Tuần 3 - Đáp án cuộc thi "Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp" 2024
Đáp án cuộc thi chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngân hàng
Cuộc thi "Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp" 2024 đã chính thức diễn ra từ ngày 18/03/2024. Để tham gia dự thi Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngân hàng, các bạn truy cập vào địa chỉ https://vnba.com.vn/ để đăng kí tài khoản và làm bài dự thi. Sau đây là nội dung chi tiết các câu hỏi cùng gợi ý đáp án Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp 2024, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Đáp án thi chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngân hàng - tuần 3
Câu 1. Cán bộ A được cấp trên giao việc và hẹn thời hạn hoàn thành. Quá thời hạn nói trên tuy nhiên cán bộ A chưa hoàn thành công việc. Khi được cấp trên yêu cầu báo cáo tiến độ, cán bộ A tỏ thái độ thiếu tôn trọng. Vậy cán bộ A vi phạm những chuẩn mực và quy tắc ứng xử nào?
- Tính tuân thủ, Sự cẩn trọng; Sự linh hoạt.
- Sự tận tâm và chuyên cần; Ứng xử với cấp trên.
- Sự linh hoạt; Ứng xử với cấp trên.
- Sự cẩn trọng; Sự liêm chính.
Câu 2. Công ty A có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng. Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất của chủ doanh nghiệp. Do doanh nghiệp cần nguồn vốn lớn và dồi dào trong thời gian ngắn, chủ doanh nghiệp nhờ cán bộ khách hàng B làm việc với bộ phận thẩm định giá để nâng giá trị tài sản. Với giá trị tài sản được tăng lên so với giá trị thật, hạn mức cho vay của doanh nghiệp được cấp cũng cao hơn so với nhu cầu kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Vậy cán bộ B vi phạm những chuẩn mực và quy tắc ứng xử nào?
- Tính tuân thủ; Sự cẩn trọng; Sự liêm chính
- Tính tuân thủ; Sự cẩn trọng; Tính linh hoạt
- Tính tuân thủ; Sự cẩn trọng; Ý thức bảo mật thông tin
- Tính linh hoạt; Sự cẩn trọng; Ý thức bảo mật thông tin
Câu 3. Bạn đang giải quyết giao dịch cho một khách hàng lớn tuổi và gặp khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Bạn sẽ làm gì?
- Từ chối giao dịch với khách hàng
- Hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến một cách nhanh chóng để hoàn thành giao dịch
- Hỗ trợ khách hàng thực hiện giao dịch qua quầy và giải thích các bước một cách dễ hiểu
- Giới thiệu khách hàng đến một ngân hàng khác có dịch vụ đơn giản hơn
Câu 4. Đóng vai trò là nhân viên tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Đông Dương, Anh Duy đã gặp phải một loạt tình huống đạo đức nghề nghiệp phức tạp. Anh Duy được giao nhiệm vụ đánh giá và quyết định về một khoản vay lớn cho DNZ Corp, một công ty có mối quan hệ thân thiết với một trong những lãnh đạo cấp cao của ngân hàng. Mặc dù bản thân DNZ Corp không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí vay vốn thông thường của ngân hàng, nhưng áp lực từ lãnh đạo khiến Anh Duy phải xem xét lại quyết định của mình. Đồng thời, ngân hàng đang cố gắng tăng cường bán chéo sản phẩm mới - trái phiếu doanh nghiệp - cho khách hàng hiện tại. Anh Duy biết rằng sản phẩm này có thể không phù hợp với một số khách hàng của mình dựa trên tình hình tài chính và mục tiêu đầu tư của họ. Gần đây, Anh Duy nhận được lời mời làm việc từ một ngân hàng khác với điều kiện tốt hơn và đang cân nhắc về việc chuyển việc. Anh ấy tự hỏi liệu có nên giới thiệu khách hàng hiện tại của mình cho ngân hàng mới hay không. Trong việc bán chéo sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp, Anh Duy nên làm gì để đảm bảo tính chính trực?
- Tạo áp lực để khách hàng mua sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về sản phẩm, bao gồm cả lợi ích và rủi ro, để khách hàng có thể đưa ra quyết định dựa trên thông tin đầy đủ
- Tư vấn sản phẩm mà không cung cấp thông tin đầy đủ về lợi ích và rủi ro
- Chỉ tư vấn sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp cho khách hàng giàu có
Câu 5. Chị Linh, một giao dịch viên tại Ngân hàng XXX, phát hiện mình trong một tình huống khó khăn khi xử lý yêu cầu của khách hàng. Trong một buổi làm việc hằng ngày, chị vô tình gửi thông tin chi tiết về số dư và khoản vay của khách hàng A cho một khách hàng B thông qua email. Thông tin này sau đó bị khách hàng B chia sẻ lên mạng xã hội, dẫn đến sự lan truyền nhanh chóng và gây ra lo ngại về bảo mật thông tin. Đồng thời, trong nỗ lực đáp ứng chỉ tiêu bán hàng, chị Linh được giao nhiệm vụ tư vấn và bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mới liên kết của ngân hàng. Mặc dù nhận thức được rằng sản phẩm này có thể không thích hợp với một số khách hàng của mình do tình hình tài chính và mục tiêu đầu tư khác nhau, chị vẫn cảm thấy áp lực phải thúc đẩy doanh số. Ngoài ra, chị Linh cũng đang cân nhắc về một lời đề nghị làm việc từ một ngân hàng cạnh tranh với điều kiện làm việc và lợi ích tốt hơn. Chị băn khoăn liệu có nên giới thiệu các khách hàng hiện tại của mình, những người đã xây dựng mối quan hệ tin cậy với chị, cho ngân hàng mới hay không. Sau khi làm lộ thông tin khách hàng, chị Linh nên làm gì?
- Chờ xem tình hình diễn biến trước khi quyết định bất kỳ hành động nào.
- Lập tức thông báo cho bộ phận quản lý rủi ro và bảo mật của ngân hàng, và khách hàng bị ảnh hưởng.
- Xóa email đã gửi và hy vọng vấn đề sẽ tự giải quyết.
- Chỉ thông báo cho khách hàng A và không thông báo cho bất kỳ bộ phận nào khác trong ngân hàng.
Câu 6. Anh A (làm việc tại bộ phận Chăm sóc khách hàng của ngân hàng thương mại B) nhận được một cuộc điện thoại của khách hàng (của ngân hàng thương mại B) phàn nàn về lỗi trong quá trình giao dịch của khách hàng với giao dịch viên tại quầy 5. Trong suốt cuộc điện thoại, khách hàng có những lời quát mắng anh A vì lỗi nói trên. Anh A nên ứng xử như thế nào trong trường hợp này?
- Kiên nhẫn lắng nghe khách hàng; sau khi khách hàng nguôi giận, nói lời xin lỗi khách hàng, hỏi thêm một số thông tin liên quan đến giao dịch đã phát sinh; lấy phương thức liên lạc của khách hàng để phản hồi sau khi tìm hiểu cụ thể sự việc.
- Trả lời khách hàng: đó là lỗi của giao dịch viên quầy 5, không phải lỗi của mình và đề nghị khách hàng không được quát mắng; nếu khách hàng tiếp tục quát mắng thì sẽ không tiếp tục chăm sóc khách hàng.
- Trả lời khách hàng: đó là lỗi của giao dịch viên quầy 5, không phải lỗi của mình; sau đó chuyển điện thoại của khách hàng cho lãnh đạo của bộ phận giao dịch để giải quyết.
Câu 7. Một người thân của cán bộ A chuyển tiền nhầm cho người lạ, nhờ cán bộ A tìm số điện thoại của người nhận chuyển khoản nhầm để gọi điện xin lại. Cán bộ A dùng hệ thống nội bộ của ngân hàng tìm số điện thoại của người nhận để gửi cho người thân. Vậy cán bộ A vi phạm chuẩn mực nào?
- Tính tuân thủ
- Tính tuân thủ; sự cẩn trọng; ý thức bảo mật thông tin.
- Tính tuân thủ; tính linh hoạt
- Sự liêm chính; sự tận tâm và chuyên cần
Câu 8. Anh A là cán bộ tín dụng ngân hàng phụ trách quản lý khách hàng cá nhân. Anh A đã gửi thông tin cá nhân của khách hàng bao gồm số điện thoại, địa chỉ, thông tin người thân cho bạn mình là B. B đã cùng một số đối tượng lừa đảo qua điện thoại chiếm đoạt 500 triệu đồng từ các nạn nhân và chia cho A 50 triệu đồng. Theo anh/chị, anh A đã vi phạm quy định nào trong Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng:
- Sự liêm chính
- Sự tận tâm và chuyên cần
- Tính tuân thủ
Câu 9. Một khách hàng đến ngân hàng của bạn và đề nghị bạn giúp họ chuyển khoản một số tiền lớn ra nước ngoài mà không có đầy đủ giấy tờ hợp pháp. Bạn sẽ làm gì?
- Giúp khách hàng chuyển khoản tiền và không thu phí
- Báo cáo vụ việc cho cơ quan chức năng
- Giúp khách hàng chuyển khoản tiền và thu phí cao hơn bình thường
- Từ chối yêu cầu của khách hàng và giải thích lý do
Câu 10. Khách hàng nhận thừa kế từ khoản gửi tiết kiệm tại Ngân hàng của người nhà tử vong nhưng không để lại di chúc và xuất trình giấy uỷ quyền của người đã mất. Giấy uỷ quyền này đã hết hiệu lực vì người uỷ quyền không còn sống. Giao dịch viên cố gắng giải thích, tuy nhiên, khách hàng không chịu hiểu, cho rằng nhân viên Ngân hàng gây khó dễ. Giao dịch viên ứng xử như thế nào trong trường hợp này?
- Từ chối ngay, không giao dịch với khách hàng.
- Yêu cầu khách hàng tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của ngân hàng, nếu không sẽ từ chối giao dịch.
- Chia buồn với sự mất mát của khách hàng và tận tình giải thích cho khách về khoản tài sản là tiền tiết kiệm tại Ngân hàng khi chủ tài khoản không còn nữa, Ngân hàng buộc phải giải quyết theo quy định của pháp luật.
Câu 11. Khách hàng X đến ngân hàng nộp tiền, giao dịch viên phát hiện ra có một tờ tiền giả đã được Ngân hàng Nhà nước thông báo. Khách hàng có ý muốn xin lại tờ tiền đó nguyên vẹn, khách hàng này là khách hàng quen vẫn thường nộp tiền và mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng. Giao dịch viên phải xử lý như thế nào?
- Gửi lại khách hàng tờ tiền giả đó và thực hiện các thủ tục khác như bình thường
- Thu lại tờ tiền đó và đổi cho khách hàng tờ tiền thật khác.
- Thu giữ, đóng dấu, bấm lỗ tờ tiền đó theo quy định và hoàn thành các thủ tục còn lại
- Đục lỗ tờ tiền và gửi lại cho khách hàng giữ
Câu 12. A là nhân viên tín dụng của ngân hàng XYZ thực hiện các thủ tục để làm hồ sơ vay vốn cho B - bạn thân của mình vay vốn tại ngân hàng. Trong quá trình thực hiện thủ tục, vì tin tưởng bạn và chỉ xem trên giấy tờ hồ sơ được cung cấp, A đã ký báo cáo thẩm định và đề nghị ngân hàng cho vay đối với B mà không tiến hành thẩm định tại chỗ đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất đứng tên vợ chồng B (Theo quy trình nội bộ của ngân hàng XYZ, nhân viên tín dụng phải tiến hành thẩm định tại chỗ, xem xét hiện trạng thực tế đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất). Hậu quả là B không trả được nợ, ngân hàng XYZ muốn thu hồi tài sản bảo đảm để xử lý khoản vay thì không thể thực hiện được do phát sinh tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất đứng tên vợ chồng B. Theo anh/chị, trong trường hợp này A đã vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nào trong Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng:
- Sự liêm chính
- Tính chủ động, sáng tạo, thích ứng
- Tính tuân thủ và Sự cẩn trọng
Câu 13. A là cán bộ Quản lý rủi ro của Chi nhánh. Khi đi kiểm tra đột xuất phòng giao dịch khách hàng, A phát hiện quỹ tiền của giao dịch viên B đang chênh lệch giữa số tiền thực tế và tiền trên sổ sách. Trưởng phòng giao dịch khách hàng cùng giao dịch viên B giải trình: do tiền chênh lệch nhỏ (dưới 100.000 VND và giao dịch viên B sẽ đền bù số tiền trên, đề xuất cán bộ A bỏ lỗi này trong báo cáo kiểm tra. Sau nhiều lần nghe giải thích, cán bộ A đã chấp thuận không ghi nhận lỗi này trong báo cáo. Trong trường hợp này, cán bộ A, giao dịch viên B và trưởng phòng giao dịch KH đã vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nào của cán bộ ngân hàng?
- Ý thức bảo mật thông tin
- Không vị phạm nguyên tắc nào, vì số tiền nhỏ, không ảnh hưởng và gây rủi ro cho ngân hàng
- Tính chủ động, sáng tạo, thích ứng
- Sự liêm chính
Câu 14. Bạn phát hiện một đồng nghiệp đang sử dụng thông tin nội bộ của ngân hàng cho mục đích cá nhân. Bạn sẽ làm gì?
- Báo cáo vụ việc cho cấp trên
- Giữ im lặng vì không muốn liên quan đến chuyện của người khác
- Bỏ qua vì đây là chuyện nhỏ.
- Trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp về hành vi của họ
Câu 15. Cán bộ A là cán bộ tín dụng nên bị hạn chế cho vay tại ngân hàng. Khi gia đình có việc cần vay tiền, cán bộ A nhờ cán bộ B đứng tên khoản vay và hứa sẽ thanh toán đủ gốc lãi đến hạn và cảm ơn cán bộ B một khoản phí. Do thông cảm với hoàn cảnh gia đình cán bộ A, đồng thời nể tình đồng nghiệp, cán bộ B đồng ý. Vậy cán bộ B đã vi phạm những chuẩn mực nào?
- Tính tuân thủ; Sự cẩn trọng; Sự linh hoạt.
- Tính tuân thủ; Sự cẩn trọng; Tính linh hoạt.
- Tính tuân thủ; Sự cẩn trọng; Sự liêm chính.
- Tính tuân thủ; Sự cẩn trọng; Ý thức bảo mật thông tin.
Câu 16. Khi có một người bạn thân gọi điện nhờ xem hộ số dư tài khoản của anh/chị em ruột của người đó mở tài khoản tại ngân hàng A, cán bộ ngân hàng A nên xử lý như thế nào?
- Xem giúp và yêu cầu bạn không được tiết lộ thông tin của khách hàng với người khác
- Từ chối đề nghị của người bạn đó vì cán bộ ngân hàng cần bảo mật thông tin khách hàng
- Xem giúp và kể chuyện với một số người quen khác khi phát hiện một số thông tin hữu ích
- Xem giúp vì là chỗ bạn bè thân
Câu 17. Một cán bộ ngân hàng được yêu cầu chia sẻ thông tin khách hàng với một bộ phận khác không có quyền truy cập. Cán bộ này nên:
- Từ chối và nhắc nhở về chính sách bảo mật thông tin
- Yêu cầu sự cho phép bằng văn bản từ quản lý
- Chỉ chia sẻ một phần thông tin không quan trọng
- Chia sẻ thông tin để hỗ trợ đồng nghiệp
Câu 18. Bà D là Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Y. Do quan hệ cá nhân với một lãnh đạo của cơ quan nhà nước cấp cao, dưới sự tác động của vị lãnh đạo này, bà D đã chỉ đạo cấp dưới làm nhiệm vụ xét duyệt, cấp tín dụng cho khách hàng vay vốn “khống”, lập các hồ sơ, chứng từ “khống”, nhằm hợp thức việc rút các khoản tiền này ra khỏi Ngân hàng. Theo anh/chị, trong trường hợp này bà D đã vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nào sau đây trong Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng:
- Ý thức bảo mật thông tin
- Tính chủ động, sáng tạo, thích ứng
- Sự liêm chính
Câu 19. Khi được giao một bộ hồ sơ giải ngân quan trọng với thời gian gấp, cán bộ ngân hàng quyết định bỏ qua một số thủ tục nghiệp vụ để tiết kiệm thời gian. Hành động này là:
- Không chấp nhận được vì mọi thủ tục đều quan trọng
- Chấp nhận được vì mục tiêu là hoàn thành công việc
- Chỉ chấp nhận nếu không bị phát hiện Chấp nhận được nếu cấp trên đồng ý
2. Đáp án thi chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngân hàng - tuần 1
Câu 1. Cán bộ ngân hàng phải luôn cẩn trọng, kỹ lưỡng và đánh giá rủi ro để phòng ngừa khi thực hiện nhiệm vụ.
- Sai
- Đúng
Câu 2. Quy định "Không được làm việc tắc trách, thiếu tập trung, thiếu tinh thần trách nhiệm" thuộc quy định về " Sự liêm chính" trong các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng?
- Đúng
- Sai
Câu 3. Điều nào sau đây thể hiện sự liêm chính trong chuẩn mực đạo đức của cán bộ ngân hàng?
- Không ỉ lại, dựa dẫm, đẩy việc cho người khác
- Báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền khi phát hiện các hành vi vi phạm và gây hại cho lợi ích chung
- Cán bộ ngân hàng phải minh bạch trong các mối quan hệ liên quan đến lợi ích và tiền bạc.
Câu 4. Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng quy định về sự liêm chính, theo đó cán bộ ngân hàng phải:
- Luôn tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng bản lĩnh nghề nghiệp, giữ gìn sự liêm chính, minh bạch trong các mối quan hệ liên quan đến lợi ích tài chính và tiền bạc, trung thực, thẳng thắn, nghiêm túc với bản thân và với những người xung quanh.
- Luôn tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng bản lĩnh nghề nghiệp, giữ gìn sự liêm chính, minh bạch trong các mối quan hệ liên quan đến lợi ích kinh tế, kỷ luật, nghiêm túc với bản thân và với những người xung quanh.
- Luôn tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng bản lĩnh chính trị, giữ gìn sự chính trực trong các mối quan hệ liên quan đến lợi ích tài chính và tiền bạc, trung thực, kỷ luật với bản thân và với những người xung quanh.
- Luôn tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng bản lĩnh chính trị, giữ gìn sự liêm chính trong các mối quan hệ liên quan đến lợi ích tài chính và tiền bạc, trung thực, kỷ luật với bản thân và với những người xung quanh.
Câu 5. Làm thế nào để đảm bảo khách hàng không bị hiểu nhầm về sản phẩm?
- Cung cấp ví dụ cụ thể và tình huống sử dụng sản phẩm
- Tập trung vào việc so sánh với sản phẩm của đối thủ
- Chỉ cung cấp thông tin khi khách hàng yêu cầu
- Sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật phức tạp để ấn tượng khách hàng
Câu 6. Quy tắc ứng xử của cán bộ Ngân hàng bao gồm những nội dung chính nào?
- Ứng xử trong nội bộ; ứng xử đối với khách hàng và đối tác
- Ứng xử trong nội bộ; ứng xử đối với khách hàng và cơ quan quản lý nhà nước
- Ứng xử trong nội bộ; ứng xử đối với khách hàng và cơ quan quản lý nhà nước
- Ứng xử trong nội bộ; ứng xử đối với khách hàng, đối tác và cơ quan quản lý nhà nước
Câu 7. Sự cẩn trọng trong giao tiếp và giữ kỷ luật phát ngôn không được coi là yếu tố quan trọng đối với cán bộ ngân hàng.
- Sai
- Đúng
Câu 8. Nội dung nào cho thấy không đúng đối với chuẩn mực "sự cẩn trọng"
- Trong khi giao tiếp với khách hàng và đối tác phải thật cẩn trọng giữ kỷ luật phát ngôn
- Cẩn thận, cân nhắc thấu đáo, lường kỹ mọi rủi ro để phòng tránh
- Bỏ qua, giảm bớt những bước quy trình rườm rà, gây khó khăn cho khách hàng
- Lưu ý đề cao tinh thần trách nhiệm, tránh để xảy ra sai sót, hạn chế lỗ hổng trong quy trình tác nghiệp
Câu 9. Quy định "Cán bộ ngân hàng phải luôn cẩn thận, kỹ lưỡng, cân nhắc thấu đáo, lường đoán kỹ mọi rủi ro để phòng ngừa" thuộc quy định về "Tính tuân thủ" trong các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng?
- Sai
- Đúng
Câu 10. Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng quy định về tính chủ động, sáng tạo, thích ứng, theo đó cán bộ ngân hàng phải:
- Phải có tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, tránh lãng phí;
- Phải rèn luyện tính tự giác và chủ động, sự tìm tòi, sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác
- Phải thường xuyên học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, rèn luyện để tinh thông chuyên môn nghiệp vụ
- Phải có tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, tránh lãng phí;
Câu 11. Mục đích ban hành của "Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng" là: "Xây dựng hình ảnh người cán bộ ngân hàng lịch sự, chu đáo, cẩn trọng, liêm chính, tận tâm và chuyên nghiệp; ứng xử văn hóa đúng mực trong nội bộ và đối với bên ngoài".
- Đúng
- Sai
Câu 12. Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ Ngân hàng bao gồm những nội dung chính nào?
- Bộ chuẩn mực bao gồm 6 chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và 3 quy tắc ứng xử
- Bộ chuẩn mực bao gồm 7 chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và 2 quy tắc ứng xử
- Bộ chuẩn mực bao gồm 6 chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và 2 quy tắc ứng xử
- Bộ chuẩn mực bao gồm 7 chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và 3 quy tắc ứng xử
Câu 13. Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng quy định về ứng xử trong nội bộ, theo đó cán bộ ngân hàng phải:
- Phải chấp hành nghiêm sự phân công nhiệm vụ, tôn trọng và ứng xử đứng mực đối với cấp trên; thực hiện đúng phận sự
- Phải thực hiện công việc của mình với sự tận tâm và chu đáo; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ với nỗ lực cao.
- Phải rèn luyện tính tự giác và chủ động, sự tìm tòi, sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác.
- Phải thường xuyên học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, rèn luyện để tinh thông chuyên môn nghiệp vụ
Câu 14. Quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng Việt Nam không áp dụng trong trường hợp nào sau đây?
- Ứng xử với đối tác
- Giao dịch với khách hàng
- Điều chỉnh lương bổng và phúc lợi cho cán bộ
- Giao tiếp nội bộ trong tổ chức
Câu 15. Cán bộ ngân hàng có thể nhận hoa hồng từ khách hàng nếu được cấp trên cho phép.
- Đúng
- Sai
Câu 16. Cán bộ ngân hàng phải tuân thủ luật pháp và quy định nào?
- Chỉ luật pháp địa phương
- Quy định của tổ chức quốc tế
- Luật pháp và quy định của ngành ngân hàng
- Chỉ quy định nội bộ của ngân hàng
Câu 17. Đặc điểm chính của nhân viên ngân hàng cần phải có là gì?
- Kỹ năng giao tiếp xuất sắc
- Sự khách quan và công bằng
- Tính trí sáng tạo
- Tính trung thực, cẩn trọng và quan tâm
Câu 18. Nội dung nào không phải là quy định về “Tính chủ động, sáng tạo, thích ứng” của cán bộ ngân hàng?
- Rèn luyện khả năng thích ứng trước sự thay đổi của môi trường và yêu cầu trong tình hình mới
- Không ngừng cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao các kỹ năng mềm của bản thân
- Không được làm việc tắc trách, thiếu tập trung, thiếu tinh thần trách nhiệm.
- Rèn luyện tính tự giác và chủ động, sự tìm tòi, sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công
Câu 19. Trong Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Ngân hàng, "sự cẩn trọng" được thể hiện qua các nội dung nào sau đây:
- Cán bộ ngân hàng phải luôn cẩn thận, kỹ lưỡng, cân nhắc thấu đáo, lường đoán kỹ mọi rủi ro để phòng ngừa; thận trọng trong giao tiếp và giữ kỷ luật phát ngôn; tự giác chịu sự giám sát, kiểm soát theo quy định.
- Cán bộ ngân hàng cần phải thực hiện công việc của mình với sự tận tâm và chu đáo; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ với nỗ lực cao.
- Cán bộ ngân hàng phải tôn trọng và tuân thủ nghiêm luật pháp, các quy định, quy trình nghiệp vụ của ngành và của nội bộ ngân hàng.
3. Thể lệ dự thi Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp 2024
Xem trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
(Mới cập nhật) Đáp án cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu tem Bưu chính năm 2024
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng 2024
Đáp án tuần 3 cuộc thi Tìm hiểu nghị quyết trung ương 8 khóa XIII
(Kỳ 7) Đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2024 Báo Quân Đội
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Vẽ tranh Chiến thắng Điện Biên Phủ đơn giản, đẹp nhất 2024
-
(Tuần 1) Đáp án Tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở Sơn La 2024
-
Đề cương tuyên truyền 93 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
-
8 Bài thi viết về gương điển hình, tiên tiến, người tốt việc tốt 2024 mới nhất
-
Chọn và điền từ còn thiếu về quy tắc đi bộ an toàn
-
Đáp án tự luận an toàn giao thông lớp 5 năm 2024
-
(Lần thứ tư) Bài dự thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 2024 13 mẫu
-
Kịch bản lễ khai mạc hè 2024
-
Lời dẫn đại hội chi đoàn lớp 2024
-
Khi đi đến nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, có rất đông các phương tiện tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Bài thu hoạch, bài dự thi
Thể lệ cuộc thi tìm hiểu 'Biên cương Tổ quốc tôi'
Ban đêm, xe cơ giới đi ngược chiều nhau, đèn chiếu sáng phải sử dụng như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
Cách tổ chức đại hội chi Đoàn 2024
Hướng dẫn đăng ký và vào thi "Cuộc thi Tự hào Việt Nam" năm 2019
Những câu đố bằng thơ cho học sinh tiểu học hay nhất
Đáp án thi xây thành phố MoMo