Chương trình tích hợp giáo dục môi trường Tiểu học

Tải về

Giáo dục môi trường (GDMT) là một quá trình giáo dục nhằm góp phần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi người. Sau đây là Chương trình tích hợp giáo dục môi trường Tiểu học, mời các bạn tham khảo.

Tài liệu tích hợp giáo dục môi trường tiểu học

NỘI DUNG DẠY TÍCH HỢP QUA CÁC MÔN HỌC

1/ Môn Đạo đức:

LỚP 1:

– Giáo dục cho các em biết giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn mặc sạch sẽ; giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập bền, đẹp.

– Giáo dục cho các em lòng yêu quý, gần gũi với thiên nhiên,ý thức bảo vệ các loài cây hoa, BVMT xanh-sạch-đẹp qua các hành vi, thái độ ứng xử với môi trường.

Cụ thể:

Tên bài dạyNội dung tích hợpMức độ tích hợp
Bài 2: Gọn gàng, sạch sẽ– Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽthể hiện con người có nếp sồng văn minh, sinh hoạt văn hóa, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp, văn minh.Liên hệ
Bài 3: Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận, sạch đẹp là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, BVMT, làm cho MT luôn sạch đẹp.Liên hệ
Bài 4: Gia đình em.Gia đình chỉ có 2 con góp phần hạn chế gia tăng dân số, góp phần cùng cộng đồng BVMT.Liên hệ
Bài 14: Bảo vệ cây và hoa nôi công cộng– Yêu quý gần gũi với thiên nhiên, yêu thích bảo vệ các cây và hoa.- Không đồng tình với các hành vi, việc làm phá hoại cây và hoa nơi công cộng.Liên hệ

LỚP 2:

– Giáo dục cho các em nếp sống gọn gàng, ngăn nắp là góp phần bảo vệ MT.

– Giáo dục cho các em biết giứ gìn vệ sinh nhà em ở, trường lớp: tôn trọng quy dịnh trật tự vệ sinh nơi công cộng góp phần BVMT.

– Giáo dục cho các em lòng yêu quý, bảo vệ chăm sóc các loài vật có ích góp phần BVMT.

Cụ thể:

Tên bài dạyNội dung tích hợpMức độ tích hợp
Bài 3: Gọn gàng, ngăn nắp– Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho khuôn viên, nhà cửa thêm gọn gàng, ngăn nắp sạch sẽ, góp phần làm sạch đẹp MT, BVMT.Liên hệ
Bài 4: Chăm làm việc nhàChăm làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng như quét dọn nhà cửa, sân vườn, rửa ấm chén, chăm sóc cây hoa, vật nuôi,… trong gia đình góp phần làm sạch đẹp MT, BVMT.Bộ phận
Bài 7: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp.Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần làm sạch đẹp MT, BVMT..Toàn phần
Bài 8: Giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộngTham gia và nhắc nhở bạn bè giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng là làm cho MT nơi công cộng trong lành, sạch đẹp, văn minh, góp phần BVMT.Toàn phần
Bài 14: Bảo vệ loài vật có íchTham gia và nhắc nhở mọi người bảo vệ các loài vật có ích là góp phần bảo vệ sự câc bằng sinh thái, giữ MT, thân thiện với MT là góp phần BVMTToàn phần

LỚP 3

– Giáo dục HS biết tiết kiệm nguồn nước là góp phần BVMT.

– Giáo dục HS biết và hiểu và tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ sự cân bằng sinh thái.

Cụ thể:

Tên bài dạyNội dung tích hợpMức độ tích hợp
Bài 6: Tích cực tham gia việc lớp, việc trườngTích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.Liên hệ
Bài 9: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tếĐoàn kết với thiếu nhi Quốc tế trong các hoạt động BVMT, làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp.Liên hệ
Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, góp phần BVMT.Toàn phần
Bài 14: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển và BVMTToàn phần

LỚP 4:

– Giáo dục HS biết tiết kiệm tiền và thời gian là góp phần sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm lao động của con người, góp phần BVMT.

– Giáo dục HS biết yêu quê hương đất nước, tích cực tham gia xây dựng quê hương đất nước.

– Giáo dục học sinh biết bảo vệ các công trình công cộng, di sản văn hóa, BVMT.

Cụ thể:

Tên bài dạyNội dung tích hợpMức độ tích hợp
Bài 3: Bày tỏ ý kiến– Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em, trong đó có vấn đề môi trường.- Học sinh cần biết bày tỏ ý kiến của mình với cha mẹ, với thầy cô giáo, với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình, về môi trường lớp học, trường học, về môi trường cộng đồng địa phương.Liên hệ
Bài 4: Tiết kiệm tiền củaSử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước…trong cuộc sống hàng ngày cũng là biện pháp BVMT và tài nguyên thiên nhiênBộ phận
Bài 11: Giữ gìn các công trình công cộngCác công trình công cộng như: công viên, vườn hoa, rừng hoa, rừng cây, hồ chứa nước, kênh đào.Toàn phần
Bài 14: Bảo vệ môi trường– Sự cần thiết phải BVMT và trách nhiệm tham gia BVMT của học sinh.- Những việc học sinh cần làm để BVMT ở nhà, lớp học, trường học và nơi công cộng.Toàn phần

LỚP 5:

– Giáo dục HS tích cực tham gia hoạt động BVMT phù hợp với khả năng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quê hương.

– Giáo dục HS ý thức và biết ủng hộ các nhà chức trách thi hành các công việc bảo vệ môi trường.

– Giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường xung quanh.

Cụ thể:

Tên bài dạyNội dung tích hợpMức độ tích hợp
Bài 8: Hợp tác những người xung quanhBiết hợp tác với bạn bè và mọi người để BVMT gia đình, gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương.Liên hệ
Bài 9: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tếTích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu quê hương.Liên hệ
Bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam– Một số di sản ( thiên nhiên) Thế giới của Việt Nam có một số công trình lớn cảu đất nước có liên quan đến môi trường như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ BÀng, Nhà máy thủy điện Sơn La, Nhà máy Thủy điện Trị An,…- Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước.Liên hệ
Bài 13: Em tìm hiểu về Liên hợp quốc– Một số hoạt động của Liên hợp quốc trong lĩnh vức BVMT ở Việt Nam và trên thế giới.Liên hệ
Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên– Một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.- Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người.

– Trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( phù hợp với khả năng)

Toàn phần

MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

LỚP 1

Tên bàiNội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trườngMức độ tích hợp

Bài 8: Ăn uống hằng ngày

Bài 9: Hoạt động và nghỉ ngơi

– Biết mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe.- Biết yêu quý, chăm sóc cơ thể của mình.

– Hình thành thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh.

Liên hệ

Bài 12: Nhà ở

Bài 13: Công việc ở nhà

– Biết nhà là nơi sống của mỗi người.- Sự cần thiết phải giữ sạch môi trường nhà ở.

– Ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng.

– Các công việc cần làm để nhà ở luôn sạch sẽ, gọn gàng: sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp và trang trí góc học tập…

Bộ phận
Bài 17. Giữ gìn lớp học sạch đẹp– Biết sự cần thiết phải giữ gìn môi trường lớp học sạch, đẹp.- Biết các công việc cần phải làm để lớp học sạch, đẹp.

– Có ý thức giữ gìn lớp học sạch sẽ, không vứt rác, vẽ bậy bừa bãi,…

– Sắp xếp đồ dùng học tập cá nhân và đồ dùng của lớp gọn gàng, không vẽ lên bàn, len tường; trang trí lớp học.

Toàn phần
Bài 18. Cuộc sống xung quanhHiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh.Liên hệ
Bài 29: Nhận biết cây cối và con vật– Biết cây cối, con vật là hánh phần của môi trường tự nhiên.- Tìm hiểu một số loài cây quen thuộc và biết lợi ích của chúng.

– Phân biệt các con vật có ích và các con vật có hại đối với sức khỏe con người.

– Yêu thích, chăm sóc cây cối và các con vật nuôi trong nhà.

Bộ phận

Bài 30:Trời nắng, trời mưa

Bài 33: Trời nóng, trời rét

Bài 34: Thời tiết

– Thời tiết nắng, mưa, gió, nóng, rét là một yếu tố của môi trường, sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

- Có ý thức giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi.

Liên hệ

Mời các bạn tải file về để xem đầy đủ nội dung

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
2 11.869
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm