Bày mâm ngũ quả trước hay sau cúng tất niên 2024?

Theo phong tục của người Việt, vào khoảng 28, 29 tháng Chạp, sau khi lau dọn bàn thờ gia tiên, các gia đình bắt đầu bày mâm ngũ quả, trang trí đẹp mắt để đặt lên bàn thờ. Tuy nhiên, bày mâm ngũ quả trước hay sau cúng tất niên là câu hỏi nhiều người quan tâm thắc mắc trong dịp Tết này. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé.

1. Bày mâm ngũ quả trước hay sau cúng tất niên?

Cúng tất niên là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt vào dịp Tết Nguyên Đán Âm lịch. Tất niên có nghĩa là hoàn tất công việc của một năm cũ để đón năm mới, do vậy mà các gia đình thường chuẩn bị một mâm cơm cúng tổ tiên ông bà và chuẩn bị mâm ngũ quả ngày Tết.

Vậy bày mâm ngũ quả trước hay sau cúng tất niên? Mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền cùng với hương hoa thường được đặt trên bàn thờ vào ngày cúng tất niên và sẽ thờ suốt Tết.

Bày mâm ngũ quả trước hay sau cúng tất niên?

2. Nên bày mâm ngũ quả khi nào?

Mâm ngũ quả là tượng trưng lộc của trời ban cho, đồng thời tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người với mong muốn sự sung túc và đầy đủ.

Khi nào bày mâm ngũ quả? Mâm ngũ quả thường được bày vào ngày cúng tất niên chiều 30 Tết, hoặc 29 Tết (với những năm không có 30 Tết), bày trước lễ cúng. Cách bày mâm ngũ quả cũng khác nhau tùy thuộc vào văn hóa vùng miền và văn hóa của địa phương.

3. Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết

Mâm ngũ quả tượng trưng cho điều gì?

Theo quan niệm truyền thống của người phương Đông, đặc biệt là người Việt Nam, mâm ngũ quả tượng trưng cho Ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Đây cũng là 5 yếu tố tạo nên vạn vật theo thuyết duy vật cổ đại. Vì vậy mâm ngũ quả là 5 loại quả tượng trưng cho mong ước cuộc sống đủ đầy của mỗi người, đạt được ngũ phúc lâm môn: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. 5 loại quả này sẽ thường là những loại quả đại diện cho ngũ hành mang ý nghĩa may mắn như: Dưa hấu, phật thủ, quýt, sung, thanh long...

Chi tiết Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp và ý nghĩa xem các phần tiếp theo.

4. Mâm ngũ quả miền Bắc gồm những gì?

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc thường gồm: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt hay chuối, ớt, bưởi, quất, lê. Có thể thay thế bằng cam, táo, lê, lê-ki-ma,... Chuối xanh cong lên ôm lấy bưởi mang ý nghĩa đùm bọc.

Người miền Bắc thường chọn những loại quả nhiều màu sắc, mang ý nghĩa may mắn, tốt đẹp như:

  • Chuối xanh tượng trưng cho hành mộc, như bàn tay hứng lấy may mắn
  • Quả phật thủ hay quả bưởi có màu vàng là hành thổ, với ý nghĩa đem phúc lộc đầy nhà.
  • Các loại quả đỏ như hồng, thanh long là hành hỏa, quả vàng như cam, quýt là hành kim và quả đen như mận, hồng xiêm, nho là hành thủy

Trong mâm ngũ quả cả hai miền hầu như đều tránh bày những loại quả mang ý nghĩa xấu, tuy nhiên, quan niệm từng vùng mỗi khác, vì vậy, hình ảnh mâm ngũ quả hai miền Bắc - Nam sẽ có sự khác biệt rõ rệt.

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam
Hình ảnh khác biệt trong mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc và miền Nam

5. Mâm ngũ quả miền Nam gồm những gì?

Mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam gồm những gì?

Mâm ngũ quả người miền Nam gồm mãng cầu Xiêm, dừa (hay dưa), đu đủ, xoài, sung, với ngụ ý "cầu sung (túc) vừa đủ xài". Đôi khi thêm trái dứa (người Nam gọi là "thơm") và thường là phải có một cặp dưa hấu để riêng bên cạnh.

Gia đình người miền Nam thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý nghĩa xấu nên mâm trái cây của họ không có chuối (vì âm chuối đọc như "chúi nhủi", ngụ ý thất bại), cam ("quýt làm cam chịu"), lê ("lê lết"), táo (người Nam gọi là "bom"), lựu ("lựu đạn") và không có cả sầu riêng, dù người Nam bình thường rất thích ăn sầu riêng, và không chọn trái có vị đắng, cay.

6. Cách bày mâm ngũ quả theo phong thủy

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp và ý nghĩa

Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc

Trong mâm ngũ quả miền Bắc, nải chuối xanh bao giờ cũng được đặt ở dưới cùng, sẽ thấy giống bàn tay đang nâng đỡ, bao bọc. Tiếp đến sẽ là quả bưởi hoặc quả phật thủ đặt ở giữa nải chuối.

Sau đó, tùy vào cách lựa chọn trái cây của từng nhà, từng người mà bày trí các loại quả khác xung quanh sao cho nhìn vào đẹp mắt, cân đối, hài hòa là được. Có thể là các loại quả như cam, quýt, táo,... Hiện nay, các gia đình ở Bắc Bộ, đặc biệt vùng nông thôn vẫn bày biện mâm ngũ qua theo cách này.

Chuối để bày lên ban thờ ngày Tết thường là chuối tiêu già quả nhưng vẫn còn xanh. Mỗi nải chuối thường trên 20 quả, cong đều nhau. Các gia đình cần chú ý không nên chọn chuối sắp chín, hoặc đã sắp đổi sang vàng vì khi thờ, sức nóng của hương nhang sẽ làm chuối chín rất nhanh và dễ bị rụng quả. Đồng thời, lựa chọn những nải chuối xanh bóng, không bị trầy xước.

Cách bày mâm ngũ quả miền Nam

Nếu người miền Bắc chuộng chuối, thì người miền Nam lại kỵ loại quả này. Thông thường người miền Nam chọn đu đủ, xoài, mãng cầu, sung, dừa... cho mâm ngũ quả. Dừa, đu đủ và xoài sẽ được đặt lên trước, sau đó mới bày thêm các loại khác lên trên để tạo thành hình ngọn tháp.

Cúng tất niên xong mới bày mâm ngũ quả đúng không?

Cách bày mâm ngũ quả miền Nam

Còn cách bày biện trang trí mâm ngũ quả miền Trung khá đơn giản: Dứa đặt cao nhất, bao quanh là xoài, thanh long và táo, nho đặt dải ngang và quýt bày xung quanh.

Ngày nay, nhiều gia đình chọn cách bày mâm ngũ quả theo phong thủy với quan niệm đón thêm tài lộc trong năm mới. Một số gia đình còn cầu kỳ chọn chọn số lẻ trong mâm ngũ quả. Nguyên tắc bày biện mâm ngũ quả theo phong thủy được thể hiện bằng cách chọn 5 loại quả tương ứng với 5 màu sắc của các hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: "Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên”.

Sở dĩ chọn số 5 là vì từ xưa ông cha ta đã quan niệm Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh là những điều quý giá và luôn mong mỏi đạt được 5 điều này trong năm mới.

  • Màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, thường là các loại quả: Hồng, táo tây, thanh long…
  • Màu trắng tượng trưng cho hành Kim, người Việt hay chọn mận hoặc lê,…
  • Những loại quả như chuối xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, quả na, sung, dừa, dưa hấu... tượng trưng cho hành Mộc.
  • Với hành Thổ có thể chọn những loại quả có màu nâu, nâu đất hay vàng như xoài chín, bưởi, quýt vàng, cam vàng...
  • Màu đen tượng trưng cho hành Thủy, có thể chọn những loại quả như nho đen hoặc các quả có màu tối, sậm.

7. Hình ảnh mâm ngũ quả ngày Tết cực đẹp

Tết hiện đại, ngoài những mâm ngũ quả được trang trí theo truyền thống thì nhiều gia chủ cũng chọn cách bày biện cách điệu, bài trí sống động và không kém phần độc đáo. Cùng HoaTieu.vn tham khảo cách sắp xếp mâm ngũ quả ngày Tết đẹp ấn tượng dưới đây để bài trí cho mâm trái cây cúng tất niên trên ban thờ nhà mình mới mẻ, bát mắt hơn nhé!

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 5.451
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm