Giáo án Vật lý 11 Chân trời sáng tạo 2024 cả năm file word

Tải về

Tải giáo án Vật lý 11 CTST miễn phí

Giáo án môn Vật lí lớp 11 Chân trời sáng tạo - Giáo án Vật lý 11 sách Chân trời sáng tạo bao gồm đầy đủ các tiết học trong năm học 2024 sẽ giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo để hoàn thành tốt nhất giáo án dạy học cho năm học mới. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án Vật lí lớp 11 CTST file word giúp các thầy cô dễ dàng thao tác và chỉnh sửa sao cho phù hợp với nội dung dạy học.

Để xem trọn bộ nội dung giáo án môn Vật lí lớp 11 Chân trời sáng tạo, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Lưu ý: Mẫu giáo án Vật lí lớp 11 Chân trời sáng tạo được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Kế hoạch bài dạy môn Vật lí 11 Chân trời sáng tạo

Chương 1: DAO ĐỘNG CƠ

BÀI 1: MÔ TẢ DAO ĐỘNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thực hiện được thí nghiệm đơn giản tạo ra dao động.

- Nêu được các khái niệm: dao động tự do, dao động tuần hoàn và dao động điều hòa.

- Mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do.

- Nêu được định nghĩa: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, pha dao động, độ lệch pha và xác định được các đại lượng trên dựa vào đồ thị li độ – thời gian có dạng hình sin (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước).

- Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, pha dao động và độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh đọc và nghiên cứu bài tại nhà. Chuẩn bị các câu hỏi cần trao đổi với giáo viên.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm theo yêu cầu của gv để hoàn thành các phiếu học tập, lập được phương án thí nghiệm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh có thể hoàn thành được phương án thí nghiệm khác sgk nhưng vẫn khả thi, và ghi nhận được số liệu chuẩn xác nhất, nhanh nhất.

b. Năng lực đặc thù môn học

- Nhận thức vật lí:

+ Nêu được định nghĩa: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha và xác định được các đại lượng này dựa vào đồ thị li độ – thời gian có dạng hình sin (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước).

+ Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà.

- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí:

+ Thiết kế được phương án thí nghiệm và thực hiện được thí nghiệm đơn giản tạo ra dao động.

+ Mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong các câu hỏi cá nhân. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong hoạt động nhóm khi thực hiện thí nghiệm.

- Trách nhiệm: Học sinh thảo luận nhóm để thiết kế được phương án thí nghiệm và thực hiện được thí nghiệm.

- Trung thực: Học sinh báo cáo đúng số liệu lấy được khi thực hiện thí nghiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Các hình ảnh và video liên quan đến nội dung bài học.

- Phiếu học tập

- Laptop, màn hình TV, Bảng đen

- Dụng cụ thí nghiệm

- Sách giáo viên, kế hoạch bài dạy

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Quan sát dao động của bông hoa và ngọn cỏ. Phân tích để nêu khái niệm dao động cơ.

Kế hoạch bài dạy môn Vật lí 11 Chân trời sáng tạo

Câu 2: Phân tích dao động tuần hoàn của đồng hồ quả lắc. Từ đó nêu khái niệm dao động tuần hoàn.

Câu 3: Phân tích các hệ thực hiện dao động tự do: Con lắc lò xo gồm vật nặng được gắn vào một đầu của lò xo (hình 1.2a), con lắc đơn gồm vật nặng được gắn vào đầu một sợi dây không dãn (hình 1.2b). Từ đó nêu khái niệm dao động tự do. Nêu một số ví dụ về các vật dao động tự do trong thực tế.

Kế hoạch bài dạy môn Vật lí 11 Chân trời sáng tạo

Câu 4: Nêu một số ví dụ về dao động tuần hoàn và một ứng dụng của dao động tuần hoàn

..............................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
3 3.918
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm