Danh sách các ngày lễ lớn trong năm ở Việt Nam
Bạn đã biết hết những ngày lễ lớn trong năm ở Việt Nam chưa? Hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết danh sách các ngày lễ lớn trong năm ở Việt Nam để bạn đọc cùng tham khảo và có thể hiểu rõ hơn về những ngày lễ lớn trong năm ở Việt Nam. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.
Danh sách các ngày lễ lớn trong năm ở Việt Nam
1. Các ngày lễ lớn trong năm theo Âm lịch
01-01: Tết Nguyên Đán
15-01: Tết Nguyên tiêu
10-03: Giỗ tổ Hùng Vương
03-03: Tết Hàn thực
14-04: Tết Dân tộc Khmer
15-04: Lễ Phật Đản
05-05: Tết Đoan Ngọ
15-07: Vu Lan
01-08: Tết Katê
15-08: Tết Trung Thu
09-09: Tết Trùng Cửu
10-10: Tết Trùng Thập
23-12: Ông Táo chầu trời
2. Các ngày lễ lớn trong năm theo Dương lịch
1/1: Tết Dương lịch.
14/2: Lễ tình nhân (Valentine).
27/2: Ngày thầy thuốc Việt Nam.
8/3: Ngày Quốc tế Phụ nữ.
26/3: Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
1/4: Ngày Cá tháng Tư.
30/4: Ngày giải phóng miền Nam.
1/5: Ngày Quốc tế Lao động.
7/5: Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.
13/5: Ngày của mẹ.
19/5: Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh.
1/6: Ngày Quốc tế thiếu nhi.
17/6: Ngày của cha.
21/6: Ngày báo chí Việt Nam.
28/6: Ngày gia đình Việt Nam.
11/7: Ngày dân số thế giới.
27/7: Ngày Thương binh liệt sĩ.
28/7: Ngày thành lập công đoàn Việt Nam.
19/8: Ngày tổng khởi nghĩa.
2/9: Ngày Quốc Khánh.
10/9: Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
1/10: Ngày quốc tế người cao tuổi.
10/10: Ngày giải phóng thủ đô.
13/10: Ngày doanh nhân Việt Nam.
20/10: Ngày Phụ nữ Việt Nam.
31/10: Ngày Hallowen.
9/11: Ngày pháp luật Việt Nam.
20/11: Ngày Nhà giáo Việt Nam.
23/11: Ngày thành lập Hội chữ thập đỏ Việt Nam.
1/12: Ngày thế giới phòng chống AIDS.
19/12: Ngày toàn quốc kháng chiến.
24/12: Ngày lễ Giáng sinh.
22/12: Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Các ngày lễ lớn trong năm theo tháng
Các ngày lễ trong tháng 1:
– 06-01-1946: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
– 07-01-1979: Chiến thắng biên giới Tây Nam chống quân xâm lược
– 09-01-1950: Ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt nam.
– 13-01-1941: Khởi nghĩa Đô Lương
– 11-01-2007: Việt Nam gia nhập WTO
– 27-01-1973: Ký hiệp định Paris
Các ngày lễ trong tháng 2:
– 03-02-1930: Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
– 08-02-1941: Lãnh tụ Hồ Chí Minh trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam
– 27-02-1955: Ngày thầy thuốc Việt Nam
– 14-02: Ngày lễ tình yêu
Các ngày lễ trong tháng 3:
– 08-03-1910: Ngày Quốc tế Phụ nữ
– 11-03-1945: Khởi nghĩa Ba Tơ
– 18-03-1979: Chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía Bắc
– 26-03-1931: Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Các ngày lễ trong tháng 4:
– 25-4-1976: Ngày tổng tuyển cử bầu quốc hội chung của cả nước
– 30-4-1975: Giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc
Các ngày lễ trong tháng 5:
– 01-05-1886: Ngày quốc tế lao động
– 07-05-1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ
– 09-05-1945: Chiến thắng chủ nghĩa Phát xít
– 13-05: Ngày của Mẹ
– 15-05-1941: Thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh
– 19-05-1890: Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
– 19-05-1941: Thành lập mặt trận Việt Minh
Các ngày lễ trong tháng 6:
– 01-06: Quốc tế thiếu nhi
– 05-06-1911: Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước
– 17-06: Ngày của Bố
– 21-06-1925: Ngày báo chí Việt Nam
– 28-06-2011: Ngày gia đình Việt Nam
Các ngày lễ trong tháng 7:
– 02-07-1976: Nước ta đổi quốc hiệu từ Việt Nam dân chủ cộng hòa thành Cộng hòa XHCN Việt Nam
– 17-07-1966: Hồ chủ tịch ra lời kêu gọi “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
– 27-07: Ngày thương binh, liệt sĩ
– 28-07: Thành lập công đoàn Việt Nam(1929)/Ngày Việt Nam gia nhập Asean(1995)
Các ngày lễ trong tháng 8:
– 01-08-1930: Ngày truyền thống công tác tư tưởng – văn hoá của Đảng
– 19-08-1945: Cách mạng tháng 8 (Ngày Công an nhân dân)
– 20-08-1888: Ngày sinh chủ tịch Tôn Đức Thắng
Các ngày lễ trong tháng 9:
– 02-09: Quốc khánh (1945)/ Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (1969)
– 10-09-1955: Thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
– 12-09-1930: Xô Viết Nghệ Tĩnh
– 20-09-1977: Việt Nam trở thành thành viên Liên hiệp quốc
– 23-09-1945: Nam Bộ kháng chiến
– 27-09-1940: Khởi nghĩa Bắc Sơn
Các ngày lễ trong tháng 10:
– 01-10-1991: Ngày quốc tế người cao tuổi
– 10-10-1954: Giải phóng thủ đô
– 14-10-1930: Ngày hội Nông dân Việt Nam
– 15-10-1956: Ngày truyền thống Hội thanh niên Việt Nam
– 20-10-1930: Thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Các ngày lễ trong tháng 11:
– 20-11: Ngày nhà giáo Việt Nam
– 23-11-1940: Khởi nghĩa Nam Kỳ
– 23-11-1946: Thành lập Hội chữ thập đỏ Việt Nam
Các ngày lễ trong tháng 12:
– 01-12 : Ngày thế giới phòng chống AIDS
– 19-12-1946: Toàn quốc kháng chiến
– 22-12-1944: Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam
4. Các lễ hội trong năm
1. Lễ hội Miếu bà chúa Xứ
Lễ hội được tổ chức hàng năm và bắt đầu từ đêm ngày 23 đến 27 tháng Tư âm lịch
2. Lễ hội mùa xuân Núi Bà Đen
Vào mùng 4 tháng Giêng âm lịch, lễ hội mùa xuân núi Bà Đen lại diễn ra tại Tây Ninh – ngọn núi cao nhất vùng đất Đông Nam Bộ.
3. Lễ hội Yên Tử- Quảng Ninh
Diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng
4. Lễ hội chùa Hương- Hà Nội
Ngày khai hội chùa Hương là ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm và thường kéo dài đến đầu tháng 3 Âm lịch
5. Hội Lim
Hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
6. Lễ hội hoa ban
Đây là lễ hội nổi tiếng tại vùng Tây Bắc của dân tộc Thái. Lễ hội hoa ban còn có tên gọi khác là Xên Bản hay Xên Mường, được tổ chức vào tháng Hai âm lịch hàng năm, khi núi rừng Tây Bắc được phủ trắng bởi một màu hoa ban tuyệt đẹp.
7. Lễ hội chùa bà Lái Thiêu, Bình Dương
Hằng năm, vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch tại miếu Bà Thiên Hậu mà người dân thường gọi là Chùa Bà diễn ra lễ hội rước kiệu Bà.
8. Lễ hội cầu Ngư
Đây là lễ hội của nhân dân làng Thái Dương hạ (thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm
9. Lễ hội Dinh Thầy – Thím
Vào ngày 14 đến 16 tháng 9 âm lịch hàng năm.
10. Hội đua voi
Được tổ chức hằng năm vào tháng Ba âm lịch, hội diễn ra ở Buôn Đôn hoặc ở những cánh rừng thưa nằm ven dòng Sông Sêrêpôk. Dòng sông lớn nhất của Tỉnh Đăk Lăk.
11. Lễ cơm mới
Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên, thần lúa là được tôn trọng không kém các thần khác. Sau khi thu hoạch hàng năm, người ta tổ chức lễ ăn cơm mới, để tạ ơn thần, và thể hiện sự vui mừng chung hưởng kết quả của một quá trình mệt nhọc. Lễ mừng thu hoạch của người Mạ là lễ hội lớn nhất trong năm và thường kéo dài 7 ngày. Lễ ăn cơm mới của người Bana chỉ diễn ra trong ba ngày, khi đã bắt đầu thu hoạch. Và lễ Sơmắh Kek diễn ra khi gặt lúa đại trà. Cuối cùng là lễ đóng cửa kho.
12. Lễ hội đâm trâu
Đây là lễ hội khá phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên và ở phía Bắc của vùng Đông Nam bộ. Lễ đâm trâu diễn ra vào lúc nông nhàn (khi mọi người nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một mùa rẫy mới), tức vào khoảng tháng Ba hoặc tháng Tư âm lịch.
13. Lễ hội Ok Om Bok
Lễ hội Ok Om Bok tổ chức vào ngày rằm tháng 10 âm lịch hằng năm
14. Hội Xoan – Phú Thọ
Hàng năm, cứ vào ngày 7/1 là diễn ra hội Xoan tại làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ.
15. Lễ hội đền Trần – Nam Định
Lễ hội ở đền Trần diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
16. Lễ hội đua bò Bảy Núi, An Giang
Hội đua bò diễn ra vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 (29/8 – 2/9) ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
17. Tết Khơ Me Chol Chnam Thmey
Chol Chnam Thmey là ngày tết cổ truyền của người Khơ Me, diễn ra vào giữa tháng 4, kéo dài trong 3 ngày. Lúc này, người dân dọn dẹp, trang trí nhà cửa thật đẹp, chuẩn bị nhiều thức ăn, bánh trái, trẻ em thường được mua cho quần áo mới.
18. Hội Phủ Dầy Nam Định
Lễ hội Phủ Dầy thường được tổ chức vào ngày mùng 1 đến mùng 10 tháng 3 Âm lịch tại Nam Định.
19. Lễ hội Đền Hai Bà Trưng
Tổ chức vào ngày 4 tháng Giêng.
20. Hội vật võ Liễu Đôi- Hà Nam
Lễ hội vật võ Liễu Đôi được tổ chức vào ngày 5 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
21. Lễ hội chùa Đậu
Lễ hội chùa Đậu (xã Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Nội) được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 8 đến 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Đặc biệt tại chùa Đậu, du khách sẽ không thấy được hình ảnh đốt vàng mã hay đốt hương mà thay vào đó là hình ảnh trang nghiêm của chùa chiềng.
22. Lễ hội Đống Đa
Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội.
23. Lễ hội chùa Côn Sơn
Lễ hội chùa Côn Sơn, còn gọi là Lễ hội Côn Sơn hay Lễ hội chùa Hun, bắt nguồn từ ngày giỗ Trúc Lâm đệ tam Tổ – Huyền Quang (thế kỷ XIV), thường được tổ chức tại chùa Côn Sơn (Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự), nằm dưới chân núi Côn Sơn, tục gọi là chùa Hun vào ngày 15 đến 22 tháng Giêng hằng năm.
24. Hội chùa Tây Phương
Hội chùa Tây Phương bắt đầu từ mồng 6 đến mồng 10 tháng 3 âm lịch.
25. Lễ hội Gò Tháp
Lễ hội Gò Tháp là lễ hội lớn và quy mô nhất Đồng Tháp, tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch.
26. Lễ Hội Chùa Thầy
Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.
27. Lễ hội Hoa Lư
Lễ hội Hoa Lư được tổ chức hằng năm từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 9 tháng 3 Âm lịch.
28. Hội Gióng
Hội Gióng ở đền Sóc diễn ra trong 03 ngày từ mùng 6 đến mùng 8 tháng giêng hằng năm.
29. Hội Nghinh Ông
Lễ hội Nghinh Ông hay còn gọi là lễ hội cúng cá Ông, thường được ngư dân những vùng ven biển tổ chức hàng năm. Đât là loại hình lễ hội nước lớn nhất đối với các ngư dân. Tùy vào mỗi địa phương mà ngày tổ chức có phần khác nhau. Thông thường sẽ có 2 phần tại lễ hội đó là: lễ rước và lễ tế truyền thống.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Tổng hợp các chương trình trại hè 2021 thú vị nhất
(Cực hay) Những câu nói hay cho học sinh cuối cấp 2024
Hình nền Powerpoint bảng đen
Stt thả thính bằng môn học cực chất
Nước hoa Zara nữ mùi nào thơm nhất
Lời chúc mừng sinh nhật bạn thân hay và ý nghĩa
Bài phát biểu hưởng ứng ngày vì nạn nhân chất độc màu da cam 10/8
Review sách Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Tải file định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
(4 mẫu) Kế hoạch tổ chức tết thiếu nhi 1/6 trường mầm non 2024
-
Mẫu giấy viết chữ đẹp 5 ô li
-
Lời chúc mừng năm mới hay và ý nghĩa 2023
-
Bài viết về ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 2024
-
Cuộc thi Hà Nội trong em 2024
-
Bài thuyết trình mâm cỗ Trung thu 2024 hay nhất
-
Stt thả thính ngày Tết 2023
-
Lịch ăn chay Công giáo 2024 mới nhất
-
Bác Hồ ví tuổi trẻ như mùa nào trong năm?
-
Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công