Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào?

Lễ cúng giao thừa ngoài trời là lễ cúng rất quan trọng vào dịp cuối năm được tiến hành vào thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào? Hướng đặt gà cúng giao thừa? Hướng đặt lễ cúng giao thừa ngoài trời ra sao? Đây là câu hỏi rất nhiều người quan tâm, thắc mắc. Để giải đáp được mời các bạn tham khảo bài viết sau của Hoatieu.vn.

1. Hướng đặt mâm cúng giao thừa ngoài trời

Mâm lễ cúng giao thừa được đặt theo hướng Bắc hoặc hướng Đông tùy vào vị trí của từng gia đình, theo quan niệm là hướng bắc là hướng của Thượng Đế, hướng đông là cúng Thiên Tử. Vì vậy các gia chủ có thể đặt theo hướng nào phù hợp nhất vào vị trí của gia đình mình.

Theo như quan niệm dân gian thì vào ngày giao thừa các vị thần tiến hành bàn giao cũng như tiếp nhận công việc rất nhanh chóng và khẩn chương vì vậy sẽ vội vàng đi ngang qua chứng kiến tấm lòng của từng gia chủ. Chính vì thế vào ngày này mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời cần đặt ở giữa sân, nếu gia đình nào không có sân thì có thể đặt ở cửa chính hay trên tầng thượng, chỗ thoáng và sạch sẽ.

Với các gia đình sống tại chung cư, lễ cúng có thể làm trong nhà. Khi cúng giao thừa chỉ cần mở cửa sổ lớn và cúng theo hướng ra ngoài là được, không bắt buộc phải cúng tận ngoài trời.

Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào?

2. Cúng giao thừa vào lúc mấy giờ

Đêm trừ tịch bắt đầu được cử hành vào giờ Tý (khoảng 11h đêm ngày 30 (hoặc ngày 29 - nếu tháng thiếu) tháng chạp, đến 1 giờ sáng ngày mùng 1 tháng giêng), đây là khoảng thời gian quan trọng khi mọi người đã dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ gọn gàng và cùng nhau quây quần đón Tết.

Theo các chuyên gia phong thuỷ, nghi lễ cúng giao thừa năm Giáp Thìn 2024 nên được thực hiện vào giờ Tý - Tức là 11h đêm ngày 29 tháng chạp, hoặc tốt nhất là vào giờ chính Tý - tức 12h đêm và kết thúc trước giờ 1h sáng ngày mùng 1 tháng giêng.

Đây là thời điểm bao hàm 1 giờ của năm cũ và 1 giờ của năm mới, cũng là thời gian Quan hành khiển cũ bàn giao lại công việc, đón Quan hành khiển mới nhậm chức.

Việc bàn giao này khá gấp rút, các Quan chỉ kịp ghé qua ăn uống nhanh chóng đề về chầu trời, hay thậm chí chỉ kịp ghé qua để chứng kiến lòng thành của gia chủ. Thế nên gia chủ cần chuẩn bị nghi thức cúng sao cho tươm tất, nhanh gọn và đúng thời gian.

3. Cúng giao thừa quay mặt hướng nào?

Cúng Giao thừa (hay Lễ Trừ tịch) là một trong những nghi lễ đặc biệt quan trọng trong văn hóa của mỗi gia đình Việt Nam. Cúng Giao thừa được tiến hành vào thời khắc kết thúc năm cũ, chuyển giao năm mới (12h đêm ngày 30 tháng Chạp) để cầu bình an, may mắn, xua đi vận đen, những khó khăn trong năm cũ, đón chào năm mới. Với tầm quan trọng của cúng Giao thừa, nhiều người còn phân vân không biết nên cúng giao thừa quay mặt vào trong nhà hay ra ngoài? Cúng giao thừa quay mặt hướng nào? Mời các bạn tham khảo thông tin dưới đây:

Theo nhiều chuyên gia phong thủy, Hỷ thần ở hướng Đông Bắc, Tài thần ở hướng Nam nên có thể tùy theo hai hướng ấy mà đặt lễ vật cúng Giao thừa ngoài trời. Người đứng khấn phải quay mặt về hướng Đông Bắc hay chính Nam mà cúng, diện kiến Hỷ thần hoặc Tài thần, quan trọng là phải có sự thành tâm khi cúng bái.

=> Như vậy, khi cúng giao thừa, các bạn cần quay mặt hướng Đông Bắc hoặc hướng Nam để cầu bình an, tài lộc cho một năm mới an khang, thịnh vượng.

4. Cách đặt gà cúng giao thừa ngoài trời

Theo phong tục cổ truyền, trong mâm cỗ cúng Giao thừa đêm 30 tháng Chạp không thể thiếu món gà luộc. Gà được chọn cho mâm cúng phải là gà trống có mào đỏ, đẹp, miệng ngậm bông hoa hồng đỏ. Cúng gà trống trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới còn thể hiện ước vọng nó sẽ đánh thức mặt trời, mang lại một năm nông nghiệp mưa thuận gió hòa theo quan niệm xưa. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng biết cách đặt gà cúng đúng cách.

Mặc dù là lễ vật quen thuộc nhưng nhưng nhiều người, nhiều gia đình không biết cách đặt gà cúng như thế nào cho đúng. Cách để gà cúng giao thừa ngoài trời, hướng để gà cúng giao thừa ngoài trời đang là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm trong những ngày cận Tết.

Theo quan niệm xưa, khi chuẩn bị mâm cỗ Giao thừa cúng ngoài trời, phải đặt gà cúng lên đĩa to, tháo dây buộc (nếu có), bày ngay ngắn trên đĩa, tiết lòng đặt dưới bụng gà, mỏ ngậm bông hoa hồng đỏ. Điều quan trọng nhất là phải đặt đầu gà quay ra đường để đón quan Hành khiển cai quan năm mới đi qua, cách đặt gà cúng như vậy còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình.

Còn khi đặt gà cúng Giao thừa trên ban thờ, theo một số chuyên gia nghiên cứu về văn hóa dân gian, nên đặt gà quay đầu vào trong bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên. Tư thế này được coi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Không đặt gà quay đầu ra, vì cho đó là gà “không chịu chầu”.

=> Như vậy, khi các bạn chuẩn bị mâm cúng Giao Thừa ngoài trời, cần lưu ý hướng đặt đầu gà quay ra đường, không quay vào trong nhà.

5. Văn khấn giao thừa ngoài trời

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương

- Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

- Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần

- Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển

- Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm Quý Mão với năm Giáp Thìn

Chúng con là: ………................................................, sinh năm: …………..................

Hành canh: ……….............. tuổi

Cư ngụ tại số nhà:……, ấp/khu phố:……....….., xã/phường ……..................…...........

Quận/huyện/ thành phố .................................tỉnh/thành phố .........................................

Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài cựu niên đương cái Thái tuế, ngài tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 3.795
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm