Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 18-CT/TW năm 2024
Hoatieu xin chia sẻ các mẫu bài Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 18-CT/TW năm 2024 chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo dưới đây.
Đã mười năm kể từ ngày Ban bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 18-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.” Mẫu báo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW sẽ đưa ra kết quả đánh giá tình hình thực tế của địa phương về trật tự an toàn giao thông trong mười năm và một số kiến nghị, đề xuất trong thời gian tới.
Bài báo cáo tổng kết thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW
1. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW năm 2024
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ..................... Số: 490 /BC- UBND | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM .............., ngày ........ tháng ....... năm 20.......... |
BÁO CÁO
Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 18/CT-TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
Thực hiện Văn bản số 4498/UBND- GTCNXD ngày 13/7/2022 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh. UBND huyện Bạch Thông báo cáo với nội dung như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG
1. Khái quát đặc điểm tình hình địa phương
Bạch Thông là một huyện miền núi nằm ở trung tâm của tỉnh Bắc Kạn, có tổng diện tích tự nhiên là 546,549 km2, dân số trên 32.000 người, phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn và Ba Bể, phía Tây giáp huyện Chợ Đồn, phía Nam giáp huyện Chợ Mới và thành phố Bắc Kạn, phía Đông giáp huyện Na Rì. Địa bàn huyện có các tuyến đường chạy qua: Quốc lộ 3 dài 18 km, tuyến Quốc lộ 3B dài 27 km, tuyến tỉnh lộ 258 dài 06 km và hệ thống đường giao thông nông thôn ước tính khoảng 500 km.
Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW, các cấp, ngành, đoàn thể địa phương đã có nhiều nỗ lực nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn.
2. Tình hình về tai nạn giao thông trong những năm qua trên địa bàn
- Năm 2013, TNGT đường bộ xảy ra 32 vụ, làm 07 người chết, 35 người bị thương (tăng 05 vụ, 01 người chết, giảm 03 người bị thương so với năm 2012), trong đó:
+ TNGT nghiêm trọng: Xảy ra 08 vụ, làm 07 người chết, 02 người bị thương, ước thiệt hại tài sản bằng tiền khoảng 208 triệu đồng.
+ TNGT ít nghiêm trọng: xảy ra 24 vụ, làm 33 người bị thương, ước thiệt hại tài sản bằng tiền khoảng 100 triệu đồng.
- Năm 2014, TNGT đường bộ xảy ra 11 vụ, làm 01 người chết, 19 người bị thương (giảm 21 vụ, 06 người chết, 16 người bị thương so với năm 2013), trong đó:
+ TNGT nghiêm trọng: 01 vụ, 01 người chết, 01 người bị thương, 01 xe mô tô hư hỏng, thiệt hại ước tính 02 triệu đồng.
+ TNGT ít nghiêm trọng: 10 vụ, 18 người bị thương, 05 xe ô tô, 14 xe mô tô hư hỏng, thiệt hại ước tính 264 triệu đồng.
- Năm 2015, tai nạn giao thông, va chạm giao thông xảy ra 10 vụ, làm 02 người chết, 15 người bị thương (giảm 01 vụ, tăng 01 người chết, giảm 04 người bị thương so với năm 2014), trong đó:
+ TNGT nghiêm trọng: xảy ra 03 vụ, 02 người chết, 06 người bị thương, thiệt hại ước tính 118 triệu đồng.
+ TNGT ít nghiêm trọng: xảy ra 04 vụ, 05 người bị thương, thiệt hại ước tính 35 triệu đồng.
+ Va chạm giao thông: xảy ra 03 vụ, làm 04 người bị thương, ước tính thiệt hại khoảng 4 triệu đồng.
- Năm 2016, TNGT, va chạm giao thông xảy ra 11 vụ, làm 06 người chết, 08 người bị thương (tăng 01 vụ, 04 người chết, giảm 07 người bị thương so với năm 2015), trong đó:
+ TNGT nghiêm trọng: Xảy ra 06 vụ, 06 người chết, 0 người bị thương.
Thiệt hại tài sản ước tính khoảng 40 triệu đồng, 06 xe mô tô, 05 ô tô hư hỏng.
+ TNGT ít nghiêm trọng: Xảy ra 03 vụ, làm 04 người bị thương. Thiệt hại tài sản ước tính khoảng 10 triệu đồng, 01 ô tô, 06 mô tô hư hỏng.
+ Va chạm giao thông: Xảy ra 02 vụ, làm 04 người bị thương. Thiệt hại tài sản ước tính khoảng 10 triệu đồng, 02 ô tô, 02 mô tô hư hỏng.
- Năm 2017, tai nạn giao thông, va chạm giao thông xảy ra 04 vụ, 04 người bị thương (tăng 08 vụ, giảm 02 người bị thương so với năm 2016); thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 30 triệu đồng.
- Năm 2018, tai nạn giao thông, va chạm giao thông xảy ra 06 vụ, làm 02 người chết, 06 người bị thương (tăng 02 vụ, giảm 02 người bị thương so với năm 2017); thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 115 triệu đồng.
- Năm 2019, tai nạn giao thông, va chạm giao thông xảy ra 04 vụ, làm 02 người chết, 07 người bị thương (giảm 02 vụ, tăng 02 người bị thương so với năm 2018); thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 99 triệu đồng.
- Năm 2020, tai nạn giao thông, va chạm giao thông xảy ra 04 vụ, làm 04 người chết (bằng số vụ; tăng 02 người chết; giảm 04 người bị thương so với năm 2019); thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 92 triệu đồng.
- Năm 2021, tai nạn giao thông, va chạm giao thông xảy ra 06 vụ, làm 01 người chết, 03 người bị thương (tăng 02 vụ, giảm 03 người chết; tăng 03 người bị thương so với năm 2020); thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 50 triệu đồng.
- 6 tháng đầu năm 2022, tai nạn giao thông, va chạm giao thông xảy ra 03 vụ, làm 01 người chết, 03 người bị thương ; thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 71 triệu đồng.
Nhìn chung tình hình vi phạm TTATGT còn diễn ra phức tạp, tai nạn giao thông tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn còn ở mức khá cao, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Vì vậy, cần tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân trong việc huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm kiềm chế, giảm dần tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông; thực hiện toàn diện, đồng bộ, liên tục các chủ trương, giải pháp để tạo chuyển biến mạnh mẽ công tác bảo đảm TTATGT; phấn đấu hàng năm kiềm chế, giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương) và không để xảy ra ùn tắc giao thông.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Công tác quán triệt, triển khai thực hiện
- Trên cơ sở nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và Chỉ thị số 09/2015/CT-UBND của UBND tỉnh Bắc Kạn về tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, Ban An toàn giao thông huyện đã ban hành Kế hoạch số 414/KH-CABT ngày 21/5/2013 về việc triển khai chương trình hành động của chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư TW Đảng; Kiện toàn Ban An toàn giao thông và Tổ giúp việc Ban An toàn giao thông khi có sự thay đổi các thành viên; Xây dựng Kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông ngay từ đầu mỗi năm và các đợt cao điểm như Tết nguyên đán, dịp lễ 30/4- 1/5…; Các Kế hoạch ra quân lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông.
- UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan thành viên Ban An toàn giao thông và UBND các xã, thị trấn xây dựng Chương trình hành động về bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo tình hình thực tế địa phương; xây dựng và triển khai đồng bộ các kế hoạch cao điểm nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn huyện. Giao trách nhiệm cụ thể cho Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành cấp huyện, chính quyền các xã, thị trấn về kết quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của cơ quan, đơn vị mình quản lý. Đưa ý thức chấp hành pháp luật giao thông là một tiêu chí đánh giá chất lượng cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức hằng năm của đơn vị mình. Do vậy các cấp ủy đảng, chính quyền, các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện đến các xã, thị trấn đã nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đảm bảo TTATGT đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm ổn định tại địa phương; coi công tác đảm bảo TTATGT là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên. Qua đó đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, phát huy tối đa vai trò lãnh đạo của cấp uỷ và người đứng đầu cấp uỷ. Chính quyền các cấp từ huyện, đến cơ sở phát huy tốt hơn vai trò, chức năng quản lý nhà nước trong công tác đảm bảo TTATGT.
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT
Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm thay đổi nhận thức và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về TTATGT của người tham gia giao thông. Trong những năm qua UBND huyện luôn quan tâm chỉ đạo Ban ATGT và các cơ quan thành viên tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông, cụ thể như:
- Công tác tuyên truyền pháp luật về TTATGT đã được chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể quan tâm thực hiện và đã có những kết quả quan trọng; công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến với quần chúng nhân dân đã được triển khai bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực.
- Chỉ đạo Công an huyện thực hiện tốt công tác tổ chức các hoạt động tuyên truyền lồng ghép Luật Giao thông đường bộ với việc tuyên truyền các quy định của pháp luật khác có liên quan đến công tác đảm bảo giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Chú trọng việc tuyên truyền, nhắc nhở nhân dân tuân thủ các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.
- Chỉ đạo Phòng Văn hoá - Thông tin huyện đưa các tiêu chuẩn về việc chấp hành pháp luật TTATGT vào việc đăng ký, bình xét và công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, thôn, làng văn hoá hằng năm.
- Chỉ đạo Trung tâm Văn hoá, thể thao và Truyền thông huyện thường xuyên xây dựng các chuyên mục phóng sự, tin bài về tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông để nhân dân thấy được hậu quả của việc vi phạm pháp luật về an toàn giao thông; qua đó, giáo dục, răn đe những người cố tình không chấp hành pháp luật về an toàn giao thông.
Trong 10 năm qua, các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn huyện đã tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông đường bộ và các văn bản về luật giao thông với 236 buổi tuyên truyền, thu hút 20.521 lượt người tham gia nghe. Ngoài ra, đã tổ chức các đợt tuyên truyền và ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông đường bộ; tuyên truyền các quy định về tải trọng phương tiện khi tham gia giao thông và một số nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông trên địa bàn huyện.
3. Công tác phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và năng lực vận tải
Hàng năm, duy trì công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên các công trình giao thông đường bộ như: Các cầu treo, một số tuyến đường huyện, đường liên xã trên địa bàn huyện; Rà soát các vị trí thiếu hoặc mất biển báo hiệu giao thông sau đó có kế hoạch bổ sung hệ thống biển báo hiệu giao thông trên địa bàn huyện; Kiểm tra, phát hiện các vị trí mất an toàn giao thông, có nguy cơ sạt lở trong mùa mưa bão để có kế hoạch phòng ngừa tai nạn và di dời nhân dân ra khỏi khu vực mất an toàn; Xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng công trình, phát hiện các công trình giao thông thi công không đảm bảo, kém chất lượng và đã cho xử lý.
4. Công tác thiết lập trật tự, kỷ cương về TTATGT
- UBND huyện đã chỉ đạo Công an huyện chủ động xây dựng các kế hoạch thực hiện đợt cao điểm bảo đảm TTATGT và thực hiện các chuyên đề công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm. Tăng cường xử lý các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ trong việc sử dụng rượu, bia trước khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ, chở quá số người quy định, điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi chưa có giấy phép lái xe… Thường xuyên duy trì việc tuần tra lưu động xử lý vi phạm trên các địa bàn phức tạp về TTATGT, va chạm, tai nạn giao thông; nhất là tại các xã vùng khó khăn.
- Trong 10 năm qua, lực lượng CSGT Công an huyện đã thực hiện 8.604 ca tuần tra, kiểm soát với 22.582 lượt CBCS tham gia, đã phát hiện 9.292 trường hợp người điều khiển xe ô tô, mô tô và phương tiện khác vi phạm Luật Giao thông đường bộ; đã ra quyết định xử phạt VPHC, phạt tiền 3.980.365.000đ thu nộp kho bạc Nhà nước, tạm giữ 1.340 bộ giấy tờ phương tiện, 96 xe ô tô, 1.387 xe mô tô; phương tiện khác 33, tước có thời hạn 537 giấy phép lái xe.
5. Công tác điều tra, xử lý các hành vi vi phạm TTATGT có dấu hiệu tội phạm
Từ năm 2012 đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bạch Thông đã thụ lý tổng số 89 vụ tai nạn giao thông, va chạm giao thông có dấu hiệu tội phạm, trong đó:
- Ra quyết định khởi tố 22 vụ, 22 bị can về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
- Ra quyết định không khởi tố 15 vụ, do có không có dấu hiệu tội phạm.
- Chuyển xử lý hành chính 52 vụ do có các hành vi vi phạm chưa đến mức khởi tố theo quy định của pháp luật.
6. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về TTATGT
- Đẩy mạnh việc nâng cao năng lực các cơ quan quản lý nhà nước và lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, nâng cao ý thức trách nhiệm của người thi hành công vụ. Quy định rõ trách nhiệm cá nhân đối với lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người thi hành công vụ trong công tác bảo đảm TTATGT. Đồng thời, tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát và có biện pháp phòng ngừa các sai phạm, tiêu cực đối với lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, nhất là lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT. Chỉ đạo Công an huyện trong các đợt sinh hoạt chính trị, giao ban, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Công tác bố trí cán bộ làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT được thực hiện theo đúng quy định của ngành. Lực lượng làm công tác đảm bảo TTATGT được trang bị đầy đủ các phương tiện, công cụ hỗ trợ chuyên dụng phục vụ công tác chuyên môn. Chế độ, chính sách đối với CBCS được quan tâm, đáp ứng kịp thời, đảm bảo an tâm công tác. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành điều lệnh Công an nhân dân, các quy định, quy trình công tác về đảm bảo TTATGT. Qua kiểm tra chưa phát hiện có dấu hiệu vi phạm, không có trường hợp cán bộ, chiến sĩ sai phạm bị xử lý kỷ luật. Kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác đảm bảo TTATGT để động viên, khích lệ cán bộ, chiến sĩ luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
7. Việc thực hiện các giải pháp khắc phục điểm đen, các bất hợp lý về tổ chức giao thông
- UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp khắc phục các điểm đen về tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ; tỉnh lộ 258 như: Tại các nút giao giữa đường phụ ra đường chính, các cung đường cua, đèo, dốc, khuất tầm nhìn…; ngăn chặn hành vi xâm phạm hàng rào, công trình bảo vệ đường, hành lang an toàn giao thông.
- Thường xuyên chỉ đạo các lực lượng tham gia phối hợp với Thanh tra giao thông, Chi cục quản lý đường bộ I.4 thực hiện giải tỏa lòng, hành lang an toàn giao thông theo Quy chế 5425.
- Rà soát các vị trí thiếu biển báo hiệu giao thông, tấm đan nắp rãnh dọc trên tuyến đường QL.3, có văn bản đề nghị Chi cục quản lý đường bộ I.4 bổ sung các vị trí biển báo hiệu còn thiếu và các vị trí mất tấm đan nắp rãnh nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Ưu điểm
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh; Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo Ban An toàn giao thông huyện và các cơ quan thành viên triển khai thực hiện các kế hoạch, huy động tối đa các lực lượng, phương tiện tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, đặc biệt là thời gian cao điểm, địa bàn trọng điểm, các dịp Lễ, Tết; xử lý nghiêm minh đúng quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm TTATGT; tai nạn giao thông đường bộ cơ bản được kiềm chế qua các năm; trật tự công cộng được ổn định.
- Lực lượng CSGT Công an huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm. Công tác bảo đảm TTATGT đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương, ban ngành, đoàn thể các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện.
- Công tác tuyên truyền về bảo đảm TTATGT được đổi mới cả về nội dung, hình thức. Công tác quản lý hành lang an toàn giao thông được quan tâm và chỉ đạo thực hiện thường xuyên.
2. Tồn tại, hạn chế
- Việc huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác đảm bảo TTATGT vẫn chưa thực sự thực hiện tốt. Việc quán triệt đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT vào sinh hoạt định kỳ của chi, đảng bộ, đoàn thể chưa được thực hiện thường xuyên; gắn việc xây dựng “văn hóa giao thông” vào nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” chưa đạt hiệu quả cao.
- Công tác giải toả hành lang an toàn giao thông của chính quyền một số xã, thị trấn chư ađược quan tâm, chưa kiên quyết xử lý; việc quản lý hành lang an toàn giao thông sau giải toả cũng chưa được chú trọng, nhiều trường hợp đã giải toả tái lấn chiếm nhiều lần, kỷ cương, pháp luật chưa được thực thi nghiêm.
- Công tác quản lý vận tải hàng hóa mặc dù đã có sự kiểm tra, xử lý mạnh của các cơ quan chức năng, song phương tiện vận tải hàng hóa quá tải vẫn lén lút hoạt động trên các tuyến đường.
3. Nguyên nhân
- Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông vẫn chủ yếu tập trung vào Ban An toàn giao thông huyện, Công an huyện; một số cơ quan, đoàn thể còn chưa chú trọng trong công tác này.
- Phương tiện giao thông đường bộ tăng nhanh. Tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ ngày càng diễn biến phức tạp như: Xây dựng công trình nhà ở, lều quán, đấu nối trái phép; lấn chiếm lòng, lề đường, hành lang bảo vệ công trình giao thông chưa được xử lý kiên quyết.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông đã được tăng cường và đổi mới nhưng có thời điểm chưa thực hiện thường xuyên liên tục.
- Nguồn vốn dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông còn thiếu.
- Việc quy hoạch, xây dựng các điểm đỗ xe chưa được thực hiện dẫn đến các phương tiện ôtô, xe máy chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi đỗ xe trái phép, nhất là ở các khu vực ngã ba, chợ gây cản trở và mất an toàn giao thông.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ THỜI GIAN TỚI
Để kiềm chế và giảm tai nạn giao thông từ nay cho đến cuối năm 2022 và những năm tiếp theo yêu cầu của Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư; Công văn số 576-CV/TU ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương. Thời gian tới UBND huyện cần triển khai, thực hiện một số nội dung sau:
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở đối với công tác bảo đảm TTATGT
Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2013; Nghị quyết số 88/NQ- CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ, về tăng cường các giải pháp trọng tâm bảo đảm TTATGT; tổ chức quán triệt, triển khai kịp thời các văn bản của cấp trên về công tác đảm bảo TTATGT.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về TTATGT tới mọi tầng lớp nhân dân để nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, đẩy mạnh xây dựng văn hóa giao thông
- Huy động các cơ quan thông tin truyền thông, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị tích cực tuyên truyền pháp luật về TTATGT; tuyên truyền sâu rộng đến các xã, thị trấn, nhất là các thôn bản, tổ phố; phát huy hiệu quả hệ thống loa truyền thanh xã, thị thị trấn.
- Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về an toàn giao thông, sử dụng công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội, tuyên truyền miệng, nội dung dễ hiểu, phù hợp với mọi đối tượng tham gia giao thông; tạo sự đồng thuận, ủng hộ cao trong nhân dân để cùng tham gia tích cực với các lực lượng chức năng thực hiện các giải pháp mạnh nhằm giảm TNGT; mỗi người khi tham gia giao thông thấy rõ trách nhiệm và tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT, thực hiện nếp sống “văn hoá giao thông”, xây dựng môi trường giao thông an toàn và thân thiện.
- Nghiêm khắc phê phán, lên án các hành vi cố ý vi phạm, coi thường kỷ cương, pháp luật về TTATGT, trong đó cần phân tích, làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trường học; giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho học sinh khi tham gia giao thông.
3. Nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT; tăng cường quản lý điều kiện bảo đảm ATGT của các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đang khai thác và quá trình thi công nâng cấp, bảo trì và giải tỏa hành lang ATGT
- Tiếp tục nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác bảo đảm TTATGT phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trong tình hình mới; tăng cường hiệu quả trong công tác phối hợp thực hiện giữa các cấp, các ngành từ huyện đến các xã, thị trấn.
- Tăng cường công tác cưỡng chế vi phạm TTATGT, tập trung vào các lỗi là nguyên nhân làm tăng TNGT và ùn tắc giao thông như: Vi phạm về quy định tốc độ, nồng độ cồn, đi sai phần đường, làn đường, không đội mũ bảo hiểm, dừng đỗ xe trái quy định; phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, không đăng ký, đăng kiểm, chở quá tải trọng...
- Nâng cao chất lượng nguồn lực, đổi mới quy trình thực hiện, cải cách thủ tục hành chính để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT; tăng cường quản lý điều kiện bảo đảm an toàn giao thông của các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đang khai thác và trong quá trình thi công nâng cấp, bảo trì, sửa chữa và tiếp tục giải tỏa hành lang an toàn giao thông.
4. Đẩy mạnh hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm TTATGT, nhất là các hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây TNGT. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của xe chở khách, hành vi chở quá tải trọng phương tiện trong vận tải hàng hóa; kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của người thực thi công vụ trong khi làm nhiệm vụ.
- Thực hiện các giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm vì nhân dân phục vụ của người thực thi công vụ trong công tác bảo đảm TTATGT; tập trung vào các lĩnh vực tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, như: Tuần tra xử lý vi phạm; điều tra, giải quyết TNGT. Điều chuyển công tác những cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức thực thi công vụ trong công tác bảo đảm TTATGT có dấu hiệu vi phạm quy trình nghiệp vụ, nội quy, quy chế của ngành và của cơ quan.
- Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra việc chấp hành quy trình, quy chế, điều lệnh đối với cán bộ, công chức, chiến sĩ. Kiểm tra xử lý vi phạm; phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm, tiêu cực trong thực thi công vụ. Có chế độ khuyến khích, khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích và phê bình, kỷ luật các tập thể, cá nhân mắc khuyết điểm trong công tác này.
- Tổ chức tốt công tác tập huấn nghiệp vụ, quy trình công tác, nâng cao tính chuyên nghiệp cho lực lượng bảo đảm TTATGT.
V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đối với UBND tỉnh
Tiếp tục quan tâm bố trí nguồn lực để đầu tư nâng cấp bảo dưỡng hệ thống giao thông đường bộ.
2. Đối với Sở Giao thông Vận tải và Chi cục quản lý đường bội I.4
Tăng cường công tác thanh kiểm tra các tuyến đường do đơn vị quản lý, kiên quyết ngăn chặn việc xây dựng trái phép lấn chiếm hành lang giao thông đường bộ.
Trên đây là báo cáo của UBND huyện Bạch Thông về tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông./.
Nơi nhận: - Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn (B/cáo); - TT Huyện ủy; - TT HĐND huyện; - CT, PCT UBND huyện; - Các thành viên Ban ATGT huyện; - VP HĐND&UBND huyện; - UBND xã, thị trấn; - Lưu: VT, THKT. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH |
2. Mẫu báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW năm 2024 chi tiết nhất
TỈNH ỦY ................... | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số ........... -BC/TU | .............., ngày ...... tháng ...... năm 2022 |
BÁO CÁO
Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
-----
Thực hiện Kế hoạch số 122-KH/ĐUCA, ngày 09/6/2022 của Đảng ủy Công an Trung ương về tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông” (Chỉ thị 18- CT/TW), Ban Thường vụ Tỉnh ủy ............ báo cáo kết quả thực hiện như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm, tình hình địa phương liên quan đến việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW
Lâm Đồng là tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên, toàn tỉnh có 10 huyện và 2 thành phố, trong đó thành phố Đà Lạt là trung tâm chính trị, kinh tế, du lịch của tỉnh, thường xuyên tổ chức các hội nghị, lễ hội mang tầm vóc quốc gia; hàng năm thu hút lượng khách rất lớn trong và ngoài nước đến làm việc, tham quan, nghỉ dưỡng. Mạng lưới giao thông của Lâm Đồng có đủ 4 hình thức vận tải đó là: Đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường thủy nội địa; trong đó đường bộ đóng vai trò quan trọng nhất với tổng chiều dài là 9.517,08 km; được phân bố tương đối hợp lý, nối liền giữa trung tâm đến huyện, xã và các điểm tập trung dân cư cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách và nhu cầu đi lại của nhân dân trong và ngoài tỉnh, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Về phương tiện vận tải, toàn tỉnh có khoảng hơn 88.242 xe ô tô, 1.184.774 xe mô tô.
Hạ tầng giao thông đường bộ tuy được cải thiện nhưng chưa đồng bộ, chưa có sự kết nối thông suốt giữa giao thông đối ngoại và đối nội, chất lượng, năng lực khai thác chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số tuyến đường đi qua nhiều đèo dốc, quanh co nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông; một số tuyến quốc lộ, tỉnh lộ là trục giao thông huyết mạch xuống cấp, chưa đáp ứng được sự gia tăng hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông, ngoài ra, hệ thông đường huyện, đường xã và đường giao thông nông thôn chất lượng còn thấp, một số vùng còn bị ách tắc giao thông trong mùa mưa lũ, nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa. Hệ thống cầu, cống trên địa bàn tỉnh chậm được đầu tư nâng cấp và xây mới, khi có sự cố xảy ra đã gây khó khăn cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.
2. Tình hình trật tự, an toàn giao thông (TTATGT)
- Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, trong thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn. Trong những năm qua, tình hình TTATGT trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định; ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, của người kinh doanh vận tải được nâng lên; hiệu lực quản lý nhà nước về giao thông vận tải được tăng cường; tai nạn giao thông được kiềm chế giảm cả 03 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương so với thời gian trước. Không để phát sinh các vụ việc gây mất ANTT trên tuyến giao thông.
- Tuy nhiên, kết quả kiềm chế tai nạn giao thông còn chưa bền vững, số người bị chết, bị thương và thiệt hại về tài sản vẫn ở mức cao, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông; tai nạn giao thông rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng vẫn còn xảy ra; số trường hợp vi phạm luật giao thông có giảm song vẫn còn diễn ra nhiều, đặc biệt là người điều khiển xe mô tô, xe máy trên các tuyến đường giao thông nông thôn.
- Về tình hình tai nạn giao thông từ tháng 9/2012 đến tháng 6/2022:
+ Tai nạn giao thông đường bộ: Xảy ra 1.986 vụ, làm 1.228 người chết,
1.507 người bị thương, hư hỏng 1.127 xe ôtô, 2.289 xe môtô, 70 phương tiện khác, thiệt hại tài sản ước tính trị giá khoảng 20,6 tỷ đồng. Trong đó: Số vụ va chạm là 661 vụ (33,3%), số vụ ít nghiêm trọng là 188 vụ (9,4%), số vụ nghiêm trọng là 1.038 vụ (52,3%), số vụ rất nghiêm trọng là 87 vụ (4,4%), số vụ đặc biệt nghiêm trọng là 12 vụ (0,6%). So với thời gian trước liền kề, số vụ TNGT giảm 338 vụ (1.986/2.324 vụ, tỷ lệ 14,5%), số người chết giảm 895 người (1.228/2.123 người, tỷ lệ 42,1% ), số người bị thương giảm 110 người (1.507/1.617 người, tỷ lệ 6,8%).
Về các lỗi vi phạm là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông: Đi không đúng phần đường, làn đường 710 vụ (chiếm 35,8%), vi phạm quy trình thao tác lái xe 294 vụ (chiếm 14,8%), vi phạm tốc độ 151 vụ (chiếm 7,6 %), chuyển hướng không đúng quy định 147 vụ (chiếm 7,4%), vượt xe không đúng quy định 117 vụ (chiếm 5,9%), do người đi bộ qua đường không đúng quy định 88 vụ (chiếm 4,4%), không chấp hành quy định về nhường đường khi qua nơi giao nhau 79 vụ (chiếm 3,9%), tránh xe không đúng quy định 33 vụ (chiếm 1,6%), không chú ý quan sát 31 vụ (chiếm 1,6%), điều khiển xe trong cơ thể có nồng độ cồn 20 vụ (chiếm 1%), lùi xe 01 vụ (chiếm 0,05%), nguyên nhân khác 300 vụ (chiếm 15,1%), đang điều tra 15 vụ (chiếm 0,8%).
Tuyến đường xảy ra tai nạn giao thông: Quốc lộ 927 vụ (chiếm 46,7%), tỉnh lộ 185 vụ (chiếm 9,3%), đường nội thị 549 vụ (chiếm 27,6%), cao tốc 16 vụ (chiếm 0,8%), nông thôn 309 vụ (chiếm 15,6%).
+ Tai nạn giao thông đường thủy nội địa: Xảy ra 01 vụ, làm 01 người chết. So với thời gian trước liền kề, số vụ tăng 01 vụ (01/0), số người chết tăng 01 người (01/0).
- Về tình hình ùn tắc giao thông: Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nỗ lực của các ban, ngành không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài. Chỉ xảy ra ùn tắc giao thông cục bộ trong thời gian ngắn tại khu vực đô thị và cửa ngõ ra vào thành phố Đà Lạt. Trong các dịp lễ, tết khi số lượng người và phương tiện đến địa phương tăng cao đột biến dẫn đến ùn ứ, phương tiện giao thông di chuyển chậm trên tuyến đường đèo Bảo Lộc, đèo Prenn trên Quốc lộ 20. Trong thời gian qua, các ngành chức năng đã có nhiều biện pháp để phòng ngừa, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh, nhất là thành phố Đà Lạt như: Mở rộng một số tuyến đường ở khu vực trung tâm, lắp đặt và vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông,… Do đó, tình trạng ùn tắc giao thông cơ bản đã được giải quyết.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quán triệt thực hiện
- Sau khi Chỉ thị số 18-CT/TW được ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng Kế hoạch số 57-KH/TU, ngày 01/11/2012 về thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, trong đó chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm TTATGT, khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, thường xuyên đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về TTATGT. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành các văn bản chỉ đạo đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 18- CT/TW như: Công văn số 3010-CV/TU, ngày 01/07/2013, 1133-CV/TU, ngày 17/11/2016, 1434-CV/TU, ngày 23/3/2017, 3697-CV/TU, ngày 08/7/2019.
- Căn cứ tình hình thực tế, các sở, ngành, địa phương, đơn vị đã chủ động xây dựng và ban hành nhiều kế hoạch, công văn chỉ đạo, như: Ban An toàn giao thông tỉnh xây dựng Kế hoạch số 58/KH-BATGT, ngày 27/3/2013 để phân công nhiệm vụ cho các cơ quan thành viên của Ban thực hiện hiệu quả các nội dung chỉ đạo tại Kế hoạch số 57-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chỉ đạo nâng cao năng lực của Ban An toàn giao thông cấp tỉnh, cấp huyện trong thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; Công an tỉnh ban hành Kế hoạch số 55/KH-CAT-PV11, ngày 10/4/2013, Nghị quyết số 07-NQ/ĐU, ngày 05/05/2014 và 187 văn bản để chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo TTATGT 10 năm qua; Sở Giao thông Vận tải ban hành Kế hoạch số 23/KH-SGTVT, ngày 25/4/2013; Sở Tài chính ban hành Kế hoạch số 896/KH-STC, ngày 17/4/2013; Sở Y tế ban hành Kế hoạch số 18/KH-SYT, ngày 16/4/2013; Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch số 2583/KH-SGDĐT, ngày 06/11/2012; Liên đoàn Lao động tỉnh ban hành Kế hoạch số 17/KH-LĐLĐ, ngày 9/4/2013; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh ban hành Kế hoạch số 142/KH-BTV, ngày 05/4/2013... Các thành ủy, huyện ủy, lãnh đạo, chỉ đạo UBND và Ban An toàn giao thông các thành phố, huyện căn cứ hướng dẫn của Ban An toàn giao thông tỉnh và tình hình thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm triển khai đồng loạt và có hiệu quả thiết thực.
- Các cấp ủy đã ban hành kế hoạch, tổ chức hội nghị quán triệt, tổ chức thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW đến các tổ chức cơ sở đảng. Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh tổ chức được 45 hội nghị tập huấn pháp luật về TTATGT cho cán bộ công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên. Tổ chức được 8 hội thi lớn tìm hiểu kiến thức về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, viên chức và người lao động. Việc thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW đã gắn trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu đối với nhiệm vụ đảm bảo TTATGT. Các cấp ủy đã chủ động chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp trọng tâm đảm bảo TTATGT theo tinh thần Chỉ thị 18-CT/TW. Trọng tâm là nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về Nhận thức của đảng viên, cán bộ công chức, viên chức, cán bộ các lực lượng vũ trang, người lao động về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chấp hành, thực hiện nghiêm túc pháp luật về an toàn giao thông đã được nâng lên. Hầu hết đã chấp hành nghiêm túc quy định và ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông.
- Các cấp ủy, chính quyền đã quan tâm kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông, nhất là Ban An toàn giao thông các cấp; phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông... Tiếp tục củng cố, kiện toàn, chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban ATGT các cấp để chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bảo đảm trật tự vận tải và kéo giảm tai nạn giao thông trên cả 3 mặt. UBND tỉnh giao lãnh đạo chính quyền và Ban An toàn giao thông các cấp chịu trách nhiệm, liên đới chịu trách nhiệm khi để tình hình tai nạn giao thông gia tăng trên địa bàn. Ban An toàn giao thông tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp thuộc tỉnh, các địa phương, Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; định kỳ tổng hợp, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW và các văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về TTATGT.
- Những năm qua, các cấp ủy, lãnh đạo địa phương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, Kết luận số 45-KL/TW, ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 85-KH/TU, ngày 22/5/2019 để triển khai thực hiện, trong đó chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm TTATGT, khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, thường xuyên đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về TTATGT. UBND tỉnh ban hành công văn số 7488/UBND-GT, ngày 30/11/2016 chỉ đạo các ban ngành đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW, xác định rõ việc bảo đảm TTATGT là trách nhiệm trực tiếp và thường xuyên của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; huy động sức mạnh của tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo TTATGT; ban hành, triển khai thực hiện Kế hoạch số 3302/KH-UBND, ngày 03/6/2019 về thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP, ngày 19/2/2019 của Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021; Kế hoạch số 3529/KH-UBND, ngày 23/5/2022 về thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP, ngày 05/04/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025. Chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh thường xuyên phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT, đề cao ý thức tự giác chấp hành Luật giao thông, đấu tranh lên án các hành vi vi phạm
Các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ giải pháp được nêu trong Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư, Kế hoạch số 57-KH/TU, ngày 01/11/2012, Chỉ thị 31-CT/TU, ngày 22/4/2015, Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 11/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 138/KH- UBND, ngày 13/1/2015 của UBND tỉnh về thực hiện chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đảm bảo thường xuyên, quyết liệt, đồng bộ để đạt mục tiêu, yêu cầu giảm TNGT, khắc phục ùn tắc giao thông, lập lại TTATGT. Đồng thời với quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 12/NQ-CP, ngày 19/2/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021. Ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường thực hiện Chỉ thị 18- CT/TW và quán triệt thực hiện Kết luận số 45-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương. Trong đó đẩy mạnh thực hiện các nội dung trọng tâm các chủ trương, nghị quyết lớn của chính phủ như: Nghị quyết số 12/NQ-CP, ngày 19/2/2019 về tăng cường bảo đảm TTATGT và phòng chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021; Nghị quyết số 48/NQ-CP, ngày 05/4/2022 về tăng cường đảm bảo TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025; Chiến lược quốc gia về bảo đảm TTATGT đường bộ đến năm 2020 tầm nhìn 2030 và Chiến lược quốc gia về bảo đảm TTATGT đường bộ giai đoạn 2021 - 2025 tầm nhìn 2045.
- Công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Chỉ thị 18- CT/TW cũng được cấp ủy các cấp quan tâm thực hiện. Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 1157-QĐ/TU, ngày 23/10/2013 giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về công tác đảm bảo TTATGT; Công văn số 3010-CV/TU, ngày 01/7/2013 giao Đảng ủy Công an tỉnh tham mưu báo cáo đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW. Đảng ủy Công an tỉnh ban hành Kế hoạch số 35-KH/ĐUCA, ngày 05/7/2013 tiến hành kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW tại các thành ủy, huyện ủy; Kế hoạch số 32-KH/ĐU, ngày 27/5/2013 về kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và của Bộ Công an về công tác bảo đảm TTATGT đối với Đảng ủy cơ sở Phòng CSGT và Đảng ủy Công an các địa phương. Việc tổ chức kiểm tra công tác hàng năm đều lồng ghép việc kiểm tra kết quả thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW của các cấp ủy, các sở, ban, ngành, địa phương. Qua đó nắm chắc tình hình, những tồn tại để kịp thời chấn chỉnh, từng bước nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông trên cả ba mặt số vụ, số người chết, số người bị thương, hạn chế tối đa số vụ tai nạn giao thông gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
- Vai trò, trách nhiệm của cấp ủy và thủ trưởng đơn vị trong việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm TTATGT được nâng cao và duy trì thường xuyên. Ban An toàn giao thông tỉnh và các đơn vị thành viên phát động phong trào thi đua bảo đảm TTATGT hàng năm. Từ đó huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vận động sự tham gia tích cực của quần chúng, nhân dân thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia đảm bảo trật tự, an toàn giao thông ”góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng, thực hiện văn hoá giao thông. Năm 2015, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, các sở, ban, ngành tổ chức sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW; năm 2017, tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW, qua đó, kiểm điểm, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp để giải quyết khó khăn trong thời gian tiếp Năm 2021, Tỉnh ủy đã chỉ đạo tổ chức sơ kết đánh giá việc thực hiện Kết luận số 45-KL/TW. Qua đánh giá sơ kết cho thấy đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT.
2. Công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong tỉnh thường xuyên quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT; chủ động xây dựng các quy chế và kế hoạch phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, bảo đảm việc tuyên truyền đến toàn bộ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc đẩy mạnh các hoạt động bảo đảm TTATGT ở cơ sở, tạo khí thế mới trong hoạt động bảo đảm Thực hiện có hiệu quả Đề án về “Tuyên truyền ATGT giai đoạn 2013 - 2015” của Chính phủ. Tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch tuyên truyền, vận động và xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ giai đoạn 2016 - 2020. Chú trọng tuyên truyền theo chuyên đề như về nồng độ cồn, tải trọng phương tiện, tiêu chí về văn hóa giao thông, nghị định xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đạo đức nghề nghiệp của người kinh doanh vận tải. Trên lĩnh vực đường thủy nội địa, các cấp ủy, chính quyền đã triển khai thực hiện tốt Cuộc vận động “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”.
- Tập trung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (trên Đài phát thanh, truyền hình của tỉnh và các địa phương, trên báo Lâm Đồng). Đài phát thanh, truyền hình tỉnh đã mở chuyên mục An toàn giao thông, Sở Thông tin Truyền thông mở trang tin an toàn giao thông trên mạng internet, Công an tỉnh đưa tin TTATGT hàng tuần trên chuyên mục An ninh Lâm Đồng,... thường xuyên có tin, bài về tình hình trật tự, an toàn giao thông với nhiều hình thức và nội dung tuyên truyền phù hợp, thiết thực, đạt hiệu quả cao. Chính quyền cấp xã tổ chức tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh, Trung tâm thông tin cấp huyện tuyên truyền bằng xe loa lưu động… Ngoài ra các ban, ngành đã tổ chức tuyên truyền trực tiếp thông qua các hội thi tìm hiểu, hình thức sân khấu hóa, tư vấn pháp luật trực tiếp và qua điện thoại, thông qua phát động các tháng cao điểm về an toàn giao thông hàng năm...
- Các ban, ngành đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp mở nhiều cuộc thi tìm hiểu các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông như thi trên mạng Internet, thi viết, thi băng hình, hội thi trên sân khấu, tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh, xe loa lưu động, các trang mạng xã hội, Zalo; treo pano, tranh ảnh, khẩu hiệu, phát áp phích, tờ rơi; phát hành tài liệu, phim, ảnh,... về an toàn giao thông. Tổ chức ký cam kết đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động kinh doanh liên quan đến hoạt động giao thông vận tải với các nội dung như: Cam kết không vi phạm trật tự vận tải, cam kết không chất hàng lên xe quá tải trọng quy định, cam kết không vi phạm hành lang an toàn đường bộ...
- Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh, Tỉnh đoàn tích cực phối hợp, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông cho các đối tượng là học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên; đưa giáo dục pháp luật về an toàn giao thông vào chương trình chính khóa trong các cấp học... Thực hiện tốt chủ đề an toàn giao thông hàng năm, với tinh thần “Tính mạng con người là trên hết”. Hàng năm, Tỉnh đoàn chủ trì, phối hợp với Ban An toàn giao thông và các đơn vị thành viên tổ chức “Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông”. Nổi bật như năm 2016, gắn với tuyên truyền, nhân rộng điển hình người lái xe Phan Văn Bắc đã dũng cảm cứu xe mất thắng trên đèo Bảo Lộc tạo được tiếng vang lớn trong nhân dân. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì TNGT” hàng năm với những việc làm cụ thể thiết thực, xoa dịu nỗi đau do TNGT gây ra. Ngoài ra còn tổ chức tuyên truyền trực tiếp thông qua thực hiện các hoạt động như trao tặng mũ bảo hiểm, áo phao cứu sinh cho học sinh, người dân có hoàn cảnh khó khăn
- Ban An toàn giao thông tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã ký kết Quy chế phối hợp về “Tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia đảm bảo trật tự, an toàn giao thông” nhằm vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể gương mẫu chấp hành các quy định về an toàn giao thông, động viên con em trong gia đình, người thân và cộng đồng thực hiện; xây dựng và thực hiện tốt các mô hình tự quản về an toàn như: “Khu dân cư bảo đảm trật tự, an toàn giao thông” và “Hộ gia đình đăng ký bảo đảm trật tự, an toàn giao thông” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phòng, chống tội phạm, ma túy, tệ nạn và bảo vệ môi trường… Trong đó có nhiều mô hình phát huy hiệu quả, được phổ biến, nhân rộng trong toàn tỉnh, như mô hình: “Bảo vệ hành lang an toàn giao thông”, “Khu dân cư bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”, “Đoạn đường tự quản an toàn giao thông”, “Cổng trường, chợ tự quản an toàn giao thông”,... thực hiện tốt việc vận động các hộ dân tham gia ký cam kết bảo đảm TTATGT; đồng thời, thường xuyên tham gia giám sát những hành vi tiêu cực trong thi hành pháp luật và vi phạm an toàn giao thông tạo dư luận, phê phán những người có hành vi vi phạm để phản ánh với các cơ quan chức năng xử lý. Tổ chức các hội nghị phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ, xây dựng lực lượng tuyên truyền viên về an toàn giao thông, các hội nghị nâng cao năng lực cho cán bộ an toàn giao thông các cấp thuộc các cơ quan thành viên Ban An toàn giao thông, các tổ chức chính trị - xã hội.
- Tổ chức thực hiện hiệu quả các kế hoạch liên tịch ký kết giữa Ban An toàn giao thông tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; đây là một trong những hoạt động thiết thực góp phần đem lại hiệu quả trong công tác tuyên truyền pháp luật về TTATGT, đưa pháp luật đến với các tầng lớp nhân dân; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia giữ gìn TTATGT. Chú trọng công tác vận động, tập hợp đoàn kết và phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, nhất là các chức sắc, chức việc, người có uy tín trong tôn giáo, dân tộc tham gia tuyên truyền, vận động tín đồ và nhân dân tự giác chấp hành các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Tổ chức hội phụ nữ đã phối hợp các ban ngành tổ chức tuyên truyền cho hơn 491.000 lượt cán bộ hội viên. Tổ chức tuyên truyền phổ biến Luật phòng, chống tác hại của rượu bia với nội dung cụ thể là “Không uống rượu bia khi lái xe”.
- Ngành giáo dục phối hợp tốt với các ngành có liên quan để tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trong nhà trường cho cấp học là học sinh, sinh viên. Phối hợp Tỉnh đoàn Lâm Đồng, Công an tỉnh tổ chức “Ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông” hàng năm thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia. Tổ chức cho học sinh tham gia ký cam kết không vi phạm an toàn giao thông, tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh không giao xe máy cho học sinh khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi đi xe mô tô, xe gắn máy; tổ chức hướng dẫn học sinh kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông. Tổ chức nhiều hội thi, hoạt động ngoại khóa như “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”, “Giao thông học đường”, “Học sinh với an toàn giao thông”, “Tìm hiểu luật giao thông đường bộ” thu hút hơn 511.000 lượt học sinh, 17.800 lượt giáo viên tham gia. Vận động tặng 83.709 mũ bảo hiểm cho trẻ em.
- Công an tỉnh thường xuyên đưa các tin bài phản ánh tình hình công tác đảm bảo TTATGT trên chuyên mục An ninh Lâm Đồng hàng tuần. Thông qua việc vận động nhân dân tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, “Toàn dân tham gia đảm bảo TTATGT” đã tổ chức tuyên truyền, vận động thông qua hoạt động của các cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội, trường học, các già làng trong đồng bào dân tộc thiểu sổ, chức sắc trong các tôn giáo,... nhằm phổ biến pháp luật về TTATGT đến từng hộ gia đình, người dân. Tổ chức ký kết chương trình phối hợp đảm bảo TTATGT giữa Công an tỉnh với các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015 và 2016 - 2018. Ngoài ra, còn trực tiếp tuyên truyền thông qua việc xét xử lưu động các vụ án tai nạn giao thông, tuyên truyền cá biệt cho người vi phạm, tổ chức cho người vi phạm ký cam kết góp phần quan trọng trong việc nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của người dân. Trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tuyên truyền bằng hình thức đăng tải các tin bài trên mạng xã hội Zalo, tuyên truyền lưu động...
Từ tháng 9/2012 đến tháng 6/2022, Công an tỉnh đã phối hợp các cơ quan truyền thông xây dựng 943 phóng sự, 1.213 tin bài về công tác đảm bảo TTATGT, phối hợp tổ chức 64 hội thi tuyên truyền pháp luật ATGT; thực hiện 2.969 buổi tuyên truyền trực tiếp cho 1.222.453 lượt người dân; tuyên truyền tại 313 trường học với 267.841 lượt học sinh, giáo viên tham gia; phát 503.561 tờ rơi, 17.988 cẩm nang ATGT, treo 1.546 băng rôn, 382 pano; trao tặng 1.250 mũ bảo hiểm đạt chuẩn, 350 áo phao. Tổ chức tuyên truyền cá biệt cho 3.804 thanh thiếu niên quậy phá. Tổ chức kí cam kết đảm bảo TTATGT cho 3.280 cá nhân là chủ xe, lái xe vận tải đường bộ, 1.686 doanh nghiệp kinh doanh vận tải, 14.500 người dân, 44.383 học sinh sinh viên, 59 lái tàu thuyền và 43 doanh nghiệp, chủ phương tiện thủy.
- Sở Giao thông vận tải đã tổ chức 29 buổi tuyên truyền, giáo giục pháp luật về TTATGT cho lái xe tại các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, trường học với 626 lượt người tham dự. Phát tài liệu tuyên truyền pháp luật về TTATGT đường bộ, đường thủy nội địa. Qua công tác tuyên truyền để mỗi người tham gia giao thông thấy rõ trách nhiệm và tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT, thực hiện nếp sống văn hóa giao thông, xây dựng môi trường giao thông an toàn và thân thiện. Nghiêm khắc phê phán, lên án các hành vi cố ý vi phạm, coi thường kỷ cương, pháp luật về TTATGT.
- Sở Thông tin truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, tuyên truyền về công tác bảo đảm TTATGT, mở các chuyên mục về an toàn giao thông, mở trang thông tin điện tử... Phát hành 600 đĩa tài liệu, 10.000 tờ rơi tuyên truyền, tổ chức hội thi thông tin tuyên truyền lưu động về an toàn giao thông năm
- Các cấp ủy, các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương coi trọng việc ban hành các quy định về tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên, học sinh, sinh viên trong việc chấp hành pháp luật về TTATGT. Trong đó, xem vận động xây dựng, thực hiện nếp sống “văn hóa giao thông” là nội dung trọng tâm trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Xác định việc chấp hành pháp luật về TTATGT là một tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức, cá nhân đảng viên, người lao động. Các tổ chức cơ sở đảng, các cơ quan, đơn vị và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị xác định công tác đảm bảo TTATGT là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt; thường xuyên tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế; đưa tiêu chí không vi phạm trật tự, an toàn giao thông vào việc bình bình xét, phân loại thi đua khen thưởng cuối năm. Quy định cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về TTATGT thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải xem xét xử lý kỷ luật nghiêm; nếu có người thân trong gia đình vi phạm (vợ, chồng, con) thì không được bình xét danh hiệu thi đua. Ngoài ra, người đứng đầu địa phương, đơn vị và người thực thi công vụ về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông phải chịu trách nhiệm về tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn do mình quản lý. Địa phương, đơn vị nào buông lỏng, lơ là trong công tác quản lý, giám sát làm phức tạp tình hình an toàn giao thông, tai nạn giao thông tăng cao so với cùng kỳ thì phải xem xét và có hình thức kỷ luật nghiêm. Đối với học sinh, Sở Giáo dục và đào tạo đã triển khai cho các cơ sở giáo dục thực hiện đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh vi phạm
- Về tổ chức thực hiện việc thông báo các vi phạm pháp luật về TTATGT của tổ chức, cá nhân về nơi công tác, học tập hoặc nơi cư trú. Công an tỉnh đã gửi hơn 27.800 thông báo vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của tổ chức, cá nhân vi phạm về nơi công tác, học tập hoặc nơi cư trú theo đúng quy định tại Thông tư 38/2010/TT-BCA, ngày 12/10/2010 của Bộ Công an. Từ khi ban hành Luật Xử lý vi phạm đến nay, chỉ thực hiện việc thông báo đối với cá nhân không tự giác chấp hành quyết định xử phạt và thông báo các trường hợp bị tước
3. Công tác quản lý, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và năng lực vận tải
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch giao thông và tổ chức thực hiện các quy hoạch được phê duyệt, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn, nhiều công trình giao thông trọng điểm, tuyến đường trục chính, đường đến các khu du lịch, đường liên huyện và đường giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 31-CT/TU, ngày 22/4/2015 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và quản lý vận tải, đảm bảo TTATGT trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 11/11/2016 về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025 trong đó đề ra nhiệm vụ phát triển hạ tầng giao thông là ưu tiên hàng đầu. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 138/KH-UBND, ngày 13/01/2015 về thực hiện chiến lược quốc gia đảm bảo TTATGT đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch 4542/KH-UBND, ngày 05/7/2021 về thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giao thông vận tải thực hiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, gắn với thúc đẩy xã hội hóa trên các lĩnh vực: Thu hút đầu tư xây dựng khai thác hệ thống bến, bãi đỗ xe; đầu tư khai thác xe buýt phục vụ, giao thông công cộng; quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, bảo đảm chất lượng và tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, nhất là đầu tư các dự án, công trình cấp bách, khẩn cấp có khả năng điều tiết lưu lượng tham gia giao thông, bảo đảm an toàn, chống ùn tắc và giảm tai nạn giao thông,... Phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, phê duyệt quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh và vị trí các điểm dừng đón, trả khách trên các tuyến đường bộ thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Nhận thức rõ tầm quan trọng của đầu tư, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn, trong thời gian qua tỉnh Lâm Đồng đã chú trọng, ưu tiên các nguồn lực đầu tư phát triển khắc phục tình trạng kết cấu hạ tầng giao thông còn yếu và thiếu đồng bộ. Sở Giao thông vận tải đã phối hợp với các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh hoàn thành các quy hoạch, chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh. Xử lý kịp thời các “điểm đen”, vị trí tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông, nâng cao điều kiện an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ trọng điểm, có lưu lượng phương tiện hoạt động lớn.
- Về giao thông đối ngoại: Bộ Giao thông vận tải đã đưa vào khai thác sử dụng một số tuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ 20 đoạn Dầu Giây - Liên Khương; Quốc lộ 28 (đoạn tránh ngập thủy điện Đồng Nai 3 & 4), Quốc lộ 27 (đoạn Phi Nôm - Eo Gió); nâng cấp một số tuyến đường tỉnh lên thành các tuyến quốc lộ như Quốc lộ 28B, Quốc lộ 27C; tiếp tục đầu tư tuyến Quốc lộ 20 đoạn tránh đô thị TP Bảo Lộc. Riêng dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương là công trình trọng điểm của tỉnh được Chính phủ thống nhất nguyên tắc phân đoạn, phân kỳ đầu tư và sớm khởi công trong thời gian tới.
- Về giao thông đối nội: Đã hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng các dự án, công trình Đường tỉnh 725 (từ nhà máy Alumin Tân Rai đến Quốc lộ 20 và đoạn Tân Thanh - Tân Lâm, đèo Tà Nung, cầu Cam Ly Thượng và Thác Voi, Lộc Bảo - Lộc Bắc)... và nhiều công trình giao thông trong đô thị. Thực hiện Đề án phát triển đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, trên địa bàn toàn tỉnh đã cứng hóa 6.313/7.480 km (đạt tỉ lệ 84%), 100% số xã có đường nông thôn đến trung tâm xã.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đẩy nhanh tiến độ, chất lượng các công trình giao thông, nhất là các công trình do địa phương làm chủ đầu tư. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, nhất là đầu tư các dự án, công trình cấp bách, khẩn cấp có khả năng điều tiết lưu lượng tham gia giao thông, bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và giảm tai nạn giao thông. Xử lý kịp thời các điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông, nâng cao điều kiện an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ trọng điểm, có lưu lượng và phương tiện hoạt động lớn.
- Thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg, ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện giai đoạn I và II, báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt. Trên cơ sở kinh phí sửa chữa thường xuyên, định kỳ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và của địa phương bố trí hàng năm, Sở Giao thông vận tải đã thực hiện tốt công tác bảo trì đường bộ, bảo đảm được giao thông thông suốt, khắc phục kịp thời các sự cố trong mùa mưa bão trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ được giao quản lý. Thành lập Quỹ Bảo trì đường bộ và cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của Quỹ (theo Quyết định số 1459/QĐ-UBND, ngày 05/8/2013 của UBND tỉnh); Quỹ bảo trì đường bộ (theo Quyết định số 550/QĐ-UBND, ngày 17/3/2014 của UBND tỉnh).
- Thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg, ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020. UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg; Quyết định số 1933/QĐ-UBND, ngày 09/9/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015 - 2020. Trên cơ sở kết quả thực hiện theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg, ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt. Triển khai kế hoạch 127/KH-SGTVT, ngày 30/5/2017; Sở Giao thông vận tải tỉnh đã chủ trì phối hợp cùng các đơn vị quản lý đường, UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tập trung triển khai đồng bộ trên tất cả các đoạn tuyến quốc lộ ủy thác; trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng đơn vị, cá nhân. Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện, Sở Giao thông vận tải cũng chỉ đạo các Đoàn kiểm tra kết hợp công tác tuyên truyền, hướng dẫn các quy định của pháp luật trong công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
Ngành Giao thông vận tải đã khắc phục, xóa bỏ một số “điểm đen”, trọng điểm như: Đoạn từ Km 13 đến Km 14 đường tỉnh 725 (qua thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm), tại Km 109+900 và Km 141 Quốc lộ 20; từ Km 66+500 đến Km 66+700, từ Km 78+200 đến Km 78+500 Quốc lộ 27C; Sở Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương và các đơn vị có liên quan thực hiện Quy chế phối hợp giữa Sở và UBND các huyện, thành phố trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hành lang an toàn đường bộ. Triển khai kế hoạch khảo sát, đánh giá tình hình đảm bảo trật tự, ATGT tại các chợ, điểm họp chợ trên các tuyến Quốc lộ và đường tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đề xuất, bổ sung quy hoạch tuyến vận tải khách liên tỉnh, công bố điểm dừng xe khách trên địa bàn, ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị vận tải trong việc tổ chức khám sức khỏe lái xe. Triển khai thực hiện Nghị định 10/2020/NĐ-CP đến các đơn vị kinh doanh vận tải. Sở Giao thông Vận tải đã triển khai 12 cuộc thanh tra, 31 cuộc kiểm tra chuyên ngành. Tăng cường công tác kiểm tra trên các tuyến Quốc lộ 20, 27, 27C, 55, đường tỉnh 721, 725, đường Đông Trường Sơn. Tiến hành làm việc và yêu cầu các đơn vị thi công nghiêm túc thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT khi thi công công trình trên đường bộ đang khai thác nhằm đảm bảo ATGT. Xây dựng và thành lập đoàn kiểm tra tình trạng vi phạm hành lang đường bộ tại các tuyến đường Quốc lộ được ủy thác, tỉnh lộ,... Ngành giáo dục phối hợp với lực lượng Công an, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thanh niên giữ trật tự cổng trường và lề đường xung quanh trường học, yêu cầu các hộ dân xung qanh trường học không giữ xe mô tô phân khối lớn cho học sinh. Công an các địa phương đã phát hiện, xử lý 7 trường hợp đơn vị thi công không thực hiện quy định về ATGT đường bộ.
4. Công tác quản lý vận tải, phương tiện và người điều khiển phương tiện
- Số lượng phương tiện và sản lượng vận tải tỉnh Lâm Đồng ngày càng tăng và phát triển mạnh đã cơ bản phục vụ tốt nhu cầu vận tải hàng hóa, đi lại của nhân dân và khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Số lượng xe buýt có 72 xe, với 3 đơn vị hoạt động trên 08 tuyến; xe taxi có 1.600 xe, với 10 đơn vị hoạt động; tuyến cố định có 298 xe, với 26 đơn vị đang khai thác trên 107 tuyến; vận tải theo hợp đồng, du lịch có 879 xe, với 39 đơn vị hoạt động; vận tải hàng hóa có 82 đơn vị với khoảng 2.476 xe tải, 127 xe đầu kéo và 50 xe container. Toàn tỉnh có 12 bến xe (đã xây dựng 11/12 bến xe theo hình thức xã hội hóa). Phương tiện thủy nội địa có khoảng 60 thuyền, canô chở khách dưới 12 chỗ ngồi và một số tàu phục vụ vận chuyển cát, sỏi.
- UBND tỉnh ban hành Chỉ thị 02/CT-UBND, ngày 15/5/2019 về việc nghiêm cấm xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh, xe hết niên hạn sử dụng lưu thông trên địa bàn tỉnh. Công an tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính trong công tác đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bảo đảm công khai, minh bạch, không gây phiền hà cho nhân dân. Thực hiện các Thông tư của Bộ Công an về công tác đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Tổ chức phân cấp công tác đăng ký xe ô tô, mô tô về Công an cấp huyện, công an cấp xã từ ngày 21/5/2022 tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đăng ký, sang tên xe qua nhiều đời chủ, thiếu chứng từ mua bán. Lực lượng quân đội quản lý chặt chẽ phương tiện quân sự tham gia giao thông. Hàng năm tổ chức 2 đợt kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện. Đình chỉ hoạt động của phương tiện không bảo đảm chất lượng.
- Từ 2012 đến nay đã đăng ký mới cho 48.791 xe ô tô, 908 xe mô tô, làm thủ tục sang tên, di chuyển, đổi cấp đăng ký, biển số cho 48.723 xe ô tô, 100.969 xe mô tô, nâng tổng số phương tiện Công an tỉnh hiện đang quản lý trên địa bàn tỉnh là 88.242 xe ô tô, 1.184.774 xe mô tô. Cấp, đổi 250 giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên. Kiểm định 2.538 lượt phương tiện xe cơ giới của Công an nhân dân. Số xe máy thi công và phương tiện thủy nội địa do Sở Giao thông vận tải đăng ký quản lý là 425 xe máy thi công; 104 phương tiện thủy nội địa.
- Về thực hiện việc quản lý an toàn phương tiện, Sở Giao thông vận tải đã phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp trong công tác kiểm tra, xử lý về lập lại trật tự, an toàn vận tải hành khách, xe chở quá tải trọng góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Thực hiện quy trình quản lý an toàn giao thông trong hoạt động vận tải đường bộ; thường xuyên theo dõi, khai thác dữ liệu tích hợp từ thiết bị giám sát hành trình gắn trên phương tiện vận tải hành khách để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về vận tải và an toàn giao thông; từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu trong quản lý hoạt động vận tải đường bộ để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo đảm ATGT trong hoạt động vận tải. Xử lý vi phạm tốc độ qua thiết bị giám sát hành trình đối với xe khách tuyến cố định, xe hợp đồng, xe taxi; thu hồi phù hiệu xe kinh doanh vận tải thời hạn 1 tháng là 1.260 xe.
- Sở Giao thông vận tải đã đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ; đặc biệt là kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giữa hai kỳ kiểm định để bảo đảm phương tiện tham gia giao thông luôn trong tình trạng bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật. Tổng số lượt xe kiểm định 495.924 lượt, tỷ lệ đạt yêu cầu là 84,91% trên tổng số lượt xe kiểm định.
- Tổng số cơ sở đào tạo lái xe ô tô là 06 đơn vị (trong đó, xã hội hoá đầu tư 04 đơn vị), cơ sở đào tạo lái xe mô tô 18 đơn vị tại các địa phương (trong đó, xã hội hoá đầu tư 02 đơn vị) và xã hội hoá đầu tư 02 Trung sát sát hạch lái xe loại II tại thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc đáp ứng nhu cầu học, sát hạch, cấp GPLX của người dân. Cấp GPLX: cấp mới là 178.214 (trong đó, mô tô các hạng là 96.742, ô tô các hạng là 81.472) và cấp đổi là 178.508 (trong đó, mô tô các hạng là 116.731, ô tô các hạng là 61.777). Thời gian gần đây không xảy ra các trường hợp tiêu cực trong công tác kiểm định và sát hạch cấp GPLX.
Hàng năm, Sở Giao thông vận tải thành lập các Đoàn kiểm tra và phối hợp Thanh tra Bộ Giao thông vận tải kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật các cơ sở đào tạo và Trung tâm sát hạch lái xe ô tô trên địa bàn tỉnh. Qua kết quả kiểm tra đã đình chỉ tuyển sinh đào tạo lái xe 02 trường hợp, kịp thời chấn chỉnh và yêu cầu khắc phục công tác đào tạo lái xe, xe tập lái, sân tập lái, tuyến đường tập lái; hệ thống sổ sách, biểu mẫu để quản lý quá trình đào tạo các lớp, khóa học và công tác quản lý thu, chi học phí đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Công an tỉnh cũng tổ chức đào tạo, cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A2 cho 734 trường hợp, cấp đổi giấy phép lái xe cho 3.328 trường hợp cán bộ, chiến sỹ công an nhân dân.
- Hầu hết người điều khiển phương tiện thủy đều có bằng thuyền trưởng và chứng chỉ chuyên môn điều khiển phương tiện thủy nội địa, trong đó có 68 người có bằng thuyền trưởng hạng 3 hạn chế và 205 người có chứng chỉ chuyên môn điều khiển phương tiện thủy nội địa.
5. Công tác thiết lập trật tự, kỷ cương về trật tự, an toàn giao thông
- Công an tỉnh thường xuyên mở các đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát theo chuyên đề, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm về trật tự, ATGT, nhất là các hành vi vi phạm gây ra TNGT như vi phạm tốc độ, phần đường, nồng độ cồn, tránh vượt,... Tăng cường tuần tra các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, có phân công, phân cấp hợp lý phạm vi đảm nhiệm của lực lượng CSGT và công an các huyện, thành phố. Rà soát bổ sung và triển khai phương án phòng, chống đua xe trái phép; kịp thời nắm tình hình, ngăn chặn và xử lý nghiêm các nhóm càn quấy, các đối tượng chạy xe lạng lách, tốc độ cao, đua xe, tổ chức đua xe trái phép và chống người thi hành công vụ gây mất trật tự công cộng. Tập trung xử lý vi phạm các chuyên đề về ma túy - nồng độ cồn, chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện trên đường bộ, vi phạm tốc độ trên đường bộ, xử lý phương tiện thủy chở quá vạch dấu mớn nước an toàn, vi phạm trong khai thác, vận chuyển khoáng sản,...
- Công an tỉnh chỉ đạo Công an các huyện, thành phố đẩy mạnh triển khai và thực hiện hiệu quả Thông tư 47/2011/TT-BCA, ngày 02/07/2011 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 27/2010/NĐ-CP, ngày 24/3/2010 quy định việc huy động lực lượng cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
Từ ngày 16/9/2012 đến ngày 15/6/2022, lực lượng Công an tỉnh đã phát hiện và xử lý 653.666 trường hợp vi phạm; tạm giữ 60.350 xe môtô, 3.802 xe ôtô, 217 phương tiện khác; tước GPLX 29.118 trường hợp; chuyển Kho bạc Nhà nước thu phạt 415,677 tỷ đồng.
Trên lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa: Lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với các lực lượng có liên quan tập trung kiểm tra, nhắc nhở các chủ phương tiện chở khách ngang sông, chở khách ở các khu du lịch, lễ hội đảm bảo an toàn cho phương tiện và người tham gia giao thông. Nhắc nhở các chủ phương tiện trang bị đầy đủ dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, không chở quá tải, quá số người quy định. Phát hiện, xử lý 421 trường hợp vi phạm, thu phạt 162,9 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 333 phương tiện thủy, 18 bến đò ngang sông tự phát. Lực lượng Công an tăng cường kiểm tra các phương tiện khai thác cát, sỏi trên sông Đồng Nai, lập biên bản, xử lý 8 lượt tàu khai thác cát vi phạm.
- Sở Giao thông vật tải thực hiện 26 cuộc thanh tra và 35 cuộc kiểm tra chuyên ngành giao thông vận tải. Đồng thời, thực hiện 1 cuộc thanh tra, 9 cuộc kiểm tra đột xuất. Duy trì trạm kiểm soát tải trọng xe lưu động đã xử phạt 2.933 trường hợp vi phạm. Các lực lượng thuộc ngành GTVT đã xử lý 9.997 trường hợp vi phạm, thu phạt 31,207 tỷ đồng, tước GPLX và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có thời hạn 3.129 trường hợp, tước phù hiệu xe có thời hạn 137 trường hợp, tước giấy phép kinh doanh có thời hạn 04 trường hợp. Tăng cường phối hợp với lực lượng cảnh sát, UBND các địa phương thường xuyên kiểm tra, xử lý đảm bảo trật tự, an toàn hoạt động vận tải thủy nội địa đối với bến khách ngang sông, các hồ có hoạt động vận tải thủy.
- Lực lượng quân đội qua kiểm soát quân sự đã phát hiện, phối hợp cơ quan chức năng xử lý 10 trường hợp vi phạm của xe ô tô mang biển số, chứng nhận đăng ký giả danh xe quân sự, 02 trường hợp điều khiển xe ô tô quân sự không có giấy phép lái xe quân sự, thu giữ 02 xe ô tô.
- Sở Giao thông vận tải thường xuyên phối hợp Công an tỉnh trong kiểm tra, xử lý việc chấp hành quy định về hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và hoạt động vận tải đường bộ trên địa bàn TP Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt. Tổ chức phối hợp liên ngành kiểm tra, xử lý theo chuyên đề xe hoạt dộng kinh doanh vận tải khách: “xe dù, bến cóc”, xe hợp đồng trá hình, xe taxi không đúng theo quy định. Công an tỉnh phối hợp Ban An toàn giao thông tỉnh: Kiểm tra 37 đơn vị đầu mối xếp hàng hóa, mỏ vật liệu xây dựng (xử phạt 6 đơn vị, nhắc nhở 9 đơn vị); phát hiện, xử lý 8 trường hợp xe quá tải, 1 xe hết hạn kiểm định, thu phạt 203,9 triệu đồng; xử lý vi phạm về vận tải hành khách và chấn chỉnh không để tình trạng “xe dù, bến cóc” (riêng năm 2018: Kiểm tra 3 điểm giao dịch đón trả khách; phát hiện 30 phương tiện vi phạm quy định về vận tải, xử phạt 75,9 triệu đồng, tước 16 GPLX, thu hồi phù hiệu vận tải 1 tháng 9 trường hợp). Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị phối hợp thanh tra Sở Giao thông vận tải kiểm tra chất ma túy 92 lượt lái xe, không phát hiện trường hợp nào có sử dụng chất ma túy; kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe ô tô chở khách (xử lý 14 trường hợp xe ô tô khách vi phạm); kiểm tra, kiểm soát tải trọng phương tiện kinh doanh vận tải, hành khách (xử lý 97 trường hợp vi phạm chở hàng quá tải); xử phạt 2 đơn vị khai thác đá về lỗi xếp hàng hóa lên xe ô tô vượt quá tải trọng cho phép, thu phạt 20 triệu đồng và yêu cầu cam kết thực hiện đúng quy định về tải trọng
6. Công tác điều tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông có dấu hiệu tội phạm
- Các cơ quan tố tụng thực hiện tốt công tác điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm, các đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ. Các vụ án được đưa ra xét xử đảm bảo nghiêm minh theo quy định của pháp luật, không có trường hợp nào bỏ lọt tội phạm, không để oan sai; hình phạt đối với tội phạm về trật tự, an toàn giao thông có tính răn đe cao. Từ tháng 9/2012 đến tháng 6/2022, chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố 578 vụ TNGT, 578 bị can, ra quyết định không khởi tố 607 vụ.
- Lực lượng Công an rà soát bổ sung và triển khai thực hiện hiệu quả các phương án phòng, chống đua xe trái phép; chủ động nắm tình hình, ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng tụ tập chạy xe lạng lách, tốc độ cao, gây mất trật tự công cộng; thành lập các Tổ công tác phối hợp đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, TTATGT vào ban đêm tại các địa bàn trọng điểm về an ninh, trật tự. Đã khởi tố 1 vụ, 13 đối tượng điều khiển xe mô tô gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép. Tra cứu, xác minh 19.843 lượt phương tiện phục vụ công tác phòng ngừa, trấn áp tội phạm, truy tìm phương tiện gây tai nạn bỏ chạy, phục vụ công tác đấu tranh chuyên án (Từ tháng 9/2012 đến tháng 6/2022, lực lượng CSGT phối hợp với các lực lượng Cảnh sát khác tổ chức tuần tra kiểm soát, xử lý 104 vụ tụ tập, lạng lách, gây mất TTCC, 1.630 đối tượng, tạm giữ 1.038 xe mô tô; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý 02 vụ đua xe trái phép, 48 đối tượng, đã tiến hành khởi tố 01 vụ, 13 đối tượng).
- Thông qua công tác về Tuần tra kiểm soát trên các tuyến giao thông, lực lượng Công an đã phát hiện, bắt giữ: 79 vụ vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy, bắt giữ 99 đối tượng, thu giữ 40,1g ma tuý, 11,452 gam heroin, 32 gói ma túy, 2 kg ma túy đá, 01 gói ma túy tổng hợp, 4 gói cần sa, 02 gói heroin, 481 viên thuốc lắc, 338 viên hồng phiến, 02 ngọn bồ đà tươi kích thước 3cm-2,5cm, 12 kg cần sa tươi, 300gr tinh thể rắn màu trắng nghi là ma tuý, 04 bộ sử dụng ma túy đá, 2 súng bắn bi, 2 súng tự chế, 8 viên đạn, 6 dao, 3 mã tấu, 1 lưỡi lê, 1 gậy sắt,1 bình xịt hơi cay, tạm giữ 04 xe mô tô; 68 vụ trộm cắp tài sản, bắt giữ 75 đối tượng, thu giữ 03 ô tô, 76 xe mô tô, 2 khẩu súng tự chế, 5 mũi tên bắn chó, 27 viên bi, 80 kg thép, 496kg katit và một số tài sản khác; 102 vụ vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ và pháo, bắt giữ 111 đối tượng, thu giữ nhiều vũ khí thô sơ, súng, đạn tự chế, pháo các loại; 90 vụ vận chuyển lâm sản trái phép, thu giữ hơn 237 mét khối gỗ, 15 cây gỗ quý, 600 kg lõi gỗ thông, 08 ô tô, 05 mô tô; 05 vụ vận chuyển động vật hoang dã trái phép; 19 vụ vận chuyển hàng hoá không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; 16 vụ chống người thi hành công vụ, làm bị thương 13 cán bộ, chiến sỹ (CBCS) và 01 Công an viên, bắt giữ 24 đối tượng; phối hợp bắt giữ 07 đối tượng truy nã, 23 đối tượng cướp giật, 04 đối tượng giết người, 18 đối tượng trộm cắp, 07 đối tượng lừa đảo, 09 đối tượng đánh bạc...Thông qua công tác Tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm lực lượng CSGT phát hiện 200 trường hợp sử dụng GPLX giả, 44 đăng ký xe giả, 02 giấy chứng nhận kiểm định giả, 24 xe mô tô bị đục lại số máy, số khung, xe không rõ nguồn gốc. Phát hiện thu giữ tiêu hủy 166 mũ bảo hiểm xe mô tô không đảm bảo chất lượng.
7. Nâng cao năng lực cho lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Hàng năm, Ban An toàn giao thông tỉnh tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức phong trào thi đua bảo đảm TTATGT. Các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị đã tổ chức quán triệt, học tập, xây dựng chương trình và triển khai thực hiện nghiêm túc; Công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức, ý thức và chính trị, nghiệp vụ, pháp luật cho cán bộ, đảng viên làm nhiệm vụ an toàn giao thông được chú trọng; nhận thức của các cấp, các ngành về công tác bảo đảm TTATGT và ý thức chấp hành pháp luật giao thông của các tầng lớp nhân dân có bước chuyển biến rõ rệt.
- Công an tỉnh tổ chức các phong trào thi đua và sinh hoạt chính trị trong toàn lực lượng. Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ bảo đảm TTATGT đến từng CBCS; gắn trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy Công an các đơn vị, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng để CBCS có bản lĩnh chính trị vững vàng, an tâm công tác, lập trường kiên định, tác phong, lối sống giản dị, lành mạnh. Lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương thường xuyên kiểm tra chấn chỉnh việc chấp hành quy trình công tác, điều lệnh nội vụ, lễ tiết tác phong, văn hóa ứng xử của CBCS đặc biệt là những bộ phận liên quan trực tiếp đến người dân. Tổ chức tập huấn cho các lực lượng trực tiếp tham gia công tác đảm bảo TTATGT về Luật xử lý vi phạm hành chính và các nghị định có liên quan, các thông tư quy định về Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính, giải quyết TNGT đường bộ, đăng ký, quản lý phương tiện. Thường xuyên tổ chức quán triệt cho CBCS học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của ngành về công tác đảm bảo TTATGT,… Qua đó nâng cao nhận thức chính trị, tạo sự chuyển biến sâu rộng về nhận thức và hành động cho Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính gắn với chủ động phòng ngừa sai phạm, tham nhũng, bố trí hợp lý cán bộ, đổi mới lối làm việc. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc, kiên quyết xử lý nghiêm CBCS vi phạm quy trình công tác, sai phạm, tiêu cực, đặc biệt trong công tác về Tuần tra kiểm soát giao thông. Đề xuất mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác đảm bảo TTATGT. Đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác chiến đấu thường xuyên và đột xuất. Sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí được phân bổ, đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả. Tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ưu tiên mọi nguồn vốn để phục vụ cho công tác đảm bảo TTATGT.
- Sở Giao thông vận tải thực hiện đề án tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông theo Quyết định 321/QĐ-TTg, ngày 05/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức kiện toàn lại tổ chức Thanh tra Sở theo hướng tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyên ngành được giao.Theo đó, hiện nay Thanh tra Sở được tổ chức thành 01 Đội nghiệp vụ, 03 Đội Thanh tra giao thông; xây dựng 02 nhà làm việc cho Thanh tra giao thông tại huyện Đức Trọng và thành phố Bảo Lộc. Thường xuyên chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trong ngành đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nâng cao ý thức trách nhiệm của người thực thi công vụ. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát và có biện pháp phòng ngừa các sai phạm, tiêu cực đối với lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, nhất là lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT, cán bộ làm công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái
- Việc kiện toàn Ban An toàn giao thông tỉnh và Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố được thực hiện theo Quyết định số 57/2011/QĐ-TTg, ngày 18/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ và gần đây thực hiện theo Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg, ngày 22/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; qua đó đáp ứng được yêu cầu công tác, trong đó nâng cao vai trò của các cơ quan thành viên của Ban An toàn giao thông cấp tỉnh và cấp huyện; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; đề cao tính chủ động của các cơ quan thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh và Ban An toàn giao thông các cấp trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo lĩnh vực phụ trách của ngành, đơn vị.
8. Các giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông, trọng tâm là thành phố Đà Lạt
- Trong thời gian qua, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ thường xuyên kiểm tra, rà soát, xử lý kịp thời các điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông, nâng cao điều kiện an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ trọng điểm, có lưu lượng và phương tiện hoạt động lớn. Tổ chức khảo sát 119 điểm có nguy cơ xảy ra TNGT; kiến nghị giải quyết 38 điểm không đảm bảo an toàn giao thông, 106 điểm bất hợp lý về tổ chức giao thông; kiến nghị sửa chữa, làm mới 145 biển báo hiệu, vạch kẻ đường, lắp đặt đèn tín hiệu giao thông trên 29 tuyến đường, camera giám sát ANTT - TTATGT. Thường xuyên kiến nghị các đơn vị thi công trên đường bộ đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại trên Quốc lộ 20, 27, 27C, các tuyến tỉnh lộ 721, 725, các tuyến đường nội thị thành phố Đà Lạt.
- Kiến nghị cải tạo mở rộng các nút giao thông, mở rộng nâng cấp một số tuyến đường, bố trí các điểm dừng xe buýt, điểm đỗ xe có thu phí trong nội thị Đà Lạt. Kiến nghị thay đổi biển báo hiệu theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ. Về cầu treo dân sinh: Trên địa bàn tỉnh có 66 cầu, đang đầu tư xây dựng 09 cầu bằng nguồn vốn ngân sách địa phương, các lực lượng chức năng đã tham mưu chính quyền địa phương đình chỉ hoạt động của 6 cầu treo không bảo đảm tiêu chuẩn, đặt biển cảnh báo nguy hiểm 11 cầu
- Thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch các bãi dừng đỗ xe trong khu vực nội thị, bổ sung hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại một số nút giao thông trọng điểm; tiến hành phân luồng trên các tuyến giao thông có mật độ giao thông lớn, phương tiện lưu thông hỗn hợp. Ngoài ra, khuyến khích phát triển loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xây dựng các tuyến xe buýt nối liền thành phố Đà Lạt với thành phố Bảo Lộc và các huyện; triển khai thí điểm xe ô tô điện phục vụ vận chuyển khách du lịch trên một số tuyến phố tại thành phố Đà Lạt. Vận động các doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, trên cơ sở đó vận động người dân sử dụng phương tiện công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân. Xử lý nghiêm các vi phạm chiếm dụng trái phép vỉa hè, dừng đỗ xe trái quy định có thể gây ùn tắc giao thông; sắp xếp nơi trông giữ xe, bố trí các bãi đỗ xe hợp lý vừa phục vụ tốt yêu cầu phát triển du lịch vừa đảm bảo an toàn giao thông.
- Công an tỉnh đã đề xuất UBND tỉnh cho chủ trương triển khai hệ thống camera giám sát giao thông trên Quốc lộ 20 và địa bàn thành phố Đà Lạt, tuyến đường đèo Bảo Lộc. Chỉ đạo các đơn vị chức năng, Công an thành phố rà soát, khảo sát, xây dựng kế hoạch phòng ngừa ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Đà Lạt tầm nhìn đến 2025. Chú trọng đảm bảo an toàn, phòng, chống ùn tắc, tai nạn giao thông tại các khu vực cổng trường học bằng nhiều biện pháp như tổ chức mô hình “cổng trường an toàn giao thông”, bố trí giờ tan trường lệch nhau giữa các trường, cụm trường trên cùng tuyến giao thông, bố trí nơi dừng đỗ xe cho phụ huynh đưa đón học ..
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Ưu điểm
- Công tác đảm bảo TTATGT được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp ủy, chính quyền địa phương nhất là vai trò Ban ATGT các cấp. Sự vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành địa phương từ việc chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo TTATGT hàng năm, đến việc triển khai thực hiện các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về công tác đảm bảo an toàn giao thông.
- Sự chủ động, tích cực của các cơ quan thường trực về đảm bảo TTATGT như Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải tỉnh và các đơn vị có liên quan; các đơn vị kinh doanh vận tải, các đơn vị quản lý khai thác hạ tầng giao thông,… có nhiều nỗ lực để tạo môi trường giao thông và dịch vụ vận tải thuận tiện, chất lượng phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Việc tiếp thu nghiêm túc, kịp thời ý kiến góp ý của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và nhân dân trong việc đảm bảo TTATGT nhất là phản ánh, kiến nghị về tổ chức giao thông, thi công hạ tầng đường bộ, công tác quản lý nhà nước về TTATGT đã góp phần khắc phục kịp thời những hạn chế thiếu sót trong công tác đảm bảo TTATGT, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm tiếp tục được tăng cường. Ngoài lực lượng CSGT, Thanh tra giao thông còn tăng cường các lực lượng cảnh sát khác như cảnh sát trật tự, cơ động, Công an xã, phường tham gia tuần tra và giải tỏa, lòng lề đường, vỉa hè, chống ùn tắc giao thông, lập lại hành lang an toàn giao thông.
- Các huyện và thành phố đã ra quân triển khai đồng bộ nhiều giải pháp lập lại TTATGT đô thị, trong đó chú trọng xử lý các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép vỉa hè, lòng, lề đường gây mất TTATGT, ưu tiên dành vỉa hè cho người đi bộ. Việc đảm bảo an toàn giao thông tại các vị trí thi công hạ tầng đường bộ được quan tâm, đảm bảo an toàn giao thông tốt hơn.
- Các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trong mọi tầng lớp nhân dân, kịp thời phản ánh tình hình tai nạn giao thông, cảnh báo nguy cơ mất an toàn giao thông. Vận động người dân, chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện chấp hành pháp luật TTATGT, phòng tránh Tạo được điểm sáng về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT trong học sinh, sinh viên.
- Tình hình TTATGT trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực, giao thông trong các đô thị lớn như thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và trên các tuyến giao thông trọng điểm tiếp tục duy trì ổn định. TNGT được kéo giảm cả 03 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Tình hình trật tự vận tải từng bước đi vào nền nếp, tình trạng phương tiện chở hàng quá tải, quá khổ, tự ý cơi nới thành, thùng hàng giảm rõ rệt. Năng lực vận tải và chất lượng dịch vụ được nâng cao, không xảy ra hiện tượng người dân không có phương tiện đi lại. Các phản ánh của nhân dân về tình trạng xe dù, bến cóc, nhồi nhét khách, chở quá tải đã giảm. Tình hình an ninh, trật tự tại các bến xe được duy trì ổn định.
2. Một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc
- Tình hình TTATGT vẫn còn diễn biến phức tạp, số người chết do TNGT trong một số năm còn cao, một số năm chưa đạt được tỷ lệ giảm 5 - 10%. Vẫn còn xảy ra một số vụ TNGT gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tình trạng thanh niên lái xe lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, lấn chiếm lòng lề đường làm nơi buôn bán vẫn còn xảy ra. Vẫn còn xảy ra tình trạng phụ huynh học sinh giao xe cho con em tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đi xe mô tô, xe gắn máy.
- Việc quy hoạch, phát triển đô thị còn một số bất cập với quy hoạch tổ chức giao thông nhất là việc quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh. Bất cập nhất là chưa bố trí được nhiều các bãi dừng, đỗ xe, việc xây dựng cơ sở lưu trú chưa đảm bảo nơi dừng đỗ phương tiện để đưa đón khách du lịch.Việc lập lại trật tự kinh doanh vận tải hành khách vẫn còn một số hạn chế, tình trạng “xe dù, bến cóc” tuy không phổ biến nhưng vẫn tồn tại.
- Chưa có cơ chế, chính sách hợp lý để thu hút nguồn lực xã hội, các doanh nghiệp để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, mà chủ yếu dựa vào vốn ngân sách.
Việc bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa đạt hiệu quả, tiến độ thi công hạ tầng giao thông còn chậm.
- Công tác khắc phục các vi phạm về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gây ra chưa được quan tâm, chú trọng. Tình hình ùn tắc giao thông cục bộ trên địa bàn thành phố Đà Lạt, trên một số tuyến đường đèo Prenn, đèo Bảo Lộc đang có xu hướng xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là trong dịp lễ, tết, dịp hè, trong mùa mưa bão, do các sự cố giao thông, tai nạn giao thông.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống camera giám sát, xử lý vi phạm TTATGT trên hệ thống đường bộ còn chưa thực hiện được làm giảm hiệu quả xử lý vi phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.
- Còn tồn tại nhiều điểm tiềm ẩn nguy cơ TNGT chưa được xử lý dứt điểm; lối đi dân sinh kết nối với hệ thống đường bộ còn tồn tại nhiều; hệ thống vạch sơn, tín hiệu, ký hiệu, biển báo giao thông còn bất cập trên nhiều tuyến đường bộ, thiếu gờ giảm tốc từ đường ngõ, hẻm ra đường chính; tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè hành lang an toàn giao thông để tập kết vật liệu, dừng đỗ phương tiện nhiều nơi còn diễn ra phức tạp.
3. Nguyên nhân của tồn tại
- Chính quyền một số địa phương chưa thật sự quan tâm trong công tác quản lý TTATGT trong một số thời điểm dẫn đến tình trạng thiếu cương quyết trong quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về TTATGT. Còn một bộ phận người thực thi công vụ hạn chế về năng lực, thiếu trách nhiệm, dung túng vi phạm, thậm chí tiêu cực. Việc trang bị công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT còn hạn chế, nhất là lực lượng Công an cấp huyện như cân tải trọng, máy đo tốc độ, camera ghi hình,...
- Hệ thống quy phạm pháp luật bảo đảm TTATGT mặc dù đã có nhưng còn thiếu hoặc bất cập dẫn tới vướng mắc, hiệu quả thấp trong tổ chức thực hiện. Công tác quản lý người lái xe kinh doanh vận tải còn bị buông lỏng. Việc xác định người vi phạm nhiều lần, tái phạm để áp dụng tình tiết tăng nặng còn nhiều khó khăn do chưa có được cơ sở dữ liệu vi phạm hiệu quả.
- Hạn chế về ý thức chấp hành pháp luật TTATGT của một bộ phận người tham gia giao thông. Vẫn còn tồn tại ý thức giao thông theo kiểu “làng xã” tại các tuyến giao thông khu vực nông thôn. Trình độ, kỹ năng điều khiển phương tiện của người lái xe ô tô còn chưa cao. Đặc biệt hạn chế về ý thức đạo đức, nghề nghiệp của một bộ phận lái xe hoạt động kinh doanh vận tải. Một bộ phận không nhỏ chủ phương tiện buông lỏng việc quản lý vận tải và không thực hiện quy định pháp luật về thời gian lao động của lái
- Sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt là sự tăng nhanh của xe ô tô, xe ô tô con cá nhân. Việc thiếu hệ thống đèn tín hiệu giao thông, chưa có trung tâm điều hành giao thông thống nhất cộng với sự tăng cao đột biến người tham gia giao thông trong dịp lễ hội, trong giờ cao điểm trên địa bàn thành phố Đà Lạt, sự cố phương tiện, TNGT trên các tuyến đèo là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ.
- Nguồn lực xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao năng lực vận tải, bảo đảm TTATGT còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Chất lượng và tiến độ thi công một số công trình giao thông chưa được yêu cầu đề ra; chất lượng hoàn trả nguyên trạng mặt đường một số công trình thi công trong phạm vi đường giao thông chưa tốt, gây mất an toàn giao thông.
- Kinh phí tuyên truyền an toàn giao thông bố trí cho các cơ quan thành viên của Ban An toàn giao thông tỉnh còn hạn hẹp, dẫn đến khó khăn trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông. Kinh phí cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ở các địa phương bố trí còn hạn chế ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Trong tuyên truyền, chưa thu hút đối tượng tham gia là thanh niên, người lao động tự do. Chưa phát huy hiệu quả vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở trong thực hiện các hoạt động phổ biến pháp luật từ cơ sở.
IV. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI
1. Dự báo tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn trong những năm tới
Kinh tế địa phương tiếp tục phát triển nhanh cả về chiều rộng, lẫn chiều sâu. Hoạt động giao thông sẽ có nhiều chuyển biến đáng kể do nhu cầu vận tải, mật độ giao thông gia tăng. Hạ tầng giao thông tiếp tục được đầu tư, nâng cấp mở rộng. Phương tiện giao thông tiếp tục gia tăng, nhất là phương tiện xe ô tô. Tuy nhiên tình hình vi phạm TTATGT nhất là người điều khiển xe mô tô chậm chuyển biến tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra TNGT. Tình trạng ùn tắc giao thông sẽ có nhiều diễn biến phức tạp trong địa bàn nội thị và cửa ngõ ra vào các đô thị như thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc.
Về thuận lợi, công tác đảm bảo TTATGT tiếp tục nhận được sự quan tâm vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền địa phương đến công tác đảm bảo TTATGT. Năng lực của lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT càng được quan tâm, đầu tư đúng mức, hệ thống camera giám sát giao thông sẽ được lắp đặt và đưa vào sử dụng. Ý thức tự giác của người tham gia giao thông từng bước được nâng lên.
Tuy nhiên, công tác đảm bảo TTATGT sẽ gặp phải không ít khó khăn thách thức. Tình trạng gia tăng phương tiện cá nhân nhất là xe mô tô, xe gắn máy, khó quản lý về chất lượng, niên hạn sử dụng của phương tiện xe mô tô. Hạ tầng giao thông không theo kịp sự phát triển của hoạt động vận tải nhất là đường bộ; Tình hình thiên tai, dịch bệnh có thể xảy ra nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động giao thông nói chung, tiềm ẩn nhiều nguy cơ TNGT đường thủy nội địa. Việc thiếu diện tích đất để xây dựng các điểm dừng, đỗ phương tiện.
2. Phương hướng, mục tiêu
- Tiếp tục phấn đấu cho mục tiêu chung là hàng năm giảm TNGT trên địa bàn tỉnh từ 5% - 10% về số vụ, số người chết, bị thương. Chủ động phòng, chống ùn tắc giao thông. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá công tác đảm bảo TTATGT. Thể chế hoá các quy định về trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân trong công tác bảo đảm TTATGT. Tiếp tục kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Ban An toàn giao thông tỉnh và Ban An toàn giao thông các thành phố, huyện đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
- Tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hoá giao thông. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
- Đổi mới, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật có liên quan đến phát triển và đảm bảo an toàn về kết cấu hạ tầng, phương tiện; kỹ năng, đạo đức trách nhiệm của người tham gia giao thông cùng với các chế tài xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo đảm TTATGT. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh. Thúc đẩy tiến độ và chất lượng đầu tư xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và khắc phục điểm đen, điểm tiềm ẩn
- Phát triển hệ thống vận tải công cộng nhất là hệ thống xe buýt trong đô thị, xe buýt liên huyện, nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả quản lý các tuyến xe khách liên tỉnh. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về ATGT đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, quản lý người lái
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý điều hành giao thông đô thị với việc đẩy mạnh lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông, hệ thống camera giám sát giao thông, trọng điểm là hệ thống camera giám sát trên Quốc lộ 20. Tập trung kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa quản lý giao thông, vận tải công cộng và lực lượng tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT. Đẩy mạnh việc thực hiện xử phạt qua hình ảnh.
3. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới
- Cấp ủy các cấp phải xác định nhiệm vụ bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, liên tục. Chú trọng đề cao vai trò của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị đối với công tác bảo đảm Lãnh đạo các cơ quan, ban ngành thực hiện tốt Nghị quyết số 48/NQ- CP của Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT giai đoạn 2022- 2025 và Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2045.
- Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT đa dạng, phong phú, phù hợp với từng loại đối tượng; tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân tham gia tích cực phong trào toàn dân tham gia bảo đảm Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, các chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo trong tuyên truyền về văn hoá giao thông.
- Tập trung quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tập trung xây dựng các công trình trọng điểm, cấp bách có khả năng điều tiết lưu lượng tham gia giao thông, bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc và giảm thiểu tai nạn giao thông; xử lý kịp thời, dứt điểm các “điểm đen”, nâng cao điều kiện an toàn giao thông trên các tuyến trọng điểm, lưu lượng phương tiện lớn. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển phương tiện vận tải đảm bảo chất lượng nhằm nâng cao năng lực vận tải, bảo đảm giao thông thông suốt và an toàn.
- Tăng cường công tác quản lý về trật tự hành lang ATGT đường bộ. Tăng cường rà soát, xử lý dứt điểm các “điểm đen”, “điểm có nguy cơ cao xảy ra TNGT”, rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống báo hiệu đường bộ trên các tuyến giao thông trọng điểm.
- Nâng cao chất lượng công tác quản lý phương tiện vận tải, đăng ký, kiểm định, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe; kiên quyết xử lý, thu hồi giấy phép đối với cơ sở đào tạo không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, vi phạm quy định về đào tạo lái xe; đẩy mạnh thực hiện Đề án đổi mới công tác quản lý, cấp GPLX. Siết chặt việc đăng ký, cấp giấy phép, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, kiểm soát nghiêm ngặt tải trọng phương tiện ngay từ bến, bãi, kho hàng, từ khâu xếp dỡ đến vận chuyển, giao nhận hàng hóa. Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc chở hàng cấm, vật liệu dễ cháy, nổ trên phương tiện chở khách. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho lái xe, kiểm tra dấu hiệu sử dụng chất ma tuý. Tăng cường kiểm soát tải trọng
- Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở kiến thức về vận động quần chúng tham gia công tác bảo đảm TTATGT, thực hiện nếp sống văn hóa giao thông.
- Nâng cao năng lực các cơ quan quản lý nhà nước nhất là lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của người thi hành công vụ. Quy định rõ trách nhiệm cá nhân đối với lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong công tác bảo đảm
- Ngành giao thông vận tải, ngành công an phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, đánh giá hiện trạng các tuyến đường giao thông, kiến nghị khắc phục các yếu tố bất hợp lý trong tổ chức giao thông, giải quyết các “điểm đen”, các tuyến giao thông phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT. Xây dựng, bổ sung hoàn thiện phương án phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông, bổ sung các phương án phân luồng giao thông từ xa tại các địa bàn trọng điểm.
- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính công trong quản lý nhà nước về TTATGT. Trước mắt tập trung đầu tư lắp đặt hệ thống camera giám sát giao thông trên quốc lộ 20, địa bàn thành phố Đà Lạt và hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Ngành Công an duy trì thực hiện các dịch vụ công cấp độ 3, 4, tiến tới làm việc chủ yếu trên không gian mạng. Tiếp tục thực hiện phân cấp đăng ký xe. Triển khai ứng dụng CSDL quốc gia về dân cư vào các phần mềm nghiệp vụ của CSGT. Công khai hóa các hoạt động của lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT để phát huy dân chủ, vai trò giám sát của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
V. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt các chủ trương, chính sách giải pháp bảo đảm TTATGT xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, phù hợp với địa phương, được triển khai đồng bộ, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân và dư luận xã hội.
- Ban hành quy định thống nhất về tiêu chí bình xét thi đua, quy định pháp lý về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người thực thi công vụ trong đảm bảo TTATGT gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, đứng đầu chính quyền, cơ quan trong công tác bảo đảm
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ gắn với cơ sở dữ liệu về dân cư để thực hiện chế tài xử lý với những trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần, xử lý trách nhiệm chủ phương tiện nhằm tăng tính răn đe.
- Rà soát, đề xuất bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý nhà nước về TTATGT, ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông tạo hành lang pháp lý chặt chẽ và phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Tranh thủ các nguồn kinh phí để đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều tiết giao thông, điều hành vận tải. Cần có cơ chế để địa phương tạo và duy trì nguồn ngân sách cho TTATGT phục vụ cho việc giải toả kịp thời hành lang an toàn giao thông và xử lý khắc phục các “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn”
- Chỉ đạo tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT, nhất là trên mạng xã hội với nội dung thiết thực đa dạng. Tăng cường kinh phí, đào tạo kỹ năng cho cán bộ thực hiện tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng là học sinh, sinh viên, thanh niên lao động tự Nghiên cứu hoàn thiện chương trình đào tạo gắn liền giữa học lý thuyết với thực hành về văn hoá giao thông và đưa vào chương trình chính khoá trong hệ thống giáo dục trường học.
Nơi nhận:
| T/M BAN THƯỜNG VỤ PHÓ BÍ THƯ |
Trên đây là các mẫu Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 18-CT/TW năm 2024 mới nhất cho bạn đọc tham khảo. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Bài thu hoạch, bài dự thi của Hoatieu nhé.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Lực lượng CAND cần làm gì để tiếp tục phát huy vai trò của Nhân dân trong giữ gìn trật tự, an ninh?
-
Mẫu slide bài giảng cho giáo viên 2024 đẹp nhất
-
Những tấm gương tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
-
Kế hoạch học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh năm 2024
-
Nhận định đề minh họa 2025 môn Văn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bài dự thi
Dựa trên kế hoạch bài học mà thầy/cô đã xây dựng ở mô đun 2, hãy phân tích các hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá
Đáp án Tìm hiểu kiến thức An toàn trên môi trường mạng năm 2021
Thể lệ Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024
Hướng dẫn đăng kí cuộc thi “Pháp luật học đường”" năm 2019
Đáp án thi Tìm hiểu hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính sử dụng dịch vụ công tỉnh Nghệ An
Bài dự thi Mê Linh trong tôi