Trọn bộ Giáo án Mĩ thuật 6 Kết Nối Tri Thức Cả năm (Đủ 35 Tuần)

KHBD: Giáo án lớp 6 môn Mĩ thuật KNTT (Đủ 8 chủ đề)

HoaTieu.vn xin chia sẻ trọn bộ Giáo án Mĩ thuật 6 Kết Nối Tri Thức Cả năm gồm đầy đủ Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật lớp 6 bộ KNTT file word (8 chủ đề và 16 bài học) trong suốt 35 Tuần học, giúp giáo viên có thêm tư liệu tham khảo để biên soạn giáo án, bài giảng môn Mỹ thuật lớp 6 theo chương trình mới hay và bổ ích cho học sinh của mình.

Sau đây là nội dung chi tiết mẫu giáo án lớp 6 môn Mỹ thuật Kết nối tri thức với cuộc sống kèm file tải miễn phí, mời các bạn cùng tham khảo.

KHBD Mĩ thuật 6 Kết Nối Tri Thức
KHBD Mĩ thuật 6 Kết Nối Tri Thức

File Word Giáo án Mỹ thuật 6 Kết nối tri thức

KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 1

XÂY DỰNG Ý TƯỞNG TRONG SÁNG TÁC MĨ THUẬT

Trường:...................

Tổ:............................

Họ và tên giáo viên:……………………

BÀI 1: MỘT SỐ THỂ LOẠI MĨ THUẬT

Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

− Đặc điểm cơ bản của mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm/ SPMT;

− Một số kĩ năng tạo hình trong lĩnh vực mĩ thuật.

2. Năng lực

Sau bài học, HS sẽ:

– Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm/ SPMT;

– Biết cách phân tích được vẻ đẹp của một bức tranh, tượng và sử dụng chất liệu thực hiện một SPMT;

– Biết nhận xét, đánh giá SPMTcủa cá nhân, nhóm.

3. Phẩm chất

Có hiểu biết và ứng xử phù hợp với những lĩnh vực của mĩ thuật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như SPMT, TPMT trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát như: tranh, tượng, phù điêu, sản phẩm trong thể loại Thiết kế công nghiệp; Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Quan sát

a. Mục tiêu

- Biết được tên gọi của một số thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng (trong phạm vi THCS).

- Biết được một số đặc điểm của các thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng.

b.Nội dung

- GV hướng dẫn HS quan sát và tìm hiểu chú thích các hình minh hoạ thể loại mĩ thuật trong SGK và tài liệu minh hoạ bổ sung (nếu có);

- HS quan sát, tìm hiểu nội dung của hình minh hoạ và phần chú giải để hiểu về đặc điểm một số thể loại mĩ thuật.

c.Sản phẩm học tập

- Nhận thức của HS về tên gọi, đặc điểm cơ bản của một số thể loại mĩ thuật cần biết trong nội dung môn Mĩ thuật lớp 6.

- Trả lời khái quát câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 6.

d.Tổ chức thực hiện

- GV nhắc lại kiến thức đã học. Gợi ý nội dung: Trong cấp Tiểu học, HS đã làm quen với những TPMT như tranh, tượng, phù điêu hay những sản phẩm được thiết kế gắn với cuộc sống như: đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân, đồ lưu niệm, đồ gia dụng, đồ trang trí nội thất,...

- GV đặt câu hỏi dẫn dắt vào chủ đề:

+ Em biết mĩ thuật gồm những lĩnh vực nào? (Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng)

+ Mĩ thuật tạo hình gồm có những thể loại nào? (Hội hoạ; Đồ hoạ tranh in; Điêu khắc: tượng, phù điêu)

+ Mĩ thuật ứng dụng gồm có những thể loại nào? (Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang,…)

- GV ghi câu trả lời lên bảng (không đánh giá).

– GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 5 – 6, quan sát tranh, ảnh, tìm hiểu một số TPMT và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 6.

- GV đưa thêm câu hỏi gợi ý để làm rõ về đặc điểm của mỗi thể loại mĩ thuật tạo hình:

+ Hội hoạ, Đồ hoạ tranh in có đặc điểm gì về hình, màu, diễn tả trên không gian nào?

+ Điêu khắc có đặc điểm gì về khối, diễn tả trong không gian nào?

+ TPMT trong không gian 2D (Hội hoạ, Đồ hoạ tranh in) có đặc điểm gì khác với TPMT trong không gian 3D (Điêu khắc)?

– GV ghi ý kiến của HS lên bảng (không đánh giá).

– GV đưa thêm câu hỏi gợi ý để làm rõ về đặc điểm của mỗi thể loại mĩ thuật ứng dụng:

+ Qua sản phẩm minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 6, em hãy cho biết sản phẩm của thể loại Thiết kế đồ hoạ khác gì với sản phẩm Thiết kế thời trang?

+ Qua sản phẩm minh hoạ, em hãy cho biết sản phẩm của thể loại Thiết kế đồ hoạ khác gì so với Hội hoạ, Đồ hoạ tranh in?

– Căn cứ ý kiến phát biểu của HS, GV đưa ra một số ý để chốt kiến thức:

+ Hình, màu, khối và sự sắp xếp các yếu tố này là đặc điểm nhận biết của mĩ thuật;

+ Những tác phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật tạo hình thường sử dụng yếu tố và nguyên lí tạo hình như: đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục,… để thể hiện ý tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ trước thiên nhiên, cuộc sống.

+ Những sản phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật ứng dụng thường gắn với sản xuất công nghiệp và cuộc sống như các sản phẩm: thời trang, bìa sách, đồ lưu niệm, bao bì, đồ dùng,…

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 6 theo gợi ý:

- Các thể loại mĩ thuật tạo hình đều sử dụng nhữn yếu tố tạo hình như: đường nét, màu sắc, hình khối, không gian, bố cục... để thể hiện ý tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ trước thiên nhiên, cuộc sống.

+ Hội hoạ là nghệ thuật sử dụng các yếu tố tạo hình như: chấm, nét, hình khối, màu sắc,... để phản ánh hiện thực cuộc sống trên mặt phẳng hai chiều.

..................

Tải file Giáo án Mĩ thuật 6 Kết Nối Tri Thức Cả năm để xem tiếp nội dung

Mời các bạn tham khảo các Giáo án - Bài giảng khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 145
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi