Giáo án Mĩ thuật sách Chân trời sáng tạo tích hợp An Ninh Quốc Phòng Tiểu học - Đủ 5 lớp

Tải về

KHBD: Giáo án Mĩ thuật tích hợp An ninh quốc phòng Tiểu học Chân trời sáng tạo đủ 5 lớp được HoaTieu.vn chia sẻ sau đây là mẫu Kế hoạch bài dạy lồng ghép ANQP trong môn Mỹ thuật lớp 1, 2, 3, 4, 5 sách Chân trời sáng tạo.

Mẫu Giáo án tích hợp ANQP trong môn Mĩ thuật sách Chân trời Tiểu học gồm tổng cộng 23 trang word, soạn theo cấu trúc dạng 2 cột. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn tải file word/pdf Giáo án Mĩ thuật sách Chân trời tích hợp QPAN Tiểu học (lớp 1, 2, 3, 4, 5) tại đây.

Giáo án tích hợp ANQP Tiểu học môn Mĩ thuật sách Chân trời sáng tạo
Giáo án tích hợp ANQP Tiểu học môn Mĩ thuật sách Chân trời sáng tạo

1. Giáo án tích hợp An ninh quốc phòng lớp 1

KẾ HOẠCH BÀI DẠY – THQPAN

MÔN: MĨ THUẬT

GVBM:.................................

KHỐI 1: CHỦ ĐỀ 8: PHONG CẢNH QUỂ HƯƠNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu trong thực hành sáng tạo;

- Biết yêu thiên nhiên, quê hương đất nước;

- Biết chia sẻ suy nghĩ chân thực của mình trong trao đổi, nhận xét.

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển học sinh ở các năng lực sau:

- Sử dụng chấm, nét, hình, mảng và cắt, xé giấy,…để tạo thành bức tranh “Phong cảnh quê hương”;

- Lồng ghép giáo dục ANQP, giới thiệu cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, lòng biết ơn với những tấm gương công an nhân dân giữ gìn bình yên cho đất nước.

- Biết kết hợp các sản phẩm cá nhân thành sản phẩm nhóm;

- Biết trưng bày, mô tả và chia sẻ được cảm nhận về hình ảnh, màu sắc, không gian thể hiện trong tranh.

- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kỹ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.

- Năng lực tự nhiên: Vận dụng sự hiểu biết về phong cảnh quê hương, để áp dụng vào các môn học khác và trong cuộc sống hằng ngày.

HSKT: Vẽ được bức tranh phong cảnh quê hương đơn giản theo ý thích

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

1. Giáo viên:

Một số tranh, ảnh, sản phẩm mẫu phù hợp với nội dung chủ đề.

2. Học sinh:

- SGK, VBT (nếu có)

- Bút chì, sáp màu, bút màu dạ, giấy trắng, gôm.

- Một số hình ảnh về phong cảnh Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Ổn định, khởi động

Trò chơi “Ghép hình thành tranh:

- GV chuẩn bị hình ảnh về thiên nhiên được cắt rời và giao cho các nhóm.

- Giáo viên chốt ý: Đây là những hình ảnh quen thuộc mà chúng ta nhìn thấy hằng ngày, nhưng khi ta ghép chúng lại với nhau trở thành một bức tranh về phong cảnh.

- Hình ảnh về nhà cửa, cây, hoa lá, mặt trời,...

1.HĐ: Quan sát, thảo luận giới thiệu phong cảnh trong tự nhiên và trong tranh.

(Mở đoạn phim giới thiệu phong cảnh tự nhiên).

- Nêu câu hỏi:

+ Có những hình ảnh nào có trong đoạn phim?

+Ngoài cảnh vật còn có hình ảnh gì khác?

+ Kể tên một số cảnh đẹp mà em biết?

+ Phong cảnh trong thiên nhiên và phong cảnh trong tranh khác nhau như thế nào?

àTranh phong cảnh mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên với trời, mây, núi non, sông suối, biển, cây cối, ruộng đồng, nhà cửa. Trong tranh có thể có người hoặc không.

2.Hoạt động thực hành (SGK trang 47)

-Thực hành nhóm (vẽ nét chì)

Gợi ý các bước thực hiện:

-Vận dụng những nét: thẳng, cong, xiên, chấm,…hình khối: tròn, vuông, chữ nhật, tam giác,…để tạo hình.

- Yêu cầu hs vẽ tranh về quê hương nơi mình sinh sống.

- Video phong cảnh quê hương và vùng miền ở nước ta, tranh hoặc ảnh minh họa.

Giáo án Mĩ thuật sách Chân trời sáng tạo tích hợp An Ninh Quốc Phòng Tiểu học

Giáo án tích hợp An Ninh Quốc Phòng Tiểu học

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Giáo án tích hợp An ninh quốc phòng lớp 2

KHỐI 2: CHỦ ĐỀ: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG

BÀI 1: BẦU TRỜI VÀ BIỂN

(Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể tên được một số màu đậm, màu nhạt, nêu được cách phối hợp các màu đậm, nhạt trong các sản phẩm mĩ thuật.

- Cảm nhận được sự hài hòa, chuyển động của chấm, nét, hình, màu,…trong các sản phẩm mĩ thuật.

- Lồng ghép giáo dục An ninh quốc phòng, thể hiện tình yêu quê hương đât nước cho học sinh

1. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

2. Năng lực đặc thù

- Bước đầu hình thành một số tư duy về chấm, nét, hình, màu trong mĩ thuật

Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về cảnh vật và sự sống dưới đại dương theo nhiều hình thức.

3. Phẩm chất

- Ý thức học tập nghiêm túc.

- Có tinh thần yêu hòa bình,yêu quê hương, đất nước.

- Thể hiện lòng biết ơn đối với các chiến sĩ Hải Quân ngày đêm làm nhiệm vụ canh giữ biển trời, bảo vệ cho đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Máy tính trình chiếu PowerPoint

- Tranh, ảnh minh họa bầu trời và biển, video về bầu trời và biển.

2. Học sinh

- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khời động

- Ổn định tổ chức

- Tổ chức cho HS hát bài “ Nơi đảo xa”.

2. Khám phá

Hoạt động1: Nhận biết màu sắc.

a. Mục tiêu:

- Gọi tên được các màu. Pha được màu và chỉ ra được màu cho cảm giác đậm, nhạt.

b. Nhiệm vụ của GV.

- Khuyến khích HS quan sát các lọai màu pha màu và thảo luận về màu mới được tạo ra để nhận biết và cảm nhận nhóm màu đậm và màu nhạt.

c. Gợi ý cách tổ chức.

- Khuyến khích HS:

- Quan sát hộp màu và chỉ ra các màu đậm các màu nhạt trong đó.

- Pha các màu cơ bản thành những màu khác và chỉ ra nhóm màu nhạt.

- GV yêu cầu HS quan sát hình SGK (Trang 6) và trả lời câu hỏi?

d. Câu hỏi gợi mở:

- Theo em có mấy bước để vẽ tranh về bầu trời và mặt biển ?

- Bước nào được vẽ bằng nhiều nét?

- Bước nào có vẽ màu đậm, màu nhạt?

- Câu 1: Theo em, màu đậm là những màu nào?

- Câu 2: Theo em, màu nhạt là những màu nào?

- GV yêu cầu HS pha các cặp màu cơ bản, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:

- Câu 3: Sau khi pha các cặp màu cơ bản, ta được những màu gì?

- Câu 4: Nhóm màu pha với màu vàng cho ta cảm giác đậm hay nhạt?

- Câu 5: Màu xanh lam, xanh lá, tím cho ta cảm giác gì?

- Câu 6: Màu đỏ, nâu, cam cho ta cảm giác gì ?

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới: Các màu cơ bản có thể pha trộn với nhau để tạo ra các màu sắc mới có độ đậm, nhạt khác nhau.

* GV chốt: Vậy là các em đã hiểu và thực hành các bước vẽ tranh về biển, có các khối màu đậm, màu nhạt ở hoạt động 1.

2. Luyện tập - Thực hành

HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ tranh bầu trời và biển.

a. Mục tiêu: - Tạo được bức tranh thiên nhiên có sử dụng màu đậm, màu nhạt.

b. Nhiệm vụ của GV.

- Khuyến khích HS quan sát các lọai màu pha màu và thảo luận về màu mới được tạo ra để nhận biết và cảm nhận nhóm màu đậm và màu nhạt.

c. Gợi ý cách tổ chức.

- GV yêu cầu HS quan sát hình SGK trang 7 và trả lời câu hỏi?

- Khơi gợi để HS nhắc lại và cùng ghi nhớ các bước thực hành vẽ tranh với màu đậm, và màu nhạt.

d. Câu hỏi gợi mở:

- Theo em, có mấy bước để vẽ tranh về bầu trời và biển?

- Bước nào được vẽ bằng nhiều nét?

- Bước nào có vẽ màu đậm, màu nhạt?

- GV yêu cầu vẽ một bức tranh về bầu trời và biển.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

+ Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới:

- Màu sắc có thể tạo nên đậm, nhạt trong tranh.

* GV chốt: Vậy là các em đã biết màu sắc có thể tạo nên đậm, nhạt trong tranh ở hoạt động 2.

3. Vận dụng - Trải nghiệm

- GV lồng ghép giáo dục Quôc phòng và an ninh

- GV lấy một số bài vẽ đã hoàn thành cho HS quan sát.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em thấy màu chủ đạo của bức tranh này là màu gì?

+ Các chú Hải Quân làm nhiệm vụ gì ở ngoài biển?

* Gv chốt: Để biển trời của chúng ta được đẹp như ngày hôm nay và có một màu xanh hòa bình là nhờ công lao của các chiến sỹ Hải quân ngày đêm canh giữ biển trời để bảo đảm sự bình yên cho đất nước.

- Bằng các hành động nhỏ các em có thể, thể hiện lòng biết ơn đối với các chiến sĩ Hải Quân và tôn vinh vẻ đẹp cũng như giá trị của bầu trời và biển của đất nước ta: Như đọc sách, xem tài liệu, vẽ các bức tranh về bầu trời và biển.

* Nhận xét, dặn dò:

- Củng cố tiết học, nhận xét HS hoàn thành, và chưa hoàn thành.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho tiết 2.

- HS ổn định tổ chức.

- HS tham gia hát tập thể.

- HS quan sát các lọai màu pha màu và thảo luận về màu

- HS quan sát hộp màu và chỉ ra các màu đậm các màu nhạt.

- HS quan sát.

- HS thực hiện.

- HS trả lời.

Có 3 bước để vẽ bầu trời và biển.

- Bước vẽ hình

- Bước vẽ màu

- Câu 1: Màu đậm là những màu: đen, nâu, da cam, xanh da trời, tím,..

- Câu 2: Màu nhạt là những màu: trắng, vàng, hồng,...

- HS thực hiện,thảo luận.

- Câu 3: Sau khi pha các cặp màu cơ bản, ta sẽ có màu: Vàng + đỏ = cam Xanh dương + vàng = lục

Xanh dương + đỏ = nâu

- Câu 4: Nhóm màu pha vưới màu vàng cho ta cảm giác đậm.

- Câu 5: Màu xanh lam, xanh lá, tím cho ta cảm giác nhạt.

- Câu 6: Màu đỏ, nâu, cam cho ta cảm giác đậm.

- HS bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS ghi nhớ.

- Vẽ được bức tranh sử dụng kết hợp 2 loại màu: đậm và nhat.

- HS quan sát các lọai màu pha màu và thảo luận.

- HS quan sát.

- HS nhớ lai.

- HS trả lời.

- Theo em, có 3 bước chính để vẽ một bức tranh về bầu trời và biển.

- Vẽ nét tạo ranh giới trời và biển.

- HS thực hành.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS quan sát.

- HS trả lời.

- Màu chủ đạo là màu xanh da trời và màu xanh nước biển.

- Làm nhiệm vụ canh giữ biển

trời.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3. Giáo án tích hợp An ninh quốc phòng lớp 3

KHỐI 3: CHỦ ĐỀ: ĐÔ THỊ NGÀY NAY

BÀI 3: ĐÔ THỊ TRONG MẮT EM

(Thời lượng 2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- HS nêu được cách kết hợp các hình cơ bản tạo bức tranh phong cảnh đô thị.

2. Năng lực:

- HS vẽ được bức tranh thể hiện phong cảnh khu đô thị từ các hình cơ bản.

- HS chỉ ra được sự hài hòa của nét, hình, màu, tương phản và điểm nhấn trong bài vẽ.

3. Phẩm chất:

- HS chia sẻ được cảm nhận về cuộc sống đô thị trong tranh.

- Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức tự giác, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường và tình yêu quê hương đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV mĩ thuật 3.

- Sản phẩm minh họa.

- Hình ảnh, video về các khu đô thị.

2. Học sinh:

- Sách học MT lớp 3.

- Giấy, bút chì, màu vẽ, hồ dán...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠYHỌC:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. KHỞI ĐỘNG:

- GV cho HS chơi trò chơi“Giải đố từ khóa”. (Từ khóa: Đô thị).

- GV nêu luật chơi, cách chơi, thời gian chơi.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- GV giới thiệu chủ đề bài học.

2. KHÁM PHÁ:

Khám phá hình ảnh khu đô thị.

a. Nhiệm vụ của GV:

- Tổ chức cho HS quan sát hình trong SGK hoặc hình ảnh, video về các khu nhà, khu đô thị, chung cư do GV chuẩn bị để HS có thêm trải nghiệm về những hình khối, màu sắc và cảnh vật của một khu ở đô thị trước khi thực hiện bài vẽ.

b. Gợi ý cách tổ chức:

- Hướng dẫn HS quan sát hình do GV chuẩn

bị và trong SGK (trang 70), chỉ ra hình khối, màu sắc tạo nên hình các ngôi nhà và cảnh vật xung quanh.

- Khuyến khích HS chia sẻ về hình các ngôi nhà và cảnh vật theo cảm nhận riêng.

- Nêu câu hỏi gợi ý để HS suy nghĩ, trả lời:

+ Các ngôi nhà có hình, khối gì?

+ Hình khối của ngôi nhà nào to, ngôi nhà nào nhỏ?

+ Hình khối nào tương phản với nhau?

+ Đặc điểm của ngôi nhà và cảnh vật trong khu đô thị như thế nào?

+ Màu sắc của các ngôi nhà và cảnh vật khác nhau ở điểm nào?

+ Các bộ phận của ngôi nhà thường có điểm gì giống nhau?

*GV tóm tắt để HS ghi nhớ: Những ngôi nhà và cảnh vật ở đô thị rất đa dạng, phong phú. Các ngôi nhà và cảnh vật thường được kết hợp từ nhiều nét, hình, khối, màu sắc khác nhau tạo nên đặc điểm riêng của đô thị.

- GV khen ngợi, động viên HS.

3. KIẾN TẠO KIẾN THỨC-KĨ NĂNG:

Cách vẽ tranh về phong cảnh đô thị.

a. Nhiệm vụ của GV:

- Tạo cơ hội cho HS quan sát hình trong SGK để nhận biết các bước vẽ tranh phong cảnh đô thị.

b. Gợi ý cách tổ chức:

- Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK (trang 71) và chỉ ra các bước vẽ tranh phong cảnh đô thị từ các nét, hình, màu.

- Hướng dẫn và nêu câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận để nhận biết các bước vẽ tranh về đô thị theo cảm nhận của mình:

+ Vẽ tranh về phong cảnh đô thị thường được bắt đầu với bước vẽ nào?

+ Nét, hình được vẽ ở những bước nào?

+ Có thể tạo điểm nhấn cho tranh phong cảnh đô thị bằng cách nào?

*GV đưa ND tích hợp GDANQP: Để cho bức tranh về phong cảnh đô thị được đẹp, sinh động và ý nghĩa hơn chúng ta có thể vẽ thêm các hình ảnh thể hiện hoạt động của con người và một trong những hình ảnh đẹp quen thuộc góp phần làm cho đô thị của chúng ta luôn xanh, sạch, đẹp đó là hình ảnh gì? (Bác lao công dọn VS, Bác công nhân đang trồng và chăm sóc cây xan…)

=>Mỗi cá nhân chúng ta cần có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực phù hợp với lứa tuổi của mình để góp phần xây dựng bảo vệ các khu đô thị luôn xanh, sạch, đẹp trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè trên khắp thế giới.

+ Màu sắc được thể hiện ở bước thứ mấy?

- Khuyến khích HS nhắc lại hoặc đọc nội dung trong SGK và ghi nhớ các bước vẽ

tranh phong cảnh đô thị:

+ Bước 1: Vẽ phác các hình cơ bản tạo nhà và cây.

+ Bước 2: Vẽ các chi tiết thể hiện đặc điểm của khu nhà.

+ Bước 3: Vẽ thêm hoạt động của con người tạo điểm nhấn cho bức tranh.

+ Bước 4: Vẽ màu hoàn thiện sản phẩm.

*GV tóm tắt để HS ghi nhớ: Sự tương phản, lặp lại các hình khối, màu sắc, độ đậm, nhạt có thể tạo được bức tranh về khu đô thị.

- Khen ngợi, động viên HS.

4. LUYỆN TẬP-SÁNG TẠO:

Tạo sản phẩm mĩ thuật về phong cảnh đô thị.

a. Nhiệm vụ của GV:

- Hướng dẫn, gợi mở cho HS hình dung về nét, hình, màu và không gian khu đô thị sẽ thể hiện trong bài vẽ.

b. Gợi ý cách tổ chức:

- Khuyến khích HS chia sẻ đặc điểm về nét, hình, khối, màu sắc, tỉ lệ của các ngôi nhà, cảnh vật trong khu đô thị em sẽ vẽ.

- Khơi gợi để HS nhớ lại và thực hiện theo các bước đã gợi ý.

- Nêu câu hỏi gợi ý giúp HS hình dung được về hình ảnh khu đô thị để có ý tưởng thực hiện sản phẩm theo ý thích:

+ Em hình dung khu đô thị sẽ vẽ như thế nào?

+ Em sẽ sử dụng những hình cơ bản nào để vẽ nhà?

+ Những hình nào có thể kết hợp để vẽ cây?

+ Màu sắc, đặc điểm của những ngôi nhà và khung cảnh xung quanh như thế nào?

+ Em sẽ trang trí thêm và pha màu như thế nào để vẽ khu đô thị?

- Khuyến khích HS lựa chọn và sử dụng màu thứ cấp để vẽ tranh khu đô thị theo ý thích.

*Lưu ý: Sử dụng hài hòa hình cơ bản với các hình tự do có thể tạo được không gian và điểm trọng tâm tâm trong bài vẽ.

- GV tiến hành cho HS tạo sản phẩm mĩ thuật về phong cảnh khu đô thị theo các bước vừa học.

- Quan sát, giúp đỡ HS làm bài.

*NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM.

- GV tổ chức cho HS nhận xét, rút kinh nghiệm sản phẩm đã làm được trong tiết học này (dù chưa hoàn thiện) để HS nhận ra cái được và chưa được trong sản phẩm của mình/ nhóm mình để các em hoàn thiện sản phẩm tốt hơn trong tiết sau.

- Khen ngợi, động viên HS.

*Củng cố:

- Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.

- Khen ngợi HS.

- GV liên hệ bài học vào thực tế cuộc sống.

- Đánh giá chung tiết học.

*Dặn dò:

- Lưu giữ sản phẩm của Tiết 1 để tiết 2 hoàn thiện.

- Chuẩn bị đồ dùng học tập: Giấy, bút chì, màu vẽ, hồ dán... cho tiết học sau.

- HS chọn đội chơi, bạn chơi.

- HS chơi TC.

- Phát huy.

- Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT.

- HS quan sát hình ảnh GV đưa ra

- HS quan sát hình trong SGK (trang 70), chỉ ra hình khối, màu sắc tạo nên hình các ngôi nhà và cảnh vật xung quanh.

- HS chia sẻ về hình các ngôi nhà và cảnh vật theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe, thảo luận, nhận biết.

- HS trả lời.

- HS báo cáo.

- HS nêu.

- HS trả lời.

- HS nêu.

- HS lắng nghe, ghi nhớ

- Phát huy.

- HS quan sát hình trong SGK để nhận biết các bước vẽ tranh phong cảnh đô thị.

- HS quan sát hình trong SGK (trang 71) và chỉ ra các bước vẽ tranh phong cảnh đô thị từ các nét, hình, màu.

- HS lắng nghe, thảo luận để nhận biết các bước vẽ tranh về đô thị theo cảm nhận của mình.

- HS báo cáo.

- HS nêu.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và đưa ra ý tưởng

- HS lắng nghe

- HS nhắc lại hoặc đọc nội dung trong SGK và ghi nhớ các bước vẽ tranh phong cảnh đô thị.

- HS ghi nhớ kiến thức

- Phát huy.

- HS hình dung về nét, hình, màu và không gian khu đô thị sẽ thể hiện trong bài vẽ.

- HS chia sẻ đặc điểm về nét, hình, khối, màu sắc, tỉ lệ của các ngôi nhà, cảnh vật trong khu đô thị em sẽ vẽ.

- HS nhớ lại và thực hiện theo các bước đã gợi ý.

- HS lắng nghe, thảo luận, báo cáo.

- HS nêu.

- HS trả lời.

- HS báo cáo.

- HS nêu.

- HS lựa chọn và sử dụng màu thứ cấp để vẽ tranh khu đô thị theo ý thích.

- Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức.

- Thực hành làm sản phẩm cá nhân hoặc nhóm.

- HS nhận xét, rút kinh nghiệm sản phẩm đã làm được trong tiết học này (dù chưa hoàn thiện), nhận ra cái được và chưa được trong sản phẩm của mình/ nhóm mình để hoàn thiện sản phẩm tốt hơn trong tiết sau.

- Phát huy.

- 1, 2 HS nêu.

- Phát huy.

- Lắng nghe, mở rộng kiến thức.

- Trật tự.

- Thực hiện.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cần thiết cho bài họ sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4. Giáo án tích hợp An ninh quốc phòng lớp 4

KHỐI 4: CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

Bài 1: TRANH VẼ VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

(Thời lượng 2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết được Biển, Đảo là phần chủ quyền của đất nước không thể tách rời cần được bảo vệ.

- Nêu được cách kết hợp vật liệu, hình, khối biến thể và màu sắc cho cảm giác nóng, lạnh tạo SPMT.

- Tạo được SPMT 2D, 3D về chủ đề quê hương – đất nước.

- Trình bày được thao tác tạo ra sản phẩm có cấu trúc, tỉ lệ, màu sắc hài hòa trong SPMT.

- Chia sẻ được cách sử dụng SPMT trong học tập và cuộc sống. Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo trong các bức tranh vẽ về biển đảo Việt Nam.

* Tích hợp QPAN: GD HS tình yêu quê hương đất nước, bảo vệ biển đảo quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đối với giáo viên.

- Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).

2. Đối với học sinh.

- Giấy, bút, tẩy, màu vẽ. ĐDHT cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

* Hoạt động khởi động.

- GV cho HS sinh đọc thơ về biển, đảo Việt Nam.

Trường Sa Thân Yêu
Tác giả: Nguyễn Thị Loạt

Mênh mông trời biển bao la
Một vùng biển đảo thật là thân thương
Các anh ở đó biên cương
Cầm chắc tay súng ngăn phường xâm lăng
Lối liền biển đảo xa xăm
Trường Sa yêu dấu tháng năm giữ gìn
Toàn dân gửi trọn niềm tin
Để cho dân tộc bình yên tháng ngày
Hòa bình hạnh phúc vui thay
Trường Sa yêu dấu hàng ngày bên anh.

(Nguồn: Sưu tầm)

* GV chốt.

- HS thực hiện phần KĐ.

1.HĐ1. PHÁM PHÁ:

Mục tiêu:

- HS biết được Biển, Đảo là một phần chủ quyền của đất nước, nó có vẽ

đẹp rất phong phú..

- Vẽ về bức tranh về biển đảo Việt Nam với hòa sắc nóng hoặc lạnh.

*Quan sát nhận xét.

* Nhiệm vụ của GV.

- Tổ chức cho HS quan sát hình ảnh biển đảo Việt Nam trong SGK Mĩ thuật 4, và do GV chuẩn bị để các em chia sẻ về cảnh vật, màu sắc, các hình ảnh thường có ở biển đảo.

* Gợi ý cách tổ chức.

- Tổ chức HS quan sát hình ảnh biển đảo Việt Nam ở trang 42 trong SGK Mĩ thuật 4, và do GV chuẩn bị.

- Yêu cầu HS chia sẻ về cảnh vật, màu sắc hình ảnh thường có ở biển đảo.

- Gợi mở để HS chia sẻ về những cảnh đẹp biển đảo trong thực tế mà các em biết.

* Câu hỏi gợi mở.

? Cảnh vật, màu sắc của biển đảo như thế nào?

? Những hình ảnh nào thường có ở biển đảo?

? Em ấn tượng với hình ảnh nào?

? em còn biết những cảnh đẹp biển đảo nào khác của Việt Nam…?

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã biết cách nêu được cách vẽ tạo không gian xa, gần trong tranh ở hoạt động 1

- HS quan sát hình ảnh biển đảo Việt Nam trong SGK Mĩ thuật 4,

- HS quan sát hình ảnh biển đảo Việt Nam ở trang 42 trong SGK.

- HS chia sẻ về cảnh vật, màu sắc hình ảnh.

+ HS trả lời câu hỏi.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

2. HĐ2. KIẾN TẠO KIẾN THỨC - KĨ NĂNG:

Mục tiêu: HS biếtđược các bước tiến hành cách vẽ một bức tranh về biển đảo.

*Các bước vẽ tranh về biển đảo.

* Nhiệm vụ của GV.

- Hướng dẫn HS quan sát hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 4, tìm hiểu và nhận biết các bước vẽ tranh về biển đảo.

* Gợi ý cách tổ chức.

- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa ở trang 43 trong SGK Mĩ thuật 4, để nhận biết các bước vẽ tranh về biển đảo.

- Nêu câu hỏi gợi mở để HS chỉ ra các bước thực hiện theo cảm nhận của bản thân thông qua hình minh họa.

- Gợi ý để HS nhắc lại và ghi nhớ các bước vẽ tranh về biển đảo.

* Câu hỏi gợi mở.

+ Các bước vẽ tranh về biển đảo được thực hiện như thế nào?

+ Hình minh họa thể hiện những cảnh vật gì ở biển đảo?

+ Vẽ màu như thế nào để thể hiện được không gian xa, gần của biển đảo?

+ Để hoàn thiện và tạo sự sinh động cho bức tranh, các cảnh vật trong tranh nên vẽ trước hay sau khi vẽ không gian…?

* Tóm tắt để HS ghi nhớ.

- Kết hợp hình ảnh xa, gần và màu sắc phù hợp có thể diễn tả được bức tranh phong cảnh biển đảo Việt Nam.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã biết cách vẽ về bức tranh về biển đảo Việt Nam với hòa sắc nóng hoặc lạnh ở hoạt động 2.

* Củng cố, dặn dò.

- HS chuẩn bị tiết sau.

- HS tìm hiểu và ghi nhớ.

- HS quan sát hình minh họa ở trang 43 trong SGK Mĩ thuật 4,

- HS chú ý các bước thực hiện theo cảm nhận của bản thân.

- HS nhắc lại và ghi nhớ.

+ HS trả lời câu hỏi.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS ghi nhớ.

- HS ghi nhớ.

3.HĐ3: LUYỆN TÂP- SÁNG TẠO:

Mục tiêu: HS thực hành vẽ được tranh về biển đảo quê hương theo khả năng của mình

* Nhiệm vụ của GV.

- Gợi mở đề HS lựa chọn hình ảnh biển đảo yêu thích và tổ chức cho các em thực hành vẽ tranh về biển đảo Việt Nam.

* Gợi ý cách tổ chức.

- Yêu cầu HS quan sát các bài vẽ biển đảo trong trang 44 trong SGK Mĩ thuật 4, và do GV chuẩn bị.

- Gợi mở để HS hình dung về cảnh vật, không gian của biển đảo Việt Nam mà các em thích và thực hành bài vẽ theo các bước gợi ý.

- Huyến khích HS tạo thêm điểm nhấn cho hình ảnh nhtranh vẽ gì?ân vật, cảnh vật trong bài vẽ.

* Câu hỏi gợi mở:

+ Em vẽ về biển đảo của quê hương mình hay biển đảo ở nơi nào?

+ Em có ý tưởng sắp xếp cảnh vật, nhân vật như thế nào trong bài vẽ?

+ Em sẽ vẽ màu cho bài vẽ như thế nào để tạo ấn tượng về cảnh vật biển đảo Việt Nam?

+ Bài vẽ của em sẽ có hòa sắc nóng hay lạnh…?

* GV Cho HS xem tranh vẽ của HS.

Giáo án Mĩ thuật tích hợp An Ninh Quốc Phòng Tiểu học

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã biết các chỉ ra được hình ảnh thể hiện sự xa, gần và màu nóng, lạnh trong bài vẽ ở hoạt động 3.

- HS lựa chọn hình ảnh biển đảo yêu thích để thực hành vẽ tranh.

- HS quan sát các bài vẽ biển đảo trong trang 44 trong SGK.

- HS hình dung về cảnh vật, không gian của biển đảo Việt Nam để thực hành bài vẽ.

- HS phát huy lĩnh hội.

+ HS trả lờii.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ Cho HS thảo luận xem tranh vẽ gì?

+ HS trả lời.

4.HĐ4. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ:

Mục tiêu: HS biết trưng bầy sản phẩm, biết chia sẻ, cảm nhận được tranh của

Nhóm bạn.

* Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.

* Nhiệm vụ của GV.

- Tổ chức cho HS trưng bày, thảo luận và chia sẻ các bài vẽ yêu thích, vè cảnh vật, không gian, màu sắc, về hình ảnh ở xa và ở gần trong bài vẽ.

* Gợi ý cách tổ chức.

- Hướng dẫn tổ chức cho HS trưng bày, bài vẽ.

- Yêu cầu HS giới thiệu. trình bày bài vẽ và nêu cảm nhận về cảnh vật, màu sắc, không gian trong bài vẽ của mình, của bạn.

- Nêu câu hỏi gợi ý để HS thảo luận chia sẻ cách vẽ, cách phối hợp màu sắc để tạo không gian, cảnh vật trong bài vẽ theo hòa sắc nóng hoặc lạnh.

- Chỉ ra cho HS thấy những bài vẽ có hình ảnh, màu sắc hài hòa, sự kết hợp nhân vật và không gian trong tranh hợp lí, màu có hòa sắc.

- Gợi ý cách điều chỉnh bổ sung để bài vẽ hoàn thiện hơn.

* Câu hỏi gợi mở.

+ Em thích bài vẽ nào? Vì sao?

+ Cảnh biển đảo trong bài vẽ là ở đâu? Em đã được đến đó chưa?

+ Không gian trong bài vẽ về biển đảo ở vùng miền nào? Hình ảnh nào thể hiện điều đó?

+ Theo em nên điều chỉnh hoặc bổ sung gi để bài vẽ sinh động và hoàn thiện hơn…?

* GV chốt:

? Vì sao chúng ta phải bảo vệ biển, đảo của Việt Nam?

- HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận.

- HS thực hiện việc trưng bày bài vẽ.

- HS giới thiệu. trình bày, chia sẻ về bài vẽ.

- HS thảo luận, chia sẻ.

- HS cảm nhận, ghi nhớ.

- HS phát huy lĩnh hội.

+ HS trả lời câu hỏi.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe, ghi nh

5.HĐ5. VẬN DỤNG PHÁT TRIỂN

Mục tiêu: HS biết biết thưởng thức một số một số bức tranh của họa sĩ thêm yêu biển đqỏ quê hương đất nước.

Tìm hiểu tranh về biển đảo của họa sĩ

* Nhiệm vụ

- Tổ chức cho HS quan sát về một tranh vẽ về biển đảo Việt Nam của họa sĩ để các em nhận biết thêm về cách diễn tả cảnh vật ở xa, ở gần và màu sắc thể hiện nét đẹp của biển đảo Việt Nam trong tranh của họa sĩ.

* Gợi ý cách tổ chức.

- Yêu cầu HS quan sát ở trang 45 trong SGK Mĩ thuật 4, và một số bức tranh của họa sĩ về biển đảo Việt Nam gần gũi với HS do GV chuẩn bị.

- Nêu câu hởi để HS suy nghĩ về màu sắc, cách vẽ, cảnh vật trong tranh, chất liệu và cảm xúc của các em khi xem tranh của họa sĩ.

* Câu hỏi gợi mở.

+ Em thích bức tranh nào? Vì sao?

+ Chất liệu và hình thức thể hiện của bức tranh có gì khác với bài vẽ của em?

+ Màu sắc của tranh gợi cho em cảm giác như thế nào?

+ Em học tập được gì về kĩ thuật thể hiện, cách sắp xếp không gian hình, màu trong tranh của họa sĩ…?

* Tóm tắt HS ghi nhớ.

- Phong cảnh biển đảo Việt Nam rất tươi đẹp. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường biển đảo quê hương.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã biết cách tổ chức quan sát về một tranh vẽ về biển đảo Việt Nam của họa sĩ để các em nhận biết thêm về cách diễn tả cảnh vật ở xa, ở gần và màu sắc thể hiện nét đẹp của biển đảo Việt Nam trong tranh của họa sĩ ở hoạt động 5.

* Củng cố, dặn dò.

- Chuẩn bị tiết sau.

- HS quan sát.

- HS quan sát ở trang 45 trong SGK Mĩ thuật 4,

- HS thảo luận suy nghĩ và trả lời.

+ HS trả lời câu hỏi.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- HS ghi nhớ.

- HS lắng nghe ghi nhớ.

- HS ghi nhớ.

IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

5. Giáo án tích hợp An ninh quốc phòng lớp 5

BÀI 2

THIẾU NHI THẾ GIỚI VỚI HOÀ BÌNH

(Số tiết: 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Nêu được cách kết hợp các nhóm nhân vật để thể hiện đề tài trong tranh.

Tạo được bức tranh về đề tài hoạt động giao lưu của thiếu nhi thế giới.

Chỉ ra được nhóm chính, nhóm phụ trong sản phẩm mĩ thuật.

Chia sẻ được nét đẹp và ý nghĩa của hoạt động giao lưu của thiếu nhi thế giới.

* Tích hợp QPAN: Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, bảo vệ biển đảo quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

1. Giáo viên

Kế hoạch dạy học, SGK Mĩ thuật 5, SGV Mĩ thuật 5.

Tranh ảnh về các hoạt động giao lưu của thiếu nhi thế giới.

2. Học sinh

SGK Mĩ thuật 5, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ,…

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

TIẾT 1

- Ổn định lớp

- Ổn định lớp, kiểm tra đồ dùng học tập.

- Khởi động vào bài học

- GV linh hoạt lựa chọn hình thức khởi động phù hợp với nội dung bài học.

Các hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG 1. KHÁM PHÁ

Khám phá các hoạt động giao lưu của thiếu nhi thế giới.

Mục tiêu:

- HS nhận biết được cảnh vật, không khí của các hoạt động giao lưu của thiếu nhi thế giới.

- HS biết được chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

- HS thêm yêu đất nước, con người Việt Nam và có niềm tự hào về dân tộc.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Yêu cầu HS quan sát các bức ảnh ở trang 42 trong SGK Mĩ thuật 5 và tranh ảnh, về các hoạt động giao lưu thể thao, văn nghệ, môi trường,...

* Giáo viên cho học sinh xem đoạn video về hình ảnh bản đồ chủ quyền trên đất liền và trên biển của Việt Nam qua màn hình chiếu do GV chuẩn bị.

Nêu câu hỏi gợi ý để HS thảo luận và chia sẻ về hoạt động giao lưu của thiếu nhi thế giới thể hiện trong hình ảnh, video minh hoạ.

Câu hỏi gợi mở:

+ Hoạt động nào của thiếu nhi được thể hiện trong mỗi bức ảnh?

+ Trong mỗi bức ảnh đó có những cảnh vật gì?

+ Không khí của các hoạt động được thể hiện trong mỗi bức ảnh như thế nào?

+ Chủ đề gì được thể hiện trong mỗi bức ảnh?

+ Em còn biết những hoạt động giao lưu nào của thiếu nhi thế giới?

+ Em hãy kể tên hai quần đảo lớn thuộc chủ quyền của Việt Nam?

Nhận xét, tóm tắt nội dung kiến thức cần ghi nhớ.

Quan sát hình ảnh, video clip minh hoạ.

Thảo luận và trả lời câu hỏi theo các nội dung GV định hướng:

+ Hoạt động trong mỗi bức ảnh.

+ Cảnh vật trong mỗi bức ảnh.

+ Không khí hoạt động được thể hiện trong bức ảnh.

+ Chủ đề được thể hiện trong các bức ảnh.

+ Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Lắng nghe, tiếp thu kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 2. KIẾN TẠO KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

Các bước vẽ tranh với nhiều nhân vật.

Mục tiêu: HS nhận biết được cách kết hợp các nhóm nhân vật để thể hiện đề tài trong tran

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở trang 43 trong SGK Mĩ thuật 5 và trên màn hình chiếu.

Nêu câu hỏi gợi ý để HS thảo luận và chỉ ra các bước vẽ tranh với nhiều nhân vật.

Câu hỏi gợi mở:

+ Nêu các bước vẽ tranh với nhiều nhân vật theo gợi ý.

+ Nhóm chính hay nhóm phụ của bức tranh nên vẽ trước?

+ Cảnh vật trong bức tranh được vẽ ở bước thứ mấy?

+ Để hoàn thiện bức tranh cần làm gì?

+ ...?

Yêu cầu HS đọc và ghi nhớ nội dung “Bạn nhớ nhé!” ở trang 43 trong SGK Mĩ thuật 5.

Quan sát hình minh hoạ.

Thảo luận, phân tích và chỉ ra các bước vẽ tranh với nhiều nhân vật theo nhận thức của cá nhân.

Ghi nhớ: Kết hợp hài hoà nhóm hình trọng tâm với cảnh vật, chi tiết ở xung quanh có thể tạo được bức tranh có nhóm chính, nhóm phụ.

HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO

Vẽ tranh về hoạt động giao lưu của thiếu nhi thế giới.

Mục tiêu: HS tạo được bức tranh về đề tài hoạt động giao lưu của thiếu nhi thế giới.

Tổ chức cho HS lựa chọn hoạt động giao lưu của thiếu nhi mà các em yêu thích.

Nêu câu hỏi gợi ý để HS chia sẻ về hoạt động, nhân vật, cảnh vật, màu sắc, không khí của hoạt động giao lưu mà các em sẽ thể hiện trong bài vẽ.

Câu hỏi gợi mở:

+ Em sẽ vẽ tranh về hoạt động giao lưu nào của thiếu nhi?

+ Điểm nổi bật của hoạt động ấy là gì?

+ Em sẽ vẽ hình ảnh gì đầu tiên?

+ Em sẽ vẽ thêm cảnh vật gì để làm nổi bật hoạt động được thể hiện trong bài vẽ?

+ Em sẽ sử dụng màu sắc như thế nào để thể hiện được không khí của hoạt động?

+ ...?

Khuyến khích HS phối hợp đa dạng các chấm, nét, hình để tạo sự sinh động cho bài vẽ.

Lưu ý HS: Nên vẽ về hoạt động giao lưu có sự tham gia của nhiều nhân vật.

Hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thực hành.

Lựa chọn một số bài vẽ đang thực hiện của HS để các em quan sát, nhận xét. GV nhận xét, đánh giá chung về các bài vẽ.

Dặn dò HS thu dọn đồ dùng học tập, vệ sinh lớp học và chuẩn bị cho tiết học sau

Suy nghĩ và lựa chọn hoạt động giao lưu của thiếu nhi để thể hiện trong bài vẽ.

Lắng nghe và chia sẻ về ý tưởng thể hiện bài vẽ của các em.

Lắng nghe để vận dụng khi thực hành.

Lắng nghe và thực hiện.

Thực hành vẽ tranh về hoạt động giao lưu của thiếu nhi thế giới.

Quan sát, nêu ý kiến nhận xét về các bài vẽ và rút kinh nghiệm để biết cách hoàn thiện bài vẽ hơn trong tiết học sau.

Lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Mời các bạn tham khảo các Tài liệu có liên quan trong chuyên mục Giáo án - Bài Giảng.

Đánh giá bài viết
3 541
Giáo án Mĩ thuật sách Chân trời sáng tạo tích hợp An Ninh Quốc Phòng Tiểu học - Đủ 5 lớp
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm