Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức 2024
Giáo án môn Công nghệ lớp 11 Kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức - Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu kế hoạch bài dạy môn Công nghệ lớp 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Với mẫu soạn giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức file word dưới đây sẽ giúp các thầy cô giáo có thêm tài liệu tham khảo để nắm được cách soạn giáo án Công nghệ 11 Kết nối tri thức với cuộc sống theo đúng hướng dẫn của Công văn 5512. Mời các bạn cùng tham khảo.
Để tải giáo án môn Công nghệ lớp 11 KNTT, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài hoàn toàn miễn phí của Hoatieu.
Tải giáo án Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức
Để lựa chọn tải giáo án Công nghệ 11 Chăn nuôi hoặc Cơ khí, mời các bạn nhấn vào đường link bên dưới:
Tải giáo án Công nghệ Cơ khí 11 KNTT
Tải giáo án Công nghệ Chăn nuôi 11 KNTT
Mẫu kế hoạch bài dạy Công nghệ 11 KNTT
BÀI 5: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được các phương pháp nhân giống vật nuôi.
- Lựa chọn được phương pháp nhân giống phù hợp với mục đích sử dụng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về các phương pháp nhân giống vật nuôi ở Việt Nam và trên thế giới.
Năng lực riêng:
- Nêu được các phương pháp nhân giống vật nuôi.
- Lựa chọn được phương pháp nhân giống phù hợp với mục đích sử dụng.
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, nhân giống vật nuôi.
- Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường chăn nuôi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
- Tranh, ảnh, video
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Công nghệ chăn nuôi 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua hình ảnh và các câu hỏi gợi ý giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức đã có về nhân giống vật nuôi đã học ở môn Công nghệ lớp 7.
b. Nội dung: GV sử dụng hình ảnh phần dẫn nhập SHS tr.28 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phương pháp nhân giống vật nuôi, mục đích của phương pháp chọn giống vật nuôi và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát hình ảnh phần dẫn nhập :
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hình ảnh em vừa quan sát mô tả phương pháp chọn phối cùng giống hay phương pháp chọn phối khác giống? Mục đích của cách chọn phối này?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã được học trong chương trình Công nghệ 7 để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Đây là hình ảnh mô tả phương pháp chọn phối khác giống.
+ Mục đích của phương pháp này:
· Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có với yêu cầu.
· Giữ được và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đó.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 5 – Nhân giống vật nuôi.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về nhân giống thuần chủng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được khái niệm và mục đích của nhân giống thuần chủng vật nuôi.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I.1 trong SGK, yêu cầu HS nhắc lại khái niệm:
giống thuần chủng, nhân giống thuần chủng vật nuôi.
- GV tổ chức cho HS nghiên cứu mục I.2 trong SGK, thảo luận để trả lời câu hỏi: Mục đích của việc nhân giống thuần chủng vật nuôi là gì? Phương pháp này thường áp dụng với đối tượng vật nuôi nào? Vì sao phải nhân giống thuần chủng với các giống nhập nội?
c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm và mục đích của nhân giống thuần chủng vật nuôi và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm giống thuần chủng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I.1, kết hợp quan sát Hình 5.1 SGK tr.28 và trả lời câu hỏi: + Giống thuần chủng (giống thuần) là gì? + Nhân giống thuần chủng là gì? - GV hướng dẫn HS đọc thêm thông tin về giống lợn Móng Cái SGK tr.28 và trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về giống lợn này. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mục đích của nhân giống thuần chủng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục I.2 SHS tr.29 và trả lời câu hỏi: + Nêu mục đích của nhân giống thuần chủng. + Phương pháp nhân giống thuần chủng thường áp dụng với đối tượng vật nuôi nào? - GV chia HS thành các nhóm nhỏ và yêu cầu HS thực hiện phần Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,...để tìm hiểu vì sao phải nhân giống thuần chủng với các giống nhập nội. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cặp đôi, hoạt động nhóm để tìm hiểu về mục đích của nhân giống thuần chủng. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về nhân giống thuần chủng 1.1. Khái niệm giống thuần chủng - Giống thuần chủng (giống thuần): là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu sinh ra giống với thế hệ trước. - Nhân giống thuần chủng: cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc cùng một giống thuần chủng để thiết lập và duy trì các tính trạng ổn định mà con vật sẽ truyền cho thế hệ tiếp theo. 1.2. Tìm hiểu mục đích của nhân giống thuần chủng - Mục đích của nhân giống thuần chủng: + Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm. + Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội. + Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành. - Một số đối tượng vật nuôi áp dụng được phương pháp nhân giống thuần chủng: lợn ỉ, lợn cỏ, gà Hồ, gà Tre,... |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về Lai giống
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được khái niệm lai giống; nêu được các phương pháp lai, hiểu được sơ đồ lai tạo các giống vật nuôi.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục II.1 trong SGK, kết hợp phân tích hình 5.3, yêu
cầu HS nêu khái niệm lai giống và cho ví dụ.
- GV tổ chức cho HS nghiên cứu mục II.2 trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: Có những phương pháp lai nào? Mục đích của các phép lai đó là gì?
- GV yêu cầu HS về nhà lấy ví dụ về những công thức lai kinh tế ở địa phương mình và tìm thêm các ví dụ thực tiễn của các phương pháp lai còn lại.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm lai giống; các phương pháp lai, hiểu được sơ đồ lai tạo các giống vật nuôi và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm lai giống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục II.1, SHS tr.29 và trả lời câu hỏi: + Nêu khái niệm lai giống và cho ví dụ. + Mục đích của lai giống là gì? - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát hình 5.3 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết đặc điểm của thế hệ bố mẹ và con lai trong các phép lai của Hình 5.3. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin II.1 kết hợp quan sát hình 5.3 để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu một số phương pháp lai Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin mục II.2, kết hợp quan sát hình 5.4 – 5.7 SHS tr.29 – 32 và thực hiện nhiệm vụ: + Có những phép lai nào? + Mục đích của những phép lai đó là gì? - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân tại nhà, lấy ví dụ những công thức lại kinh tế ở địa phương mình và tìm thêm các ví dụ thực tiễn của các phương pháp lai còn lại. Bước 2: HS tiếp nhân, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin mục II.2, kết hợp quan sát sơ đồ về các phương pháp lai để trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày về các một số phương pháp lai. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Tìm hiểu về Lai giống 2.1. Tìm hiểu về khái niệm lai giống - Lai giống: cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc các giống khác nhau để sinh ra đời sau mang vật chất di truyền từ nhiều giống khác nhau. - Mục đích của lai giống: bổ sung các tính trạng tốt có ở các giống khác nhau và khai thác ưu thế lai ở đời con. - Đặc điểm của thế hệ bố mẹ và con lai (hình 5.3): bố mẹ khác giống, đời con sinh ra không còn là những cá thể thuộc giống thuần mà là con lai mang các đặc tính di truyền được kết hợp từ cả hai giống bố và mẹ. 2.2. Tìm hiểu một số phương pháp lai * Phương pháp lai kinh tế - Khái niệm: là phương pháp lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao. - Mục đích: thu các sản phẩm thịt, trứng, sữa,.., không để làm giống. - Bao gồm các phương pháp lai: + Lai kinh tế: là hình thức lai chỉ có 2 giống tham gia, thế hệ F, đều dùng để nuôi thương phẩm, không dùng làm giống. + Lai kinh tế phức tạp: là hình thức lai trong đó có từ 3 giống trở lên tham gia, tất cả con lai đều dùng để nuôi thương phẩm, không sử dụng làm giống. * Phương pháp lai cải tạo - Khái niệm: là phương pháp dùng một giống để cải tạo một cách cơ bản một giống khác khi giống này không đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất. - Mục đích: cải tạo các giống địa phương có tầm vóc nhỏ, khả năng sản xuất thấp; giữ được các đặc tính tốt về khả năng thích nghi, chống chịu bệnh tật của giống địa phương. * Phương pháp lai xa Là phương pháp cho các cá thể đực và cá thể cái thuộc hai loài khác nhau giao phối với nhau để tạo con lai có ưu thế lai. |
......................
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
Tham khảo thêm
(Có tiết ôn tập) Giáo án môn Sinh 11 Kết nối tri thức 2024
(Cả năm) Giáo án Toán 11 Chân trời sáng tạo 2024
Giáo án tiếng Anh 11 Kết nối tri thức 2023-2024 cả năm
Giáo án Địa lí 11 Kết nối tri thức 2024
Giáo án Lịch sử 11 Kết nối tri thức 2024 (bài 1-4)
Giáo án Toán 11 Kết nối tri thức với cuộc sống cả năm
Giáo án Hóa học 11 Kết nối tri thức 2024
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Đề thi giữa học kì 1 Công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
-
Sau khi biết mình trúng tuyển vào Đại học thí sinh ngay lập tức phải làm điều này
-
Giáo án điện tử lớp 8 sách mới Cánh Diều, Kết nối, Chân trời sáng tạo
-
Phân tích bài thơ Đất nước Nguyễn Đình Thi
-
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức
-
Viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm lớp 7 CTST
-
Soạn bài Thần trụ trời ngắn nhất Cánh Diều
-
Kế hoạch dạy học môn Công nghệ lớp 4 Kết nối tri thức 2024
-
Suy nghĩ ý kiến Ai chiến thắng mà không hề chiến bại, ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần
-
Soạn bài Ta đi tới lớp 8 hay và ngắn gọn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công