối 10 có 10 lớp; khối 11 có 9 lớp và 12 mỗi khối 9 lớp. Toàn trường có 1154 học sinh.

1. Thuận lợi

- Đảm bảo cơ sở vật chất, môi trường giáo dục trong trường học. Đa số giáo viên năng động, nhiệt tình, yêu mến học sinh, có kinh nghiệm chủ nhiệm và giáo dục học sinh.

- CBQL trường tích cực hỗ trợ và tạo điều kiện trong các hoạt động.

- Các lực lượng giáo dục trong nhà trường phối kết hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Đa số Ban đại diện Cha mẹ học sinh các lớp phối hợp kịp thời với GVCN để giáo dục học sinh chưa tiến bộ, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của lớp khi cần thiết.

- Ban đại diện Cha, mẹ học sinh của trường phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục học sinh và vận động cha, mẹ học sinh thực hiện công tác quản lý, giáo dục học sinh.

2. Khó khăn

- Chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm chưa đều tay.

- Một số giáo viên chủ nhiệm có thời gian làm chủ nhiệm ít, một số giáo viên chủ nhiệm chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục học sinh.

- Địa bàn khá rộng nên việc đi thăm gia đình học sinh của GVCN còn hạn chế.

- Môi trường xung quanh trường học tiềm ẩn các nguy cơ thiếu lành mạnh: quán game, nhiều hộ kinh doanh Internet có chính sách khuyến khích học sinh,...

II. Mục đích, yêu cầu

- Thực hiện có hiệu quả chủ đề năm học “Vì học sinh thân yêu; xây dựng trường học hạnh phúc; đổi mới và hội nhập”

- Tổ chức thực hiện hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua gắn với việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho học sinh tạo sự chuyển biến tích cực và rõ nét về chất lượng giáo dục trung học.

- Tổ chức tốt các hoạt động đầu năm học mới, nhất là đối với các lớp 10, nhằm giúp học sinh làm quen với thầy cô giáo, bạn bè, điều kiện học tập và phương pháp dạy học trong nhà trường, tạo nên môi trường học tập thân thiện, tích cực và hiệu quả của học sinh.

- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công tác chủ nhiệm, giáo dục ngoài giờ lên lớp; xây dựng nếp sống văn hóa, củng cố kỷ cương, nền nếp. Thực hiện giáo dục kỷ luật tích cực có hiệu quả.

- Tổ chức các phong trào thi đua học tốt, hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, rèn luyện kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội của học sinh.

- Tổ chức và tham gia ngày càng tốt hơn các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian, thể dục thể thao, tin học, Ngoại ngữ. Tăng cường các hoạt động tham quan dã ngoại, giao lưu, tăng cường việc giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Tăng cường các biện pháp giáo dục học sinh chấp hành tốt pháp luật, không vi phạm các tệ nạn xã hội, bảo đảm ANTT, ATGT.

- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp và thực hiện tốt phong trào “mỗi thầy giáo, cô giáo giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn/hạn chế” qua đó để giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, học sinh bỏ học, học sinh thiếu cố gắng.

- GVCN tổ chức phát động thi đua trong lớp theo chủ điểm, theo đợt của nhà trường, về tất cả các hoạt động giáo dục. Sơ kết, tổng kết theo đợt, có hình thức khuyến khích, khen thưởng động viên kịp thời các thành viên trong lớp.

- GVCN tổ chức tốt các tiết sinh hoạt chủ nhiệm để quán triệt nội quy, quy định của nhà trường, về thực hiện pháp luật. Xây dựng lớp học thành tập thể gắn bó, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh theo đúng tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục (Thầy chủ đạo, trò chủ động). Định hướng nhằm giúp các em thể hiện tinh thần trách nhiệm, mạnh dạn phê và tự phê giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần phong phú, sinh động về nội dung và hình thức, làm cho học sinh chờ đợi và yêu thích giờ sinh hoạt cuối tuần.

- GVCN tích cực tham gia Hội thi “ Giáo viên chủ nhiệm giỏi” năm học 20...- 20....

III. Nội dung thực hiện

1. Những mục tiêu cần làm được

- Ổn định tổ chức lớp. Hoàn thiện hồ sơ chủ nhiệm, quản lý toàn diện các trường hợp học sinh còn khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức.

- Mỗi GVCN phải xây dựng kế hoạch chủ nhiệm năm học, từng tháng, từng tuần đầy đủ, cụ thể và có tính khả thi. Kế hoạch được Hiệu trưởng duyệt trước ngày 15/09/20....

- Tham dự và quản lý học sinh sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp cuối tuần để đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.

- Thường xuyên tìm ra các biện pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng học sinh để giúp đỡ học sinh..

- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, với Đoàn thanh niên, với Ban giám hiệu để theo dõi, đánh giá học sinh sát sao theo từng tuần và theo đợt thi đua.

- Đảm bảo thông tin 2 chiều thường xuyên giữa chủ nhiệm và Ban giám hiệu.

- Tham gia đầy đủ các hoạt động sinh hoạt chủ nhiệm đề rút kinh nghiệm, áp dụng có hiệu quả các biện pháp giáo dục.

- Kịp thời tư vấn tâm lý cho học sinh khi cần thiết.

- Tăng cường công tác phối hợp với cha mẹ học sinh, đảm bảo duy trì sĩ số lớp; Đối với những học sinh có hiện tượng bỏ học phải báo cáo Ban giám hiệu, Ban đại diện CMHS và các tổ chức Đoàn thể trong và ngoài nhà trường để giúp đỡ và vận động học sinh đến trường.

- Trong quá trình làm việc với phụ huynh, học sinh phải có biên bản xác nhận cụ thể, rõ ràng.

2. Biện pháp xử lý vi phạm

- Khi học sinh vi phạm nội quy trong lớp học tùy theo mức độ giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, chỉnh đốn và chủ động liên hệ với cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh.

- Nếu sau 3 tuần giáo viên chủ nhiệm đã tích cực giáo dục, học sinh vẫn chậm tiến bộ hoặc không chuyển biến tích cực thì phối hợp với Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên, Ban đại diện Cha mẹ học sinh để phối hợp giáo dục.

- Nếu học sinh đã được các lực lượng giáo dục phối hợp nhưng vẫn thiếu cố gắng, chậm sửa chữa khuyết điểm, còn vi phạm nội quy thì giáo viên chủ nhiệm kết hợp cán bộ lớp trình hồ sơ để nhà trường xử lý kỷ luật.

- Đối với học sinh vi phạm một trong các điểm như: Sử dụng điện thoại vào các hoạt động giáo dục khi chưa được sự đồng ý của giáo viên, vi phạm ATGT, mang hung khí, đốt pháo nổ, bạo lực học đường hoặc các tệ nạn xã hội trong và ngoài nhà trường thì Ban giám hiệu phối hợp với GVCN và cha mẹ học sinh ngay để giáo dục và tùy theo mức độ vi phạm để đề xuất hình thức kỷ luật phù hợp.

IV. Công tác tổ chức, hồ sơ chủ nhiệm, thi đua

1. Tổ chức

- Chia tổ, cử tổ trưởng, tổ phó. Sắp xếp cán bộ lớp.

- Lập danh sách, sơ đồ lớp để theo dõi hoạt động của học sinh.

- Hoàn thành sơ yếu lí lịch học sinh.

- Tổ chức cho học sinh lớp học nội quy, ý thức học tập, lao động, hoạt động tập thể, bảo vệ trang thiết bị phòng học, bảo vệ môi trường, thực hiện ATGT, quan hệ giao tiếp.

- GVCN xây dựng nội quy lớp, quy định về khen thưởng, kỷ luật.

- Tổ chức trang trí lớp học theo quy định của trường.

- Tổ chức cho học sinh kí cam kết với nhà trường về việc thực hiện phòng chống: bạo lực học đường, ma tuý, những tệ nạn xã hội, an toàn giao thông.

2. Hồ sơ sổ sách

- GVCN xây dựng Kế hoạch chủ nhiệm cá nhân năm học 2024-2025 theo đặc thù từng lớp;

- GVCN ghi đầy đủ thông tin vào Sổ chủ nhiệm lớp;

- Sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần: phải có nội dung, phương pháp, đối tượng thực hiện, có hồ sơ lưu.

3. Về công tác thi đua

* Đề nghị hội đồng thi đua hạ một bậc về công tác chủ nhiệm trong tháng nếu có một trong các trường hợp sau:

+ Lớp có học sinh vi phạm nhiều lần hoặc nhiều học sinh vi phạm nhưng GVCN không có biện pháp tích cực để giúp HS tiến bộ.

+ Lớp có học sinh vi phạm về luật giao thông đường bộ hoặc đánh nhau.

+ Nộp báo cáo trễ quá một tuần.

+ Không tìm hiểu đúng hoàn cảnh gia đình học sinh, đề xuất học sinh nhận chế độ hỗ trợ sai.

+ Không có biện pháp tích cực trong việc giáo dục học sinh yếu kém, học sinh cá biệt và để lớp về cuối 3 lần trong 1 đợt tổng kết thi đua( một năm học có 4 đợt thi đua).

* Đề nghị Hội đồng thi đua nhà trường khen xuất sắc nếu đạt các thành tích sau:

+ Thường xuyên duy trì tốt nề nếp của lớp.

+ Cải tiến được thứ bậc lớp theo chiều hướng đi lên.

+ Phối hợp tốt với phụ huynh học sinh vận động được học sinh bỏ học trở lại lớp.

V. Kế hoạch cụ thể từng tháng

1. Tháng 9/20....

- Tổ chức cho học sinh ký cam kết về thực hiện ATGT, ANTT, phòng chống tội phạm, ma túy trong và ngoài trường học và có ý kiến của cha, mẹ học sinh.

- Phát động phong trào “Xây dựng trường học hạnh phúc”

- Ổn định nề nếp học tập.

- Tổ chức lễ khai giảng năm học mới.

- Ổn định tổ chức lớp.

- Hưởng ứng phong trào giúp bạn cùng tiến bộ, làm việc tốt, nuôi lợn đất.

- Thực hiện kế hoạch lao động.

- Các hội tặng học bổng cho học sinh khó khăn.

- Tổ chức hoạt động kỹ năng sống cho h/s ,“Kĩ năng sống theo chủ đề đã XD”

2. Tháng 10/20...

- Giáo dục mục đích, động cơ, thái độ học tập đúng đắn đối với học sinh.

- Tiếp tục phát động thi đua Dạy tốt - Học tốt.

- Xây dựng lớp tự quản, tham gia phong trào Đoàn trường phát động.

- Phát động thi đua học tốt, giành nhiều điểm tốt. GVCN thực hiện kế hoạch giúp đỡ/giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn/ hạn chế.

- Xây dựng “đôi bạn cùng tiến”- GVCN cùng Ban cán sự lớp đề xuất hoặc cho học sinh đăng ký. Đối với học sinh chưa khá, giỏi phải được phân công giúp đỡ.

- Tổ chức thi KHKT cấp trường.

- Xếp hạnh kiểm học sinh trong nửa đầu học kỳ I và nhập vào hệ thống

- Các lớp tổ chức hoạt động “Kĩ năng sống theo chủ đề đã xây dựng”.

- Thi sân khấu hóa học đường.

- Tổ chức hội chợ từ thiện.

3. Tháng 11/20...

- Phát động thi đua đạt nhiều giờ học tốt, ngày học tốt.

- Tiếp tục quán triệt cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng tự học và sáng tạo”. Phong trào xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

- Tăng cường công tác giáo dục học sinh ý thức tôn sư trọng đạo.

- Phổ biến bài hát truyền thống trong các lớp.

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật; Phát động phong trào chống tội phạm, chống ma túy trong học đường vào giờ sinh hoạt

- Tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao.

- Phát động thi đua từ ngày chào mừng ngày 20/11

- Tổ chức chung kết cuộc thi nhóm nhảy đẹp

- Thi Sân khấu hóa học đường.

- Tổ chức đi trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 12

4. Tháng 12/20...

- Tăng cường giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng cho học sinh.

- Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

- Giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc ta. Rèn luyện sức khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Tiếp tục tuyên truyền ATGT, giáo dục tính trung thực trong học tập.

- Quát triệt nội quy kiểm tra học kỳ I, cho học sinh cam kết.

- Tổ chức các hoạt động chào mừng ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12).

- Rà soát học sinh tiến bộ chậm hoặc mới phát hiện vi phạm khá nghiêm trọng, phối hợp giáo dục.

- Tổ chức HĐNGLL theo chủ đề tháng 12.

- Các lớp tổ chức hoạt động “Kĩ năng sống theo chủ đề đã xây dựng”

- Tổ chức hội khỏe phù đổng cấp trường.

5. Tháng 01/20...

- Tổ chức các hoạt động thi đua kỉ niệm 9/01; Kỷ niệm ngày sinh viên - học sinh Việt Nam. Tổ chức HĐNGLL theo chủ đề tháng 01/20...

- Giáo dục nếp sống văn minh trong sinh hoạt giao tiếp.

- Tiếp tục phát động trong học sinh chấp hành tốt ATGT.

- Tổ chức một số hoạt động dã ngoại

- Phát động học sinh tích cực tham gia các hoạt động Đoàn trường tổ chức.

- Sơ kết hoạt động “đôi bạn cùng tiến” trong từng lớp, giáo viên chủ nhiệm nộp biên bản sơ kết cho hiệu trưởng

- Sơ kết học kỳ I.

- Các hội tặng quà tết cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

- Họp phụ huynh cuối kỳ I.

6. Tháng 02/20...

- Xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh, giản dị, vui khỏe, tiết kiệm.

- Giáo dục đạo đức học sinh: Củng cố tăng cường nề nếp, ATGT, thực hiện pháp luật, vui Xuân lành mạnh. Cam kết việc thực hiện pháp luật trong thời gian trước, trong và sau Tết nguyên đán

- Phát động thi đua theo kế hoạch của Đoàn trường.

- Họp phụ huynh lớp 12 thống nhất kế hoạch ôn tập cho thi THPT QG

- Các lớp tổ chức hoạt động “Kĩ năng sống theo chủ đề đã xây dựng”.

- Tổ chức đi trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 11, 10.

- Sinh hoạt câu lạc bộ STEM, Ghi ta, Bóng rổ.

7. Tháng 3/20...

- Giáo dục học sinh tư tưởng Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh, ý thức lập thân, lập nghiệp, tôn trọng và bình đẳng nam nữ. Xây dựng thái độ sáng đạo, tự lực trong học tập, sinh hoạt, lao động, chăm chỉ khéo léo, đảm đang.

- Phát động thi đua lập thành tích kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM.

- Sơ kết giữa kỳ II

- Xây dựng tinh thần phê và tự phê trong Đoàn viên thanh niên.

- GVCN rà soát tình hình rèn luyện của học sinh, lập danh sách học sinh chậm tiến bộ.

- Tổ chức HĐNGLL theo chủ đề tháng 3.

8. Tháng 4/20...

- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.

- Giáo dục ý thức vượt khó, nghiêm túc trong học tập, kiểm tra, thi cử.

- GVCN nắm tình hình học tập, rèn luyện của học sinh, xếp loại, tổng kết cuối năm.

- Phối hợp các lực lượng để giáo dục học sinh

- Tổ chức HĐNGLL theo chủ đề tháng 4.

- Sinh hoạt câu lạc bộ Stem, Ghi ta, Bóng rổ.

9. Tháng 5/20...

- Tổ chức HĐNGLL theo chủ đề tháng 5.

- Xếp loại hạnh kiểm cuối năm học

- Hoàn tất hồ sơ chủ nhiệm cuối năm.

- Làm thủ tục khen thưởng, rèn luyện hè, lên lớp, ở lại lớp.

- Phát phiếu điểm về gia đình.

- Lập danh sách học sinh và chuyển giao danh sách cùng phiếu sinh hoạt hè về địa phương.

- Họp phụ huynh học sinh cuối năm học.

- Tổ chức “ Lễ tri ân và trưởng thành” cho học sinh lớp 12.

Trên đây là Kế hoạch công tác Chủ nhiệm năm học 20...-20..., tùy vào tình hình thực tế Kế hoạch có thể thay đổi để phù hợp.

Nơi nhận:

- ĐTN, GVCN; TCM (th/h);

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

2. Mẫu kế hoạch chủ nhiệm lớp theo tuần

SỞ GD&ĐT...........

Trường................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

........, ngày..... tháng..... năm.......

KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM
Năm học 2024-2025

Căn cứ Công văn số ............... về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2024-2025 của Sở Giáo dục và Đào tạo...........;

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025, trường THPT ....... xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm với những nội dung như sau:

I. Đặc điểm tình hình

Năm học 2024-2025 trường THPT .......... có ..... lớp, trong đó: khối 10 có .... lớp (..... học sinh); khối 11 có ..... lớp (..... học sinh) và khối 12 có .... lớp (..... học sinh). Tổng số học sinh toàn trường là .......

1. Thuận lợi

- Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối tốt, đảm bảo cho các hoạt động giáo dục.

- Đa số giáo viên tích cực, nhiệt tình, có kinh nghiệm chủ nhiệm và giáo dục học sinh.

- Lãnh đạo trường thường xuyên quan tâm và tạo điều kiện trong các hoạt động giáo dục.

- Các lực lượng giáo dục trong nhà trường phối hợp, kết hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Ban đại diện Cha mẹ học sinh của lớp, của trường phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lí, giáo dục học sinh.

2. Khó khăn

- Chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm chưa đồng đều.

- Một số ít giáo viên chủ nhiệm chưa dành nhiều thời gian cho công tác chủ nhiệm; chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí, giáo dục học sinh.

- Địa bàn cư trú của học sinh tương đối rộng nên việc đi thăm gia đình học sinh của GVCN còn hạn chế.

- Môi trường xã hội xung quanh trường còn tiềm ẩn các nguy cơ thiếu lành mạnh, có khả năng tác động đến đạo đức, lối sống của học sinh.

II. Mục đích, yêu cầu

- Tổ chức thực hiện hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua gắn với việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho học sinh tạo sự chuyển biến tích cực và rõ nét về chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Tổ chức tốt các hoạt động đầu năm học mới, nhất là đối với các lớp 10, nhằm giúp học sinh làm quen với thầy cô giáo, bạn bè, điều kiện học tập và phương pháp dạy học trong nhà trường, tạo nên môi trường học tập thân thiện, tích cực và hiệu quả của học sinh.

- Tăng cường đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công tác chủ nhiệm, giáo dục ngoài giờ lên lớp; xây dựng nếp sống văn hóa, củng cố kỉ cương, nền nếp. Thực hiện giáo dục kỉ luật tích cực có hiệu quả.

- Tăng cường tổ chức các phong trào thi đua học tốt, hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, rèn luyện kĩ năng sống và kĩ năng hoạt động xã hội của học sinh.

- Tổ chức và tham gia ngày càng tốt hơn các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao,... Tăng cường các hoạt động tham quan dã ngoại, giao lưu, tăng cường việc giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Tăng cường các biện pháp giáo dục học sinh chấp hành tốt pháp luật, không vi phạm các tệ nạn xã hội, bảo đảm ANTT, ATGT,...

- GVCN tổ chức phát động thi đua trong lớp theo chủ điểm, theo đợt của nhà trường, về tất cả các hoạt động giáo dục. Sơ kết, tổng kết theo đợt, có hình thức khuyến khích, khen thưởng động viên kịp thời các thành viên trong lớp.

- GVCN tổ chức tốt các tiết sinh hoạt chủ nhiệm để quán triệt nội quy, quy định của nhà trường, về thực hiện pháp luật. Xây dựng lớp học thành tập thể gắn bó, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh theo đúng tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục. Định hướng nhằm giúp các em thể hiện tinh thần trách nhiệm, mạnh dạn phê và tự phê giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần phong phú, sinh động về nội dung và hình thức, làm cho học sinh chờ đợi và yêu thích giờ sinh hoạt cuối tuần.

- GVCN tích cực tham gia Hội thi “ Giáo viên chủ nhiệm giỏi” cấp tỉnh học 2024-2025.

III. Nội dung thực hiện

1. Những mục tiêu cần đạt được

- Ổn định tổ chức lớp; hoàn thiện hồ sơ chủ nhiệm, quản lí toàn diện học sinh của lớp.

- Mỗi GVCN phải xây dựng kế hoạch chủ nhiệm năm học, từng tháng, từng tuần đầy đủ, cụ thể và có tính khả thi.

- Tham dự và quản lí học sinh sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp cuối tuần để đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.

- Thường xuyên tìm ra các biện pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng học sinh để giúp đỡ học sinh.

- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, với Đoàn thanh niên, với lãnh đạo trường để theo dõi, đánh giá học sinh sát sao theo từng tuần và theo đợt thi đua.

- Đảm bảo thông tin 2 chiều thường xuyên giữa chủ nhiệm và lãnh đạo trường.

- Tham gia đầy đủ các hoạt động sinh hoạt chủ nhiệm để rút kinh nghiệm, áp dụng có hiệu quả các biện pháp giáo dục.

- Kịp thời tư vấn tâm lí cho học sinh khi cần thiết.

- Tăng cường công tác phối hợp với cha mẹ học sinh, đảm bảo duy trì sĩ số lớp. Đối với những học sinh có hiện tượng bỏ học phải báo cáo với lãnh đạo trường, Ban Đại diện CMHS và các tổ chức Đoàn thể trong và ngoài nhà trường để giúp đỡ và vận động học sinh đến trường.

- Trong quá trình làm việc với phụ huynh, học sinh phải có biên bản xác nhận cụ thể, rõ ràng.

2. Biện pháp xử lí học sinh vi phạm

- Khi học sinh vi phạm nội quy trong lớp học tùy theo mức độ giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, chủ động liên hệ với cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh.

- Nếu sau 3 tuần giáo viên chủ nhiệm đã tích cực giáo dục, học sinh vẫn chậm tiến bộ hoặc chuyển biến chưa tích cực thì phối hợp với lãnh đạo trường, Đoàn Thanh niên, Ban đại diện Cha mẹ học sinh để phối hợp giáo dục.

- Nếu học sinh đã được các lực lượng giáo dục phối hợp nhưng vẫn thiếu cố gắng, chậm sửa chữa khuyết điểm, còn vi phạm nội quy thì giáo viên chủ nhiệm xử lí theo quy trình và trình hồ sơ để nhà trường xem xét xử lí, kỉ luật.

- Đối với học sinh vi phạm nghiêm trọng như: đánh nhau (trong và ngoài nhà trường); mang hoặc sử dụng hung khí, bạo lực học đường, liên quan đến các tệ nạn xã hội (trong và ngoài nhà trường),... thì lãnh đạo trường phối hợp với GVCN và cha mẹ học sinh giáo dục kịp thời và tùy theo mức độ vi phạm đề xuất hình thức kỉ luật phù hợp.

IV. Công tác tổ chức, hồ sơ chủ nhiệm, thi đua

1. Tổ chức

- Chia tổ, cử tổ trưởng, tổ phó; sắp xếp ban cán sự lớp.

- Lập danh sách, sơ đồ lớp để theo dõi hoạt động của học sinh.

- Hoàn thành sơ yếu lí lịch học sinh.

- Tổ chức cho học sinh lớp học nội quy, ý thức học tập, lao động, hoạt động tập thể, bảo vệ trang thiết bị phòng học, bảo vệ môi trường, thực hiện ATGT, quan hệ giao tiếp.

- GVCN xây dựng nội quy lớp, quy định về khen thưởng, kỉ luật.

- Tổ chức trang trí lớp học theo quy định của trường.

- Tổ chức cho học sinh kí cam kết với nhà trường về việc thực hiện phòng chống: bạo lực học đường, ma tuý, những tệ nạn xã hội, an toàn giao thông.

2. Hồ sơ sổ sách

- GVCN xây dựng Kế hoạch chủ nhiệm cá nhân năm học 2024-2025 (theo mẫu), đề ra các chỉ tiêu, biện pháp phù hợp đặc thù từng lớp;

- GVCN nhập đầy đủ thông tin vào Sổ chủ nhiệm lớp (trên hệ thống SMAS);

- Sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần: phải có nội dung, phương pháp, đối tượng thực hiện (có hồ sơ lưu).

3. Về công tác thi đua

Cuối năm, căn cứ xếp hạng của lớp chủ nhiệm, GVCN sẽ được tính điểm cộng vào điểm thi đua theo tiêu chuẩn thi đua năm học 2024-2025.

* Lưu ý trong công tác chủ nhiệm:

- Trong trường hợp lớp của GVCN có học sinh vi phạm phải đưa ra Hội đồng kỉ luật của trường xem xét xử lí thì cuối học kì (nếu rơi vào học kì I) hoặc cuối năm (nếu rơi vào học kì II), GVCN sẽ bì trừ 10 điểm ở nội dung công tác chủ nhiệm.

- Hội đồng Thi đua, khen thưởng của trường đề nghị tặng giấy khen về công tác chủ nhiệm nếu lớp của GVCN đạt các thành tích sau:

+ Thường xuyên duy trì tốt nề nếp của lớp, lớp đạt thứ hạng từ 1 đến 6 cuối năm học.

+ Phối hợp tốt với lãnh đạo, Ban Đại diện CMHS, phụ huynh học sinh vận động được học sinh bỏ học trở lại lớp.

V. Dự kiến kế hoạch từng tháng

Tháng 9/20...

- Tổ chức cơ cấu tổ, bầu ban cán sự lớp, thành lập đội cờ đỏ.

- Giáo dục ý thức về thực hiện ATGT.

- Tổ chức học học tập nội quy nhà trường.

- Lao động vệ sinh môi trường theo kế hoạch của nhà trường. Trồng và chăm sóc bồn hoa.

- Họp cha, mẹ học sinh đầu năm.

- Bàn giao cơ sở vật chất lớp học các lớp.

- Khảo sát tình hình và nắm bắt các thông tin, hoàn cảnh của học sinh. Lập danh sách học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, HS có hoàn cảnh khó khăn.

- Căn cứ kết quả học tập của học sinh năm học trước và hoàn cảnh của học sinh, GVCN lập kế hoạch giúp đỡ học sinh còn gặp khó khăn, hạn chế.

- Phát động hưởng ứng an toàn giao thông. Tổ chức cho học sinh kí cam kết về thực hiện ATGT.

- Tổ chức hoạt động GDHN, NGLL tháng 9.

- GVCN điểm danh HS vắng tháng 9.

- GVCN hoàn thành các kế hoạch và nội dung của sổ chủ nhiệm trên hệ thống SMAS.

Tháng 10/20...

- Tuyên truyền về phòng chống tội phạm, ma túy.

- Thực hiện kế hoạch lao động.

- Tổ chức hoạt động kĩ năng sống cho HS.

- Tuyên truyền về ý nghĩa ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

- Phát động phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (theo kế hoạch của Đoàn trường).

- Tổ chức hoạt động GDHN, NGLL tháng 10.

- GVCN điểm danh HS vắng tháng 10.

Tháng 11/20...

- Tăng cường công tác giáo dục học sinh ý thức “Tôn sư trọng đạo”.

- Tiếp tục phát động thi đua Dạy tốt - Học tốt chào mững ngày Nhà giáo Việt Nam.

- Phát động thi đua giành nhiều điểm tốt, tiết tốt.

- GVCN thực hiện kế hoạch giúp đỡ, giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hạn chế.

- Xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh trong giữa kì.

- Tổ chức hoạt động GDHN, NGLL tháng 11.

- GVCN điểm danh HS vắng tháng 11.

Tháng 12/20...

- Tuyên truyền ý nghĩa ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.

- GVCN phối hợp với Đoàn trường phổ biến bài hát truyền thống cách mạng cho HS.

- Giáo dục HS nâng cao ý thức trong học tập chuẩn bị kiểm tra cuối kì.

- Tổ chức hoạt động GDHN, NGLL tháng 12.

- GVCN điểm danh HS vắng tháng 12.

Tháng 01/20...

- Tuyên truyền ý nghĩa ngày truyền thống “Học sinh – Sinh viên”.

- Tổ chức kiểm tra cuối kì.

- Đánh giá, xếp loại HS cuối kì.

- Họp PHHS học kì I.

- Tổ chức hoạt động GDHN, NGLL tháng 01.

- GVCN điểm danh HS vắng tháng 01/20....

- Ổn định lại tình hình giảng dạy; nắm lại sĩ số học sinh sau khi nghỉ Tết Nguyên đán

Tháng 02/20...

- Tuyên truyền ý nghĩa ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS.

.- Tổ chức hoạt động GDHN, NGLL tháng 02.

- GVCN điểm danh học sinh vắng tháng 02/20....

Tháng 3/20...

- Tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ (08/3) cho HS.

- Giáo dục học sinh tư tưởng Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh, ý thức lập thân, lập nghiệp, tôn trọng và bình đẳng nam nữ. Xây dựng thái độ sáng đạo, tự lực trong học tập, sinh hoạt, lao động, chăm chỉ khéo léo, đảm đang.

- Phát động thi đua lập thành tích kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

- Kiểm tra giữa kỳ II.

- Tổ chức hoạt động GDHN, NGLL tháng 3.

- GVCN điểm danh HS vắng tháng 3.

Tháng 4/20...

- Tuyên truyền ý nghĩa ngày giải phóng thống nhất đất nước 30/4; giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.

- Tổ chức hoạt động GDHN, NGLL tháng 4.

- Họp PHHS khối 12 (dự kiến ngày ..........).

- GVCN điểm danh học sinh vắng tháng 4/20....

Tháng 5/20...

- Tuyên truyền ý nghĩa ngày Quốc tế lao động 01/5.

- Tổ chức hoạt động GDHN, NGLL tháng 5.

- Đánh giá, xếp loại học lực, hạnh kiểm HS cuối năm học.

- Hoàn tất hồ sơ chủ nhiệm cuối năm.

- Họp phụ huynh học sinh cuối năm học.

- Tổ chức “Lễ tri ân và trưởng thành” cho học sinh lớp 12.

Trên đây là Kế hoạch công tác Chủ nhiệm năm học 2024-2025, tùy vào tình hình thực tế lãnh đạo trường có thể điều chỉnh Kế hoạch sao cho phù hợp.

Nơi nhận:
- Lãnh đạo trường;
- ĐTN, CĐ; các TTCM (để phối hợp);
- GVCN lớp;
- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

........................

3. Mẫu kế hoạch chủ nhiệm lớp theo tháng

Mẫu kế hoạch chủ nhiệm lớp theo tháng số 1

Dưới đây là mẫu xây dựng bảng kế hoạch công tác chủ nhiệm trong một tháng thực tế của một giáo viên do Hoatieu sưu tầm được, các bạn có thể thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của trường và của tháng đấy nhé.

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM THÁNG .... - 20...

TT

NỘI DUNG CÔNG TÁC

THỜI GIAN

1

Quan tâm giáo dục tư tưởng chính trị giúp HS an tâm học tập trực tuyến; thực hiện tốt nội quy của nhà trường, nề nếp trên lớp, rèn luyện tác phong. Báo cáo thống kê đầu tháng

T....

2

Nhắc nhở HS chuẩn bị tốt cho các tiết dạy dự giờ, thao giảng trực tuyến (trực tiếp) của thầy cô bộ môn

T....

3

Tham gia Hội thao do nhà trường tổ chức

T....

4

Tổ chức lao động vệ sinh lớp học, khuôn viên trường chuẩn bị cho ........

T....

5

Tiếp tục tham gia các hoạt động thi đua chào mừng ngày ......:

- Thi đua học tập

- Thi đấu thể thao (khí có điều kiện)

T....

6

Phát huy vai trò cán bộ lớp trong quản lý lớp. Nắm bắt kịp thời tình hình lớp

T....

7

GVCN hỗ trợ thu BHYT, BHTN đăng nộp hàng tuần. Nhắc nhở HS nộp đủ các khoản theo qui định (phản ánh rõ qua Sổ chủ nhiệm)

T....

8

Có biện pháp khắc phục những trường hợp HS nghỉ K, đi trễ; giáo dục kịp thời các HS vi phạm nội quy khi học trực tuyến (trực tiếp).

T....

9

Nhắc nhở HS duy trì công tác tuyên truyền và thực hiện phòng chống dịch bệnh.

T....

10

Thực hiện tốt an toàn giao thông. Nhắc nhở HS thực hiện tốt quy định về đồng phục, không tham gia đánh nhau và không uống rượu, dùng chất kích thích khi đến lớp; tắt các thiết bị điện (đèn, quạt) khi ra về (Khi vào học trực tiếp)

T....

11

CN hoàn thành các nội dung có từ Sổ chủ nhiệm điện tử; hoàn tất việc điểm danh hàng tháng (Sổ Ghi tên – ghi điểm điện tử) theo hướng dẫn thống nhất

T....

Kế hoạch công tác chủ nhiệp lớp theo tháng số 2

Tháng 8: Chuẩn bị cho năm học mới

  • Giáo viên thông báo và phổ biến kế hoạch chào đón năm học mới cho các em.
  • Xây dựng và ổn định tổ chức lớp học về phân công ban cán sự.
  • Tổ chức và tham dự lễ khai giảng năm học.
  • Tuyên truyền và ca ngợi vẻ vang truyền thống cao đẹp của nhà trường.

Tháng 9: Xây dựng phong trào thi đua học tập tốt

  • Thầy cô thông báo và tổ chức buổi họp phụ huynh các em đầu năm học.
  • Thống nhất và công bố quyết định với kế hoạch tiêu chí thi đua trước lớp.
  • Luôn kiểm tra, đánh giá, nhận xét thái độ ý thức học tập của học sinh.
  • Tuyền truyền thông điệp “An toàn giao thông”.

Tháng 10: Ý thức chăm chỉ, siêng năng, học tập tốt

  • Giáo viên động viên các em cố gắng xây dựng lớp học đoàn kết, thi đua học tập tốt.
  • Phổ biến chủ trương “Chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam”

Tháng 11 - 12: Nhớ công ơn thầy cô giáo

  • Tổ chức văn nghệ ca hát và nhảy múa ca ngợi “Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11”.
  • Giáo dục học sinh về tôn sư trọng đạo, cố gắng học tập không phụ lòng thầy cô.
  • Giáo viên chuẩn bị và đôn đốc ôn tập cho các em trong thời gian trước kì thi HK1.

Tháng 1 - 2: Mừng đảng, mừng xuân

  • Thầy cô đánh giá, nhận xét ý thức học tập của học sinh trong HK1 vừa qua.
  • Tuyền truyền “An toàn giao thông” và giữ gìn sức khỏe trong những ngày Tết.

Tháng 3 - 4: Quý trọng gia đình, có ích trong xã hội và đất nước

  • Phổ biến “Ngày quốc tế phụ nữ 8 – 3” cho các em nhớ công ơn của người mẹ và cô giáo.
  • Tham gia tập thể các hoạt động trường lớp về truyền thống yêu nước và mãi kính yêu Bác Hồ.

Tháng 5 - 6: Kết quả học tập và rèn luyện cuối năm học

  • Giáo viên củng cố lại những kiến thức cho học sinh trong những ngày tháng học tập vừa qua.
  • Nhắc nhở và động viên các em hoàn thành tốt bài thi HK2.
  • Phổ biến hoạt động “Sinh hoạt hè” và “Vui hè an toàn” cho học sinh
Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp

4. Kế hoạch công tác chủ nhiệm mầm non

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Trong thời gian làm công tác chủ nhiệm em đã nắm được tình hình của Nhóm 1B như sau:

I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP:

- Tổng số học sinh: 32 cháu trong đó có:

+ Nam: 17 cháu.

+ Nữ: 15 cháu.

- Tình hình sức khỏe:

* Cân nặng:

+ Thừa cân béo phì: 5/1.

+ Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi : 2/1 nữ.

* Thành phần phụ huynh:

+ Công nhân: 1.

+ Kỹ sư điện: 2.

+ Thợ điện: 1.

+ Giáo viên: 1.

+ Kế toán: 2.

+ Kỹ sư xây dựng: 1.

+ Bộ đội: 4.

+ Buôn bán: 6.

+ Nhân viên: 6.

+ Lái xe: 1.

+ Công nhân viên: 2.

+ Công an: 1.

*Ưu điểm:

- Về học tập: Đa số các cháu học tập tốt, có khả năng tư duy sáng tạo tốt, tiếp thu nhanh.

- Về vui chơi: Năng động, nhanh nhẹn trong các hoạt động vui chơi, chơi trật tự, không tranh giành, chơi hòa đồng với bạn.

- Các hoạt động khác:

+ Về vệ sinh: Đa số trẻ điều có thể tự làm vệ sinh như: Lau mặt, rửa tay trước và sau khi ăn , khi đi vệ sinh….

+ Về ăn uống: Cháu ăn khỏe, ăn hết xuất, ăn không làm rơi vải ra bàn.

+ Về ngủ: Đa số các trẻ nằm xuống là ngủ, trẻ ngủ ngoan đủ giấc đúng giờ quy định.

+ Về chăm sóc giáo dục sức khỏe: Hầu hết các cháu đều khỏe mạnh, có sức khỏe tốt, thông minh và nhanh nhẹn.

+ Các mặt khách quan:

Lớp học rộng thoáng, trang trí đẹp, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu học tập sinh hoạt của các cháu.

*Nhược điểm – Biện pháp khắc phục

- Về học tập: Một số trẻ còn nhút nhát, thụ động không giám giơ tay trả lời câu hỏi của cô, một số trẻ còn nghịch phá chưa chú ý trong giờ học. Đối với những trẻ này cô thường xuyên chú ý nhắc nhở cháu, hướng trẻ vào hoạt động.

- Về vui chơi: Một vài cháu chơi còn chưa trật tự lắm. Còn nhút nhát trong các hoạt động vui chơi.

- Các hoạt động khác:

+ Vệ Sinh:

+ Về ăn uống: một vài cháu còn ít ăn, ăn hơi chặm.

+ Về ngủ: Có một số cháu trong khi bạn ngủ mà nằm chơi không ngủ, nói chuyện làm ảnh hưởng đến bạn kế bên. Đối với những trẻ này cô thường xuyên chú ý nhắc nhở và tách trẻ nằm riêng.

Tóm lại: Cô có kế hoạch tổ chức cho trẻ rèn luyện, tự thực hiện những công việc tự phục vụ hằng ngày ở lớp.

II/ CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN

  • Tháng 9 – 10:
  • Tháng 11 – 12:
  • Tháng 1 – 2 – 3:
  • Tháng 4 – 5:

III/ LỊCH SINH HOẠT

THỜI GIAN

HOẠT ĐỘNG

6g30-7g00

Đón trẻ

7g00-7g15

Thể dục sáng

7h15-8h00

Ăn sáng

8h00-8h30

Hoạt động ngoài trời

8h30-9h00

Vệ sinh – Ăn nhẹ

9h00-9h15

Chơi tập có chủ định

9h20-9h45

Thứ 2,4,6: Chơi ngắn

Hoạt đông vui chơi

9h50-10h00

Vệ sinh trước khi ăn

10h00-11h00

Ăn trưa – Vệ sinh

11h00-14h00

Ngủ trưa

14h00-14h40

Ăn xế - Vệ sinh tắm gội

14h40-15h00

Hoạt động chiều

15h00-16h00

Ăn chiều - Vệ sinh

16h00-17h00

Trò chuyện – Trả trẻ

IV/ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP:

  • Sáng có mặt tại trường lúc 6h15 vệ sinh chuẩn bị thông thoáng phòng để đón cháu.
  • Thực hiện các kế hoạch trong ngày:
  • Cô luôn gương mẫu trước trẻ về mọi mặt, giáo dục kịp thời các điều lễ giáo theo quy định cho trẻ.
  • Rèn cháu nề nếp ăn ngủ, học tập, vui chơi, vệ sinh.
  • Bao quát chăm sóc trẻ ăn, trẻ ngủ tốt.
  • Quan tâm đến trình trạng sức khỏe của trẻ.
  • Theo dõi biểu đồ tăng trưởng.
  • Trong khi vui chơi giáo viên luôn bao quát lớp mọi lúc mọi nơi kịp thời xử lý tình huống xảy ra.
  • Học tập:

+ Thực tập giảng dạy trên lớp.

+ Chuẩn bị đồ dùng, giáo án đầy đủ, hấp dẫn gây hứng thú cho trẻ.

+ Biết học hỏi rút kinh nghiệm công tác của giáo viên đứng lớp để lên cho mình một kế hoạch chủ nhiệm và giảng dạy.

+ Cần nắm vững thời gian và tiến trình giảng dạy của lớp về tất cả các mặt, hoàn thành tuân thủ các quy định của ban ngành, nhà trường đề ra. Để đạt kết quả cao.

V/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

STT

TUẦN

NỘI DUNG

BIỆN PHÁP

GHI CHÚ

1

19/2/20...- 28/2/20...

-Tìm hiểu biện pháp chăm sóc giáo dục giáo viên đối với trẻ.

-Tìm hiểu tình học tập, tham gia các hoạt động của cháu, tìm hiểu năng lực, năng khiếu của cháu.

Quan sát trao dổi với giáo viên chủ nhiệm lớp về cháu.

-Quan sát quá trình tiến hành của cô đứng lớp. Chú ý khả năng tiếp thu và phát huy của trẻ

-Dự kiến cho các cô đứng lớp dạy

2

25/03/20...

Em được phân công chủ nhiệm hôm thứ ba (25/03/20...) em đi sớm còn những ngày còn lại em cũng vào lớp để thực hiện công tác .

-Tìm hiểu gia đình trẻ , cách giáo dục dạy dỗ của phụ huynh.

-Tìm hiểu tâm lý cháu cách giáo dục dạy dỗ của phụ huynh về tính cách từng trẻ, hoàn cảnh xã hội mà trẻ đang sống.

-Em đến lớp sớm phụ cô đón trẻ, dọn dẹp lớp, phụ cô cho trẻ ăn và phụ cô quản trẻ.

-Tiếp xúc với trẻ trao đổi với cô chủ nhiệm, trao đổi với phụ huynh

1. Nội dung:

STT

NỘI DUNG

BIỆN PHÁP

THỜI GIAN

NGƯỜI PHỤ TRÁCH

1

-Vệ sinh

-Cô đến lớp sớm chuẩn bị, quét dọn lớp sạch sẽ.

6h00-6h30

GVTT:.............

2

-Đón trẻ

-Cô quần áo gọn gàng, vui vẻ,niềm nở với trẻ và phụ huynh.

6h30-7h00

3

-Thể dục sáng

-Cô hướng dẫn cho trẻ tập thể dục sang.

7h00-7h15

4

-Ăn sáng

-Khi ăn cô nhắc nhở trẻ ăn hết xuất, Khi ăn không nói chuyện.

7h15-8h00

5

¯HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

-Đón Trẻ - TDS

-Cô đến lớp mở của, dọn vệ sinh sạch sẽ.

-Dạy trẻ biết chào cô khi đến lớp. Trẻ biết xếp dép, cặp gọn gang ngăn nắp.

-Cô và trẻ cùng tập thể dục sáng

6h30-7h00

6

-LQVH

-Cô chuẩn bị dụng cụ dạy học, sử dụng tranh và vật thật, sử dụng ngôn ngữ đọc thơ cho trẻ, để trẻ hiểu được nội dung bài thơ, thông qua bài thơ giáo dục cho trẻ.

8h30-9h00

7

-HĐNT

-Cô chuẩn bị các đồ dung dạy học và đồ chơi để tổ chức cho trẻ 1 tiết học và chơi đầy hứng thú. Cô luôn gợi mở để kích thích trẻ được hoạt động, tổ chức cho trẻ được hoạt động vui chơi ngoài trời, cô luôn chú ý đến từng trẻ và động viên gợi mở giúp trẻ tìm hướng giải quyết, chơi xong cô và trẻ cùng thu dọn đồ chơi. Qua các trò chơi giáo dục trẻ.

9h00-9h40

8

-TDGH

-Cô chuẩn bị đồ dùng, đàm thoại, gợi ý hướng dẫn trẻ thực hiện các động tác của bài tập thể dục, để trẻ biết tập đúng bài tập thể dục, và giáo dục cho trẻ.

9h40-10h10

9

-VS, chuẩn bị ăn trưa

-cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi, đi vệ sinh rửa tay, rửa mặt uống nước.

10h10-10h30

10

-Ăn trưa, VS

-Trước khi ăn phải mời cô, cô giáo dục dinh dưỡng trong bữa ăn, cô động viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất.

10h30-11h30

11

-Ngủ trưa

-Trải niệm, bật quạt sẳn cho trẻ ngủ, cô quan sát trẻ ngủ.

11h30-13h30

12

¯Buổi chiều:

-VS, VĐ nhẹ, ăn xế

-Cô cho trẻ đi vệ sinh, uống nước, cho trẻ chơi nhẹ nhàng trước khi ăn xế.

13h30-14h30

13

-Sinh hoạt

-Cô cho trẻ đọc thơ, hát,tạo hình, tùy theo chủ điểm của tháng, hoặc tập thể dục nhịp điệu thứ 3, thứ 5.

14h30-15h00

14

-Ăn chiều

-Cô cho trẻ ngồi vào bàn mời cô và các bạn cùng ăn cô giới thiệu món ăn giáo dục dinh dưỡng ngay khi ăn.

15h00-16h00

15

- Trò chuyện

-Cô cho trẻ thay quần áo vệ sinh ngồi theo tổ, sinh hoạt văn nghệ, đọc thơ.

16h00-16h30

16

-Trả trẻ

-Cô thoải mái gọn gàng vui vẻ trả trẻ, trò chuyện trao đổi với phụ huynh, niềm nở, ân cần

16h30-17h00

2. Biện pháp:

  • Trong suốt quá trình tham gia thực tập thi giảng tại Nhóm 1B trường mầm non Hoa Phượng em nhận thấy bản thân được sự giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực tập thi giảng tại trường từ BGH, các cô đứng lớp, sự hợp tác của các thành viên trong nhóm hổ trợ nhau trong công việc.
  • Được quan sát, học hỏi cặn kẽ công việc hằng ngày thực tế trong lớp nên em rút ra những kinh nghiệm và lên kế hoạch cần phải thực hiện trong một ngày, đặc biệt là ngày làm công tác chủ nhiệm. Và từ những điều bản thân nhận thấy mà em đề ra những biện pháp:

- Đầu tư tốt cho soạn giảng.

-Phải luôn quan sát trẻ, để sử lý kịp thời các tình huốn.

-Trò chuyện với trẻ để có thể hiểu được tính cách của trẻ mà có những biện pháp phù hợp.

-Phải luôn chú ý đến tình hình sức khỏe của trẻ.

-Đối với trẻ cá biệt vừa trách phạt vừa động viên vừa khen thưởng để trẻ cố gắng sửa sai.

-Đối với trẻ nhút nhát thường xuyên động viên khen ngợi để trẻ cố gắng hơn.

-Trẻ béo phì thì cho trẻ lao động nhẹ vừa sức với trẻ, cho vận động, uống sữa ít hơn trẻ suy dinh dưỡng, ăn cơm ít và ăn canh nhiều.

-Trẻ suy dinh dưỡng ăn cơm nhiều,ăn canh ít, uống sữa nhiều hơn, vận động ít hơn trẻ thừa cân béo phì.

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KHÁC

  • Tham gia sinh hoạt đầu tuần
  • Tham gia cùng với giáo viên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động , văn hoá múa hát.
  • Tham gia tổ chức sinh nhật cho trẻ

Lời cuối, em xin cảm ơn, chúc sức khỏe, thành công đối với BGH nhà trường, quí thầy cô cùng tất cả các bạn đã giúp đỡ em hoàn thành tốt phần thực tập thi giảng của mình.

5. Kế hoạch công tác chủ nhiệm Tiểu học

Kế hoạch chủ nhiệm lớp theo tháng ở tiểu học số 1

Mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm trường tiểu học
Mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm trường tiểu học

PHÒNG GD&ĐT…
Trường….
--------
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------o0o---------

….., ngày …tháng...năm 20…

KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

Năm học 20… – 20…

Căn cứ Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo.

Căn cứ …………………………….. về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 20..... – 20.....của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn ………….

Căn cứ trên những kết quả đạt được và thực tế khó khăn hạn chế, Trường TH………………… xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp năm học 20.....– 20..... trên cơ sở tiếp thu, thực hiện vận dụng kế hoạch năm học 20.....– 20..... của Phòng Giáo dục và Đào tạo ……….. như sau:

I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi:

  • Đội ngũ làm công tác chủ nhiệm hầu hết là các giáo viên trẻ có sức khoẻ tốt nhiệt tình công tác, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao.
  • Được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương và sự phối hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường.

2. Khó khăn:

  • Đội ngũ GVCN về nhận thức, quan điểm chưa đồng bộ, dẫn đến sự phối hợp giáo dục học sinh đôi khi chưa chặt chẽ và kịp thời.
  • Nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên sự quan tâm đến học tập của con em chưa đúng mức. Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc đảm bảo duy trì sĩ số và chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh.
  • Thực hiện cuộc vận động "Hai không", yêu cầu đánh giá học sinh nghiêm túc, đúng quy chế sẽ tác động không nhỏ đến tư tưởng của một số học sinh học lực yếu, kém ý thức chưa cao có thể dẫn đến tình trạng bỏ học, đây là trở ngại không nhỏ đến công tác duy trì sĩ số và giáo dục học sinh cá biệt.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1. Đối với giáo viên chủ nhiệm:

  • Phối hợp với phụ huynh, ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp có kế hoạch và các giải pháp cụ thể về quản lý giáo dục học sinh.
  • Thường xuyên gần gũi, tâm sự với học sinh để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em. Có những biện pháp cụ thể để giúp đỡ học sinh học tập, vận động các em chuyên cần đến lớp, đảm bảo duy trì sĩ số đến cuối năm.
  • Quản lý tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tập thể dục giữa giờ, công tác trực nhật vệ sinh, công tác lao động, tham gia học tập, rèn luyện thân thể, các phong trào thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ của lớp.
  • Chủ động trao đổi với đồng nghiệp, giáo viên bộ môn để kịp thời nắm bắt nề nếp hàng ngày và tinh thần học tập của lớp chủ nhiệm.
  • Chủ động phối hợp với Tổng phụ trách đội, các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường để tổ chức các hoạt động giáo dục tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.
  • Sắp xếp thời gian đi thực tế đến gia đình học sinh tìm hiểu hoàn cảnh, xây dựng mối quan hệ gần gũi giữa thầy và trò để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục phù hợp với từng đối tượng.

2. Đối với nhà trường và các đoàn thể:

  • Tổ chức thi đua theo các chủ đề trong năm học, nhằm xây dựng không khí thi đua sôi nổi trong dạy & học; Với phương châm: Học vui , vui học. Phối hợp với chuyên môn nhà trường trong các kỳ hội giảng, tạo sự đồng bộ trong quá trình dạy học.
  • Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc giáo dục ý thức, tinh thần thái độ học tập, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của học sinh.
  • Chỉ đạo đoàn thanh niên, đội thiếu niên tổ chức tốt các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, công tác kế hoạch nhỏ, các hoạt động từ thiện để giáo dục nhân cách học sinh.
  • Chú trọng công tác tổng kết, sơ kết đánh giá kịp thời, công bằng nhằm thúc đẩy động cơ thi đua trong dạy và học; Đồng thời chú ý công tác điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế và đạt hiệu quả cao.
  • Hướng dẫn việc làm hồ sơ chủ nhiệm theo đúng quy chế, cập nhật các thông tin vào các loại hồ sơ, tránh hình thức, đối phó.

3. Cơ cấu tổ chức:

  • Hiệu trưởng - Tổ trưởng tổ chủ nhiệm.
  • Phó Hiệu trưởng - Tổ phó tổ chủ nhiệm.
  • Tổng phụ trách đội - Tổ phó tổ chủ nhiệm.
  • GVCN các lớp – Thành viên.
  • Tổ chủ nhiệm 02 tháng họp 01 lần. Họp bất thường khi có công việc đột xuất.

III. KẾ HOẠCH TỪNG THÁNG

Tháng 09/20…

Chủ điểm

"Chào mừng Ngày khai trường – Tháng an toàn giao thông"

Nội dung

- Vận động học sinh đến lớp.

- Tổ chức lao động vệ sinh trường lớp.

- Ổn định công tác tổ chức; giáo dục truyền thống.

- Tổ chức tập dượt đội hình chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới.

- Tổ chức hát các bài hát về mùa thu khai trường; Tuyên truyền và hướng dẫn về an toàn giao thông khi tới trường.

- Họp phụ huynh, GVCN tìm hiểu làm quen với gia đình học sinh.

- Hướng dẫn thực hiện nề nếp sinh hoạt và học tập.

- Phát động thi đua chào mừng đại hội liên đội, đại hội Đoàn

- Triển khai các nội dung của phong trào thi đuaXây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

- Tổ chức ký cam kết thực hiện “An toàn giao thông”

- Kiểm tra nề nếp lớp.

- Tìm hiểu những nhiệm vụ trọng tâm, những chỉ tiêu chính của năm học mới, hướng phấn đấu của bản thân và tập thể lớp trong năm học mới.

- Đánh giá kết quả hoạt động tháng 9

Tháng 10/ 20…

Chủ điểm

CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI.

Nội dung

- Cho học sinh tìm hiểu về chủ điểm: 20/10. Nghe và hát những ca khúc về mẹ, về phụ nữ Việt Nam anh hùng.

- Tiếp tục xây dựng, củng cố các nền nếp hoạt động cho Học sinh – đội viên. Chú trọng công tác lao động tu sửa, giữ vệ sinh lớp học sân trường, xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

- Phát động tuần lễ “ dạy tốt – học tốt” chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10.

- Tham gia đại hội chi đoàn, liên đội

- Thăm gia đình học sinh theo kế hoạch;

- Hoàn thành việc điểm danh/ tháng; hồ sơ GVCN;

- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với HT

- Lập kế hoạch hoạt động của GVCN theo tình hình của lớp

- Kết hợp với TPTĐ tổ chức cho hs: Sinh hoạt kỷ niệm Ngày PNVN (ngày 20/10/1930 – 20/10/20.....): Viết bài chủ đề Mẹ, học 1 số bài hát về mẹ, cô giáo.

- Đánh giá kết quả hoạt động tháng 10.

Tháng 11/20…

Chủ điểm

KÍNH YÊU THẦY CÔ

Nội dung

- Tổ chức phong trào thi đua chào mừng ngày NGVN 20/11 với các nội dung: Học tập, văn hoá, văn nghệ, TDTT. Giáo dục truyền thống tôn sư, trọng đạo.

- Theo dõi nề nếp, chuyên cần, vận động kịp thời.

- Hoàn thành quỹ Bảo hiểm y tế học sinh.

- Nghe giới thiệu về đội ngũ thầy, cô giáo trong trường.

- Tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo VN 20 - 11

- Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em.

- Giáo dục môi trường.

- Đánh giá kết quả hoạt động tháng 11.

Tháng 12/20..

Chủ điểm

ƯỚNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Nội dung

- Tuyên truyền, giáo dục truyền thống Quân đội và truyền thống dựng nước – giữ nước của dân tộc Việt Nam.

- Tiếp tục các hoạt động thi đua, lao động tu sửa, cải tạo cảnh quan môi trường. Phối hợp tích cực với các tổ chức: Đoàn TN, Đội thiếu niên, Ban đại diện CMHS Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khoá theo chủ đề.

- Tìm hiểu về anh hùng Phạm Văn Hai. Tổ chức thăm hỏi gia đình Liệt sĩ Phạm Văn Hai

- Tổ chức hội vui học tập chuẩn bị thi HKI. Hoặc giáo dục môi trường.

- Nghe nói chuyện về anh bộ đội Cụ Hồ

- Đánh giá kết quả hoạt động tháng 12.

Tháng 1, 2 /20…

Chủ điểm

"Mừng đảng, mừng xuân"

Nội dung

- Tổ chức tốt công tác sơ kết, tổng kết học kỳ I; Trên cơ sở đó có sự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp.

- Học tập những điều cần làm trong ngày Tết cổ truyền.

- Tổ chức Tham quan ngoại khoá cho học sinh thăm các bảo tàng hoặc các di tích lịch sử, di tích văn hóa.

- Giáo dục an toàn giao thông.

- Giáo dục vệ sinh răng miệng

- Đánh giá kết quả hoạt động tháng 1, 2.

- Tổ chức kỳ nghỉ tết nguyên đán đúng kế hoạch, an toàn, tiết kiệm.

Tháng 03/20…

Chủ điểm

YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO

Nội dung

- Phối hợp với đoàn TN, Công đoàn tổ chức cho Học sinh tìm hiểu về lịch sử, truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về ý nghĩa lịch sử ngày Quốc tế phụ nữ 08/3.

- Phát động phong trào thi đua lập thành tích mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3

- Tổ chúc tìm hiểu ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh 26-3

- Giáo dục quyền trẻ em

- Giáo dục an toàn giao thông.

- Đánh giá kết quả hoạt động tháng 3.

Tháng 04/20…

Chủ điểm

HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ

Nội dung

- Ôn lại lịch sử ngày giải phóng miền Nam 30/4 thống nhất đất nước, giáo dục truyền thống tự hào của dân tộc, đặc biệt là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Tổ chức đợt thi đua giành nhiều điểm tốt với hình thức "Tiến về Sài Gòn"

- Chú ý công tác giáo dục đạo đức cho HS, giáo dục học HS cá biệt.

- Tổ chức cho HS sưu tầm tranh, ảnh học tập và hoạt động của thiếu nhi các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Văn nghệ chào mừng ngày 30-4 và 1-5

- Đánh giá kết quả hoạt động tháng 4.

Tháng 05/20…

Chủ điểm

"Ngàn hoa dâng Bác".

Nội dung

- Phát động thi dua cuối năm học, lập thành tích dâng Bác Hồ kính yêu.

- Tổ chức Hội vui học tập phục vụ cho ôn tập cuối năm.

- Thi tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác Hồ.

- Tìm hiểu truyền thống Ðội TNTP Hồ Chí Minh.

- Tổ chức tổng kết năm học đúng quy định, chính xác.

- Phối hợp với đoàn xã chuẩn bị kế hoạch cho Học sinh hoạt động hè tại địa phương.

- Tổ chức Đại hội cháu ngoan Bác Hồ 19/5.

- Đánh giá kết quả hoạt động tháng 5.

Tháng 6, 7/20…

Chủ điểm

"Hè, vui khỏe, bổ ích".

Nội dung

- Tổ chức kỷ niệm ngày quốc tế thiếu nhi 01.6; ôn lại truyền thống kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7.

- Đề xuất với xã Đoàn, chi Đoàn thực hiện kế hoạch ôn tập văn hóa; rèn cho Học sinh hoạt động hè tại địa phương.

- Đánh giá việc rèn luyện đối với HS có học lực, hạnh kiểm yếu; lập danh sách đề nghị hiệu trưởng phê duyệt và xét cho lên lớp.

Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học số 2

PHÒNG GD&ĐT…
Trường….
____

Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------o0o---------

......,ngày …tháng...năm 20…

 KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM LỚP ………….

NĂM HỌC 20.... - 20....

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi:

- Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu với năng lực quản lí tốt; trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc.

- Đảng, Nhà nước, lãnh đạo cấp trên; chính quyền và các đoàn thể ở địa phương rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.

- Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập, tạo mọi điều kiện cho con em mình học tập.

- Mặc dù các em ở 3 thôn nhưng hầu như nhà các em ở gần nhau nên có sự thuận lợi trong việc giúp đỡ nhau học tập.

- Phần lớn các em chăm ngoan, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống.

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

2. Khó khăn:

- Về giáo viên: Kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên chưa nhiều.

- Về học sinh:

+ Trình độ nhận thức của các em không đồng đều.

+ Một số ít học sinh chưa tự giác trong học tập.

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM LỚP

............

Tải file về máy để xem tiếp nội dung

6. Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp THCS

Kế hoạch chủ nhiệm lớp theo tuần THCS số 1

PHÒNG GD&ĐT…
Trường….
--------
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------o0o---------

….., ngày …tháng...năm 20…

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP CHỦ NHIỆM

1. Đặc điểm

- Sĩ số: …………. - Nữ: …..HS (…%) - Nam: … HS (….%)

- Đoàn viên/Đội viên: …/…..

- Lưu ban:

Học sinh có hoàn cảnh đặc biệtHọ tên HSGhi chú
Con liệt sĩ
Con thương binh
Học sinh khuyết tật (ghi rõ tình trạng khuyết tật vào cột ghi chú)
Gia đình khó khăn (ghi rõ hoàn cảnh vào cột ghi chú)
Có vấn đề về sức khỏe (ghi rõ bệnh vào cột ghi chú)

Học sinh cần đặc biệt quan tâm (ghi rõ biểu hiện vào cột ghi chú)

2. Phân tích tình hình lớp:

(Ghi rõ những thuận lợi, khó khăn về: chất lượng học sinh, đội ngũ cán bộ lớp, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, sự hỗ trợ của CMHS ... , trình độ học sinh, hoàn cảnh học sinh, học sinh có cá tính…..)

* Thuận lợi:

- Cán bộ lớp chủ động, biết sắp xếp và hoàn thành công việc đúng thời hạn, có hiệu quả

- Giáo viên tâm huyết, bám sát tình hình học sinh

- CMHS nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của lớp, trường, quan tâm đến các con

* Khó khăn:

- Một số phụ huynh chưa hợp tác với giáo viên trong việc đôn đốc và dạy bảo con, còn nuông chiều, chưa nghiêm khắc với những khuyết điểm của con

- Chất lượng học sinh không đồng đều, nhiều học sinh trung bình, tiếp thu bài chậm, chưa tập trung, hay quên

- Học sinh có cá tính:

+.………..: mải chơi, thích ăn diện, hay đánh son phấn, giao lưu rộng với các bạn lớp khác và các anh chị lớp lớn

+ ……………: Từ trường quốc tế chuyển vào, vẫn chưa bắt kịp với không khí học tập của lớp, bất hợp tác với giáo viên, không tham gia hoạt động nhóm với các bạn

….…………………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………………..

3. Kết quả năm học trước:

+ Học lực:

Sĩ sốGiỏiKháTBYếuKém
SL%SL%SL%SL%SL%

+ Hạnh kiểm:

Sĩ sốTốtKháTBYếuKém
SL%SL%SL%SL%SL%

II. ĐĂNG KÍ THI ĐUA NĂM HỌC 20…- 20….

1. Danh hiệu tập thể lớp:

….………………………………………………………………………………………

2. Kết quả giáo dục học sinh:

- Học lực:

+ Học lực:

Sĩ sốGiỏiKháTBYếuKém
SL%SL%SL%SL%SL%

+ Hạnh kiểm:

Sĩ sốTốtKháTBYếuKém
SL%SL%SL%SL%SL%

- Số lượng học sinh đạt HSG cấp Quận:

- Số lượng học sinh đạt HSG cấp TP:

- Số lượng học sinh đạt giải các cuộc thi khác:

- Thi vào 10 (dành cho K9):

+ Điểm TB môn Văn: ………… Điểm TB môn Toán: ………………

3. Công trình măng non: (vệ sinh hành lang, lớp học; chăm sóc bồn cây; hỗ trợ công tác phòng thí nghiệm; hỗ trợ sắp xếp sách tại phòng thư viện …)

- Vệ sinh hành lang, lớp học; sắp xếp sách tại phòng thư viện

4. Hoạt động sáng tạo: GVCN lựa chọn 1 hoạt động có tính sáng tạo (có thể thực hiện trong và ngoài trường). Ghi rõ tên hoạt động và mô tả sơ qua về ý tưởng cho hoạt động đó.

- Chuyên đề: “Giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe vị thành niên”: kết hợp với phòng tâm lý tuổi hồng tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận.

Iii. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH HÀNG THÁNG: GVCN căn cứ vào kế hoạch hoạt động của nhà trường, Đội TNTP Hồ Chí Minh và tình hình lớp để xây dựng kế hoạch tháng.

Tháng/ năm

Kế hoạch

Nội dung thực hiện

8/20.....

Ổn định tổ chức lớp

Kiểm tra danh sách, số lượng học sinh năm học mới

Phân công nhiệm vụ đội ngũ cán bộ lớp, ban chỉ huy chi Đội

Thông báo thời khóa biểu

Thống kê số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt cần quan tâm theo dõi

Triển khai dạy nội quy nhà trường

Tổ chức giảng dạy nội quy nhà trường

Yêu cầu học sinh kí cam kết thực hiên nội quy nhà trường

Thảo luận quy định riêng của lớp về xử lý vi phạm nội quy

Triên khai dạy truyền thống nhà trường

Tổ chức cho học sinh tham quan phòng truyền thống

Thông báo kết quả của trường trong năm học 20.....- 20.....

Dạy học sinh biết tự hào về truyền thống nhà trường

9/20.....

Khai giảng năm học mới

Tham gia các hoạt động của nhà trường

Ổn định nề nếp, học tập, kỉ luật

Phân công cán sự bộ môn theo dõi tình hình học tập, có kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu kém

Họp CMHS

Thông báo tình hình lớp năm học 20.....-20.....

Đề ra phương hướng hoạt động năm học

Tổ chức vui Tết trung thu

Kết hợp với ban đại diện CMHS

Hướng ứng tháng ATGT

Giáo dục học sinh có ý thức thực hiện nghiêm túc luật lệ ATGT, kí cam kết

10/20.....

Tổ chức cho HS đi tham quan

Theo kế hoạch của nhà trường

Tổ chức chuyên đề

Thảo luận chủ đề: “Làm thế nào để học tập tốt theo lời Bác dạy”

Sơ kết giữa kì

Gửi điểm, thông báo HK cho CMHS và lấy ý kiến phản hồi

11/20.....

Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tham gia các hoạt động: văn nghệ, làm báo tường...

Sinh hoạt theo chủ đề: “Tôn sư trọng đạo”

Đăng kí “Tháng học tốt, tuần học tốt”

12/20.....

Ôn tập và kiểm tra HKI

Hướng dẫn HS làm đề cương và ôn tập

Sơ kết HKI

Họp CMHS, Thông báo kết quả học lực, hạnh kiểm HKI

Sơ kết trên lớp: Tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt HSG, HSTT, hs chịu khó vươn lên trong học tập, cán bộ lớp...

SH theo chủ đề: “Uống nước nhớ nguồn”

Thi tìm hiểu truyền thống cách mạng ở địa phương

1/20.....

Ổn định nề nếp, học tập đầu HKII

Dựa và kết quả HKI để có kế hoạch và điều chỉnh hợp lý

Nghỉ Tết

Học sinh ký cam kết nghỉ Tết

SH theo chủ đề: “Mừng Đảng mừng xuân”

Thi tìm hiểu về truyền thống vẻ vang của Đảng, viết vẽ ca ngợi công ơn của Đảng, vẻ đẹp của quê hương đất nước

2/20.....

Ổn định nề nếp, học tập của học sinh sau nghỉ Tết

Đôn đốc học sinh thực hiện nếp chuyên cần

Tăng cường kiểm tra việc học bài, làm bài ở nhà

Thực hiện trường học “Xanh – Sạch – Đẹp”

Tổng vệ sinh lớp học, hành lang...

3/20.....

Sơ kết giữa kì

Gửi điểm, thông báo HK cho CMHS và lấy ý kiến phản hồi

Hưởng ứng tháng Thanh niên

Tổ chức diễn đàn: “Tiến bước lên Đoàn”

4/20.....

SH theo chủ đề kỉ niệm ngày 30/4

Văn nghệ chào mừng ngày 30/4, hội vui học tập

Ôn tập kiểm tra HKII

Kết hợp với GVBM, có kể hoạch bổ trợ kiến thức cho hs yếu kém

5/20.....

Thi học kì

Giáo dục học sinh ý thức nghiêm túc, trung thực trong thi cử

Đôn đốc, kiểm tra việc làm đề cương và học bài của học sinh

Tổng kết năm học

Họp CMHS: thông báo kết quả rèn luyện Học lực, hạnh kiểm

Phương hướng hoạt động hè 20.....

Liên hoan, tổng kết, trao thưởng cho học sinh

VII. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT:

.......................................................................

........................................................................

........................................................................

Kế hoạch chủ nhiệm lớp theo tháng ở THCS số 2

PHÒNG GD&ĐT .......

TRƯỜNG THCS ...........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: /KH-LOP

........... , ngày .. tháng ....năm 20....

 KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM LỚP ...........
NĂM HỌC: 20....- 20....

Căn cứ phương hướng nhiệm vụ năm học 20....- 20.... của Trường THCS .........;
Căn cứ tình hình thực tế của lớp, nay tập thể lớp ........... xây dựng kế hoạch chủ nhiệm năm học 20....- 20.... như sau:

I. TÌNH HÌNH CHUNG

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường, GVCN luôn theo dõi sâu sát đến từng đối tượng HS. GVBM đã hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn cho các em.

- Đa số các em đã xác định được động cơ học tập đúng đắn nên có nhiều cố gắng trong học tập qua việc chuẩn bị bài mới và học bài cũ ở nhà, chuẩn bị dụng cụ học tập và có tinh thần thi đua học tốt.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết, có đạo đức nghề nghiệp.

- Một số HS có động cơ học tập tốt, được sự quan tâm chú ý của phụ huynh.

- Ban cán sự nhiệt tình năng nổ và luôn hoàn thành nội dung công việc được giao.

- Tập thể lớp đoàn kết, có tinh thần giúp đỡ lần nhau trong học tập.

2. Khó khăn:

- Một số HS chưa xác định đúng động cơ học tập, chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập như: không học bài cũ, không phát biểu xây dựng bài, không chú ý nghe giảng, không làm bài tập trước khi đến lớp.

- Một số HS chưa có ý thức trong việc chấp hành nội quy của trường, lớp.

- Một số HS yếu thiếu sự cố gắng trong học tập, tiếp thu bài còn quá chậm.

- Một số HS vì điều kiện nên thiếu sự quan tâm của gia đình.

...........

Tải file về máy để xem bản đầy đủ

7. Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp THPT

PHÒNG GD&ĐT…
Trường….
--------
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------o0o---------

........, ngày …tháng...năm 20…

Họ và tên giáo viên: ………………………………………………………………..

Lớp chủ nhiệm: …………………………………………………………………….

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.

+ Tổng số học sinh đầu năm : …….

Trong đó:

- Số học sinh nam:

- Số học sinh nữ:

- Con TB; Bệnh binh

- Con Liệt sĩ

- Xã, Thôn hỗ trợ ĐBKK

- Con gia đình có công CM

- Bị bỏ rơi

- Hưởng trợ cấp xã hội

- Con LLVT

- Con Anh hùng LLVT

- Khuyết tật

- Học sinh thuộc diện hộ nghèo

- Học sinh thuộc diện cận hộ nghèo

- Học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ

- Học sinh cư trú thôn 135 hay 116

- BHYT (nơi cấp)

- Lưu ban (nếu có)

- Đoàn viên

+ Hạnh kiểm (năm học trước)

Hạnh kiểm

Số lượng

Tỉ lệ %

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

+ Học lực (năm học trước)

Học lực

Số lượng

Tỉ lệ %

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

+ Ngay từ đầu năm học (tập thể lớp và Chi đoàn) đã bầu ra BCS lớp cùng BCH Chi đoàn.

STT

Họ và tên

Nhiệm vụ

1

Lớp trưởng

2

Lớp phó học tập

3

Lớp phó đời sống

4

Lớp phó VTM

5

Lớp phó Lao động

6

Thư ký

7

Bí thư

8

Phó Bí thư

9

Ủy viên BCH CĐ

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường, GVCN luôn theo dõi sâu sát đến từng đối tượng HS.

- GVBM đã hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn cho các em, đa số các em đã xác định được động cơ học tập đúng đắn nên có nhiều cố gắng trong học tập qua việc chuẩn bị bài mới và học bài cũ ở nhà, chuẩn bị dụng cụ học tập và có tinh thần thi đua học tốt

- Học sinh có đầy đủ dụng cụ học tập, có bộ sách GK……………………………….

- Một số HS có động cơ học tập tốt, được sự quan tâm chú ý của phụ huynh………..

- Ban cán sự nhiệt tình năng nổ và luôn hoàn thành nội dung công việc được giao…

- Tập thể lớp đoàn kết, có tinh thần giúp đỡ lần nhau trong học tập…………………

- 100% HS thực hiện đúng tác phong khi đến lớp……………………………………

2. Khó khăn:

- Một số HS chưa xác định đúng động cơ học tập, chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập như: không soạn bài, không học bài cũ, không phát biểu xây dựng bài, không chú ý nghe giảng, Không làm bài tập trước khi đến lớp

- Một số HS chưa có ý thức trong việc chấp hành nội quy của trường, lớp

- Một số HS yếu thiếu sự cố gắng trong học tập, tiếp thu bài còn quá chậm

- Một số HS vì điều kiện nên thiếu sự quan tâm của gia đình.

..........

Tải file về máy để xem tiếp nội dung

8. Cách xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp

Để công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả cao thì mỗi GVCN phải xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm cho riêng mình một cách hợp lý và triển khai thực hiện theo kế hoạch. Trong quá trình thực hiện GVCN có thể bổ sung, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp là một kế hoạch có tính khoa học, là kết quả sáng tạo của mỗi giáo viên chủ nhiệm.

Thông qua bản xây dựng kế hoạch chủ nhiệm phản án năng lực thiết kế, dự đoán của mỗi giáo viên khi làm công tác chủ nhiệm. Bản kế hoạch chủ nhiệm còn đóng vai trò như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của một tập thể lớp.

Các bước xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp hiệu quả như sau:

- Tìm hiểu tình hình chung của lớp (hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, khả năng nhận thức)

Có thể nói việc tìm hiểu đặc điểm tình hình chung của lớp là bước rất quan trọng và không thể thiếu của một bản kế hoạch chủ nhiệm, bởi lẽ qua đó giúp giáo viên chủ nhiệm có cơ sở thực tiễn, khoa học trước khi lập kế hoạch. Việc làm này có ý nghĩa quyết định tới kết quả học tập và rèn luyện của tập thể học sinh.

- Quán triệt sâu sắc kế hoạch năm học của nhà trường

Trên cơ sở nắm bắt tình hình của lớp, khi lập kế hoạch , giáo viên chủ nhiệm cần thấm nhuần sâu sắc các nhiệm vụ, mục tiêu của nhà trường trong từng năm học. Việc xác định, quán triệt tốt mục tiêu nhiệm vụ năm học của nhà trường có tầm quan trọng hàng đầu đối với bản kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp. Nếu không, bản kế hoạch chủ nhiệm sẽ phi khoa học, không thực tiễn, vì theo chúng tôi : Lớp chịu sự chỉ đạo của nhà trường, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm học do nhà trường đề ra. Thực chất kế hoạch chủ nhiệmlớp là biểu hiện sự chi tiết cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường.

- Lập kế hoạch

Căn cứ đặc điểm tình hình lớp,kế hoạch của nhà trường, giáo viên tiến hành lập kế hoạch .Yêu cầu kế hoạch cần cụ thể sát với thực tế của lớp, đảm bảo tính khoa học, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục của nhà trường xã hội. Kế hoạch cần bám sát chủ đề năm học, học kì, từng tháng, từng tuần. Trong quá trình thực hiện kế hoạch phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo, không cứng nhắc, giáo điều.

- Bản kế hoạch chủ nhiệm cần đảm bảo các nội dung sau:

  • Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh.
  • Xây dựng nề nếp trong học tập và sinh hoạt.
  • Xây dựng phong trào thi đua, tổng kết, khen thưởng.
  • Hoạt động giáo dục ngoài lớp.
  • Giáo dục cá biệt, giáo dục nếp sống tập thể bồi dưỡng nhân tố tích cực.
  • Giáo dục lao động và hướng nghiệp cho học sinh.
  • Có kế hoạch tuần, tháng, học kỳ …

- Công bố kế hoạch, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện

  • Bước thứ nhất, công bố kế hoạch: Sau khi lập kế hoạch, giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức họp cán bộ lớp, đoàn, thông qua kế hoạch hoạt động của lớp trong năm học, đề ra các biện pháp thực hiện.
  • Bước tiếp theo, tổ chức họp lớp, giáo viên chủ nhiệm thông qua kế hoạch, chỉ đạo các tổ lập kế hoạch thực hiện, tổ chức hướng dẫn học sinh làm cam kết và đăng kí thi đua trong năm học. Giáo viên cần thông qua tập thể lớp đề ra những yêu cầu rèn luyện, học tập đối với học sinh, xây dựng dư luận lành mạnh, làm cho học sinh ý thức được nghĩa vụ học tập và rèn luyện của mình, xác định động cơ học tập đúng đắn, thái độ học tập trung thực, tìm tòi các phương pháp học tập tích cực để đạt kết quả cao nhất.

- Kiểm tra thực hiện kế hoạch

Kiểm tra thực hiện kế hoạch là bước rất quan trọng trong kế hoạch chủ nhiệm lớp. Nó thể hiện tính thực tiễn của bản kế hoạch. Việc kiểm tra phải diễn ra thường xuyên theo đúng kế hoạch tuần, tháng, học kì. Kiểm tra thường xuyên giúp giáo viên chủ nhiệm phát hiện những bất cập trong quá trình thực hiện và kịp thời uốn nắn điều chỉnh, bổ sung cho bản kế hoạch đầy đủ hơn. Có như vậy kế hoạch chủ nhiệm mới đảm bảo những mục tiêu giáo dục của nhà trường.

- Đánh giá

Đây là bước quan trọng, không thể thiếu, là khâu cuối cùng trong bản kế hoạch, là thước đo giá trị khoa học và thực tiễn kế hoạch chủ nhiệm của tập thể lớp. Vì vậy trong quá trình đánh giá cần chi tiết, khách quan, thấy rõ những việc đã làm được và những việc chưa làm được, đồng thời tìm hiểu rõ nguyên nhân và hướng khắc phục.

Trên đây, HoaTieu.vn đã gửi tới các bạn 10+ mẫu Kế hoạch công tác chủ nhiệm năm học 2024-2025 có tổng cộng 125 trang word, tương thích với các phiên bản word phổ biến hiện nay như  Word 2007, Word 2010, Word 2013, Word 2016, Word 2019... Do nội dung rất dài nên mời các bạn tải miễn phí bản kế hoạch file word/pdf về máy để xem bản đầy đủ.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
30 158.655
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm