Giáo án STEM địa phương (tham khảo 5 trường) Powerpoint, Word

HoaTieu.vn xin chia sẻ đến bạn đọc Giáo án STEM địa phương (tham khảo 5 trường) file Powerpoint, Word năm học 2023-2024. Đây là mẫu Kế hoạch bài dạy chuyền đề STEM lớp 3, 4, 5 tại địa phương có tích hợp các môn: Toán, Công nghệ, Tin học, Tự nhiên xã hội, Mĩ thuật... để giáo viên tham khảo nhằm thiết kế một số bài học STEM, sản phẩm STEM hay, bổ ích cho học sinh bậc tiểu học, đảm bảo tính khoa học, thiết thực, hấp dẫn. Mời thầy cô xem trọn bộ Giáo án STEM địa phương tại file tải về miễn phí trong bài viết.

1. Chuyên đề Bài học STEM lớp 3: Các bộ phận của Thực vật

Giáo án STEM địa phương lớp 3 file Wod

Nguồn: Trường Tiểu học Bế Văn Đàn

BÀI HỌC STEM LỚP 3

BÀI 7: CÁC BỘ PHẬN CỦA THỰC VẬT

(2 tiết)

I. Thời điểm thực hiện:

Khi dạy nội dung Các bộ phận của thực vật (môn Tự nhiên & Xã hội)

– Bài 13: Một số bộ phận của thực vật – Sách KNTT

II. Mô tả bài học:

Vẽ hoặc sử dụng được sơ đồ có sẵn để chỉ vị trí hoặc nói được tên một số bộ phận của thực vật. Vận dụng đo độ dài, cắt, ghép và trang trí để tạo được sổ lật về cây

Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:

Môn học

Yêu cầu cần đạt

Môn học chủ đạo

Môn chủ đạo: Tự nhiên và xã hội

– Vẽ hoặc sử dụng sơ đồ sẵn có để chỉ vị trí và nói (hoặc viết) được tên một số bộ phận của thực vật.

- So sánh được (hình dạng, kích thước, màu sắc) rễ, thân, lá,… của các thực vật khác nhau.

- Phân loại được thực vật dựa trên đặc điểm của rễ, thân, lá

Môn học tích hợp

Môn tích hợp: Toán

– Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí.

Môn tích hợp: Mĩ thuật

– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm.

– Thể hiện được chi tiết hoặc hình ảnh trọng tâm ở sản phẩm.

– Sử dụng màu sắc, đường nét phù hợp để thể hiện sản phẩm.

III. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Bài học này giúp các em:

– Vẽ hoặc sử dụng sơ đồ sẵn có để chỉ vị trí và nói (hoặc viết) được tên một số bộ phận (rễ, thân, lá) của thực vật.

– So sánh được (hình dạng, kích thước, màu sắc) rễ, thân, lá,… của các thực vật khác nhau.

– Phân loại được thực vật gần gũi xung quanh dựa vào một số tiêu chí: đặc điểm cách mọc của thân; hình dạng của rễ; hình dạng, màu sắc của lá.

– Vận dụng gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ, tạo hình, … để làm sổ lật về cây.

– Sử dụng sổ lật để ghi tên các loại cây, tên các bộ phận của cây dùng làm tư liệu học tập môn Tự nhiên và xã hội.

– Tự tin khi trình bày ý kiến thảo luận, giới thiệu sản phẩm.

– Hợp tác tốt với bạn để tạo ra sản phẩm.

IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của GV

– Vật thật: 1 quyển sổ lật, 1 cây con có rễ cọc (5 cây rau cải), 1 cây con có rễ chùm (5 cây hành), 1 số loại lá cây khác nhau, 1 bông hoa và 1 quả.

– Tranh ảnh

– Các phiếu học tập, bảng nhóm

– Dụng cụ và vật liệu (dành cho 1 nhóm 2 HS hoặc cá nhân)

STT

Thiết bị/ Học liệu

Số lượng

Hình ảnh minh hoạ

1

Giấy trắng

2 – 5 tờ

2. Chuẩn bị của HS (dành cho 1 nhóm 2 HS hoặc cá nhân)

- Vật thật: các loại lá

STT

Thiết bị/Dụng cụ

Số lượng

Hình ảnh minh hoạ

1

Thước kẻ

1 cái

2

Bút chì

1 cái

3

Kéo thủ công

1 cái

4

Bút màu

1 hộp

6

Giấy các màu

1 túi

................

Giáo án điện tử STEM địa phương lớp 3

Giáo án điện tử STEM địa phương lớp 3

 Xem tiếp nội dung tại file tải về 

Tham khảo thêm:

2. Chuyên đề Bài học STEM lớp 4: Âm thanh trong cuộc sống

Giáo án STEM địa phương lớp 4 file Word

Nguồn: Trường Tiểu học Tây Đằng

KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHUYÊN ĐỀ GD STEM

MÔN : KHOA HỌC LỚP 4

BÀI HỌC STEM: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG

THÔNG TIN VỀ BÀI HỌC

Lớp: 4

Thời lượng: 2 tiết

Thời điểm tổ chức: Khi dạy nội dung Âm thanh, sự lan truyền của âm thanh; Âm thanh trong cuộc sống (môn Khoa học)

Mô tả bài học:

* Nội dung môn Khoa học lớp 4 có có yêu cầu cần đạt về nội dung Âm thanh như sau:

- Nêu được một số âm thanh trong cuộc sống.

- Trình bày được vai trò của âm thanh trong cuộc sống.

- Thu thập, so sánh và trình bày được ở mức độ đơn giản thông tin về một số nhạc cụ thường gặp (một số bộ phận chính, cách làm phát ra âm thanh).

- Nêu được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

- Có ý thức và thực hiện phòng chống ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống.

*Trong bài học STEM “Âm thanh trong cuộc sống” yêu cầu cần đạt :

- Học sinh làm được một loại nhạc cụ.

-Tạo ra được âm thanh từ nhạc cụ đó.

- Giải thích ở mức độ đơn giản cách làm nhạc cụ phát ra âm thanh.

Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:

Môn học

Yêu cầu cần đạt

Môn học

chủ đạo

Khoa học

- Nêu được một số âm thanh trong cuộc sống.

- Trình bày được vai trò của âm thanh trong cuộc sống.

- Thu thập, so sánh và trình bày được ở mức độ đơn giản thông tin về một số nhạc cụ thường gặp (một số bộ phận chính, cách làm phát ra âm thanh).

- Nêu được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

- Có ý thức và thực hiện phòng chống ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống.

Môn học

tích hợp

Công nghệ

- Lựa chọn được vật liệu làm nhạc cụ đúng yêu cầu.

- Sử dụng được các dụng cụ để làm chạc cụ đúng cách, an toàn.

- Làm được một số nhạc cụ đơn giản theo các bước, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, thẩm mĩ.

Mĩ thuật

- Tạo được sản phẩm có sự tương phản của hình, khối dạng cơ bản và chất liệu đa dạng.

- Thể hiện tương đối về màu sắc của nhạc cụ.

- Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng.

Môn học

tích hợp

Âm nhạc

- Cảm nhận về âm thanh.

- Nhận biết một số thông tin về một số nhạc cụ.

- Sử dụng được nhạc cụ ở mức độ đơn giản, biểu diễn tự tin.

  1. Yêu cầu cần đạt (của bài học)

- Trình bày được vai trò của âm thanh trong cuộc sống.

- Có ý thức và thực hiện phòng chống ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống.

- Lựa chọn và sử dụng các nguyên liệu, dụng cụ để làm nhạc cụ đúng cách, an toàn.

- Làm được 1 loại nhạc cụ và tạo ra được âm thanh từ nhạc cụ đó.

- Tích cực, chủ động, hợp tác được với các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

..............

Giáo án điện tử STEM địa phương lớp 4

Giáo án điện tử STEM địa phương lớp 4

 Xem tiếp nội dung tại file tải về 

3. Chuyên đề Bài học STEM lớp 5: Cẩm nam chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai

Giáo án STEM địa phương lớp 5 file word

Nguồn: Trường Tiểu học Lương Yên

BÀI HỌC STEM

CẨM NANG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ MANG THAI

I. Thông tin về bài học

Lớp 5

Thời lượng: tiết

Thời điểm tổ chức

Khi dạy môn Khoa học 5, bài Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe

Mô tả bài học

- Nội dung Mức độ cần đạt của môn Khoa học trong CT2006 như sau: Nêu được những việc nên làm, không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe khi mang thai.

- Để đạt được MĐCĐ này, trong bài học STEM “Cẩm nang chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai” HS sẽ sử dụng các hình ảnh về thức ăn, thức uống, hoạt động, nghỉ ngơi,… để sắp xếp thành các lời khuyên về việc nên làm, không nên làm dành cho phụ nữ mang thai để đảm bảo sức khỏe.

Môn học

Mức độ cần đạt / YCCĐ (CT2006 gọi là mức độ cần đạt)

Môn học

chủ đạo

Khoa học

- Nêu được những việc nên làm, không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe khi mang thai.

Toán

- Thống kê hình ảnh theo nội dung, đồ dùng, vật liệu theo loại và số lượng

Mĩ thuật

- Sắp xếp hình ảnh và chữ để thể hiện nội dung sản phẩm

- Vẽ và trang trí chữ

- Màu sắc hài hòa, hợp lí

Đạo đức

- Yêu thương, thông cảm với phụ nữ mang bầu

II. Yêu cầu cần đạt (của bài học)

- Nêu được những việc phụ nữ có thai nên làm hoặc không nên làm trong ăn uống, hoạt động, nghỉ ngơi, khám thai và tiêm phòng để đảm bảo sức khỏe.

- Kể được các việc thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ của các thành viên trong gia đình với phụ nữ mang thai.

- Thiết kế, phác thảo được mô hình cẩm nang sức khỏe cho bà mẹ mang thai.

- Làm được cẩm nang sức khỏe cho bà mẹ mang thai theo thiết kế đáp ứng tiêu chí đã thống nhất sáng tạo, đẹp mắt.

- Tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao, trao đổi, chia sẻ ý kiến để hoàn thiện sản phẩm của nhóm đúng thời gian quy định.

- Mạnh dạn trao đổi ý kiến của mình, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác.

- Giữ gìn tốt vệ sinh lớp học, có ý thức bảo quản vật liệu và đồ dùng học tập khi tham gia hoạt động thực hành làm sản phẩm.

III. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên:

+ Bài giảng điện tử

+ Phiếu học tập, phiếu đánh giá.

+ Bản đồ câm các hình thức ăn, thức uống, hoạt động nghỉ ngơi, ….

- Học sinh chuẩn bị theo nhóm :

+ Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến các nhóm thức ăn, nước uống cắt từ báo hoặc vẽ, tô màu…

+ Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến bà mẹ mang thai, kéo, giấy màu, màu vẽ ….

..............

Giáo án điện tử STEM địa phương lớp 5

Sản phẩm STEM lớp 5

Xem tiếp nội dung tại file tải về

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 125
0 Bình luận
Sắp xếp theo