Giáo án môn Hóa học lớp 7 Cánh Diều tải miễn phí

Giáo án Hóa học 7 sách Cánh Diều

Giáo án Hóa học 7 Cánh Diều - Nhằm giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo trong công tác soạn giáo án bài giảng môn Hóa học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Dưới đây là mẫu giáo án Hóa lớp 7 sách Cánh Diều hay còn được gọi là kế hoạch bài dạy môn Hóa học nằm trong bộ môn Khoa học tự nhiên lớp 7. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án môn Hóa lớp 7 Cánh Diều mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Để xem trọn bộ file giáo án môn Hóa học 7, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Giáo án Hóa 7 Cánh Diều file word

PHẦN 1: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

Chủ đề 1: NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

BÀI 1: NGUYÊN TỬ

Môn học: KHTN - Lớp: 7

Thời gian thực hiện: 04 tiết

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày được mô hình nguyên tử Rutherfor - Bohr

- Nêu được khối lượng của nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu ( đơn vị khối lượng

nguyên tử)

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: chủ động, tích cực tìm hiểu về thành phần cấu tạo của nguyên tử.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về thành phần của nguyên tử ( các loại hạt cơ bản tạo nên hạt nhân và lờp vỏ của nguyên tử, điện tích hạt nhân và khối lượng mỗi loại hạt). Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia thảo luận và thuyết trình.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập .

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford

- Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử); Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các hình ảnh về nguyên tử, mỏ hình Rutherford –

Bohr để tìm hiểu cấu trúc đơn giản về nguyên tử được học trong bài.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được nguyên tử trung hoà về

điện; Sử dụng được mò hình nguyên tử của Rutherford - Bohr để xác định được các loại hạt tạo thành của một só nguyên tử học trong bài; Tính được khối lượng nguyên tử theo đơn vị amu dựa vào só lượng các hạt cơ bản trong nguyên tử.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.

- Trách nhiệm: tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng bản thân.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- Phiếu học tập

2. Học sinh:

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp)

a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.

b) Nội dung:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Khoảng năm 440 trước Công Nguyên, nhà triết học Hy Lạp, Đê-mô-crit (Democritus) cho rằng: nếu chia nhỏ nhiều lần một đồng tiền vàng cho đến khi “không thể phân chia được nữa”, thì sẽ được một loại hạt gọi là nguyên tử. (“Nguyên tử” trong tiếng Hy Lạp là atomos, nghĩa là “không chia nhỏ hơn được nữa”). Vậy nguyên tử có phải là hạt nhỏ nhất không?

c) Sản phẩm:

TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Nguyên tử là hạt nhỏ nhất vì nó không chia nhỏ hơn được nữa.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập.

- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.

->Giáo viên dẫn dắt vao bài và nêu mục tiêu bài học.

.................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
4 2.612
0 Bình luận
Sắp xếp theo