Giáo án môn Giáo dục địa phương 7 TP Hồ Chí Minh

Giáo án Giáo dục địa phương 7 TP Hồ Chí Minh file word được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương lớp 7 của TP Hồ Chí Minh bao gồm 8 chủ đề giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết về các kiến thức văn hóa lịch sử của thành phố nơi mình sinh sống. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu giáo án môn Giáo dục địa phương lớp 7 TP HCM file doc, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Để xem trọn bộ giáo án 8 chủ đề môn Giáo dục địa phương 7 TP HCM, mời các bạn sử dụng file  tải về trong bài.

Giáo án Giáo dục địa phương 7 TP Hồ Chí Minh chủ đề 1

CHỦ ĐỀ 1

TRANG PHỤC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tiết : 1

I. MỤC TIÊU: 

1. Kiến thức

Chủ đề: Trang phục ở TP HCM

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được một số trang phục ở TP HCM

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

3. Phẩm chất:

- Biết trân trọng trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Tài liệu GDĐP lớp 7

- Tranh ảnh

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A4.....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới

b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh lắng nghe và đoán các âm thanh trong video, nhìn hình đoán trang phục.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Giáo án Giáo dục địa phương 7 TP Hồ Chí Minh chủ đề 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

Cách 1: GV tổ chức trò chơi Nhìn hình đoán trang phục

Cách 2: GV cho HS nghe bài hát “ Áo dài Việt Nam”

https://youtu.be/r5o6erebXZE

Em có suy nghĩ gì sau khi nghe bài hát này?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, lắng nghe

- GV quan sát

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức hoạt động

- HS trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài

Gợi ý

1. Áo dài

2. Áo tứ thân

3. Áo bà ba

4. Xà rông

5. Đồng phục công an

6. Sườn xám

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

a. Mục tiêu:

Xác định được chủ điểm và các câu hỏi của bài học.

b. Nội dung: GV gợi mở để học sinh tìm hiểu giới thiệu bài học

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu học sinh đọc đoạn giới thiệu bài học cùng với câu hỏi:

+ Chủ đề của bài học là gì

+ Theo em thế nào là trang phục?

+ Kể tên các trang phục ở TP HCM mà em biết ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ

- GV lắng nghe, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức hoạt động

GV cho HS xem hình ảnh áo dài thông qua các giai đoạn lịch sử. ( HS quan sát, theo dõi)

- HS trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh

—? Chiếc áo dài Việt Nam đã trải qua những thời kì phát triển nào?

—? Hãy vẽ sơ đồ hệ thống quá trình hình thành và phát triển của áo dài.

? Áo dài của Thành phố Hồ Chí Minh có những sự cách tân như thế nào so với áo dài

truyền thống?

—? Áo dài được người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và gười dân Việt Nam nói chung mặc trong những hoàn cảnh nào? Từ đó, hãy nêu nhận xét của em về giá trị của

chiếc áo dài trong đời sống của người dân Việt Nam.

GV cho HS xem video clip và chốt lại bài học.https://youtu.be/BK1wvi77XzY

I. ÁO DÀI - TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI.

1. Giới thiệu chung về áo dài:

- Áo dài từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Trải qua từng thời kì phát triển của lịch sử, áo dài luôn không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tôn lên được nét đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam.

2. Lịch sử phát triển của áo dài

- Chiếc áo dài đầu tiên xuất hiện vào thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765) bắt nguồn từ chiếc áo giao lĩnh hay đối lĩnh.

- Đến thời vua Gia Long (đầu thế kỉ XIX), áo ngũ thân xuất hiện trên cơ sở của áo tứ thân.

- Năm 1939, áo dài Lemur ra đời và được cải biến từ áo ngũ thân do hoạ sĩ Cát Tường sáng tạo.

- Đến năm 1950, áo dài Lê Phổ xuất hiện.

- Đến năm 1960, áo dài Raglan xuất hiện do nhà may Dung ở Đa Kao, Sài Gòn sáng tạo ra.

3. Vai trò, vị trí của áo dài trong đời sống

- Ngày nay, áo dài trở thành nét văn hoá của người Việt Nam nói chung và của người Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

- Tà áo dài được cách điệu nhiều, chất liệu cũng đa dạng, phong phú.

- Áo dài được sử dụng phổ biến trong các dịp của đời sống hàng ngày như đi học, đi làm hay đi dự tiệc...tất cả đã nói lên được giá trị của chiếc áo dài truyền thống trong đời sống tinh thần của người dân Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay và cả mai sau.

.......................

Giáo án Giáo dục địa phương 7 TP Hồ Chí Minh chủ đề 2

Xem trong file tải về.

Giáo án Giáo dục địa phương 7 TP Hồ Chí Minh chủ đề 3

Xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
4 4.125
0 Bình luận
Sắp xếp theo