Bài viết hay về Vu Lan báo hiếu 2024 hay và cảm động
Bài viết hay về ngày lễ Vu Lan - Đại lễ Vu Lan trong Rằm tháng 7 là một ngày quan trọng của đạo Phật luôn nhắc nhở mỗi người con báo hiếu cha mẹ của mình. Nhân dịp lễ Vu Lan 2024, Hoatieu xin trân trọng chia sẻ đến bạn đọc những bài cảm nghĩ về lễ Vu Lan, bài viết về báo hiếu cha mẹ hay và ý nghĩa nhất để cùng ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục bao la của cha mẹ.
Sau đây là nội dung chi tiết những bài viết hay về lễ Vu Lan báo hiếu, những bài viết hay về mẹ hay những bài thơ về cha mẹ thật cảm động... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bài viết hay mùa Vu Lan
Từ lâu ngày lễ Vu Lan đã trở thành một ngày lễ quan trọng với hàng triệu người con đất Việt trong dịp Rằm tháng 7. Cho dù ở bất cứ nơi đâu những cứ đến ngày lễ Vu Lan, mọi cảm xúc lại đưa ta trở lại với vòng tay của cha mẹ. Nói sao cho hết được những công ơn vất vả cha mẹ đã hy sinh một đời dành cho con. Ngày Vu Lan báo hiếu cũng chính là ngày mà mỗi con người Việt Nam thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc. Nhân dịp lễ Vu Lan 2024, mời các bạn hãy cùng tham khảo những bài viết hay về cha mẹ trong nội dung sau đây của Hoatieu nhé.
1. Lễ Vu Lan 2024
Năm 2023, tính theo dương lịch, ngày lễ Vu Lan 2023 rơi vào thứ 4, ngày 30 tháng 8 Dương lịch (15/7 âm lịch).
2. Bài viết về ngày lễ Vu Lan 2024
Nhân ngày lễ Vu Lan, nhiều người trong chúng ta thường có những cảm xúc đặc biệt và ý nghĩa về cha mẹ. Đây là dịp để tưởng nhớ và tri ân đến công ơn sinh thành, dưỡng dục và bảo ban của cha mẹ đã vất vả hy sinh 1 đời cho con cái.
Cha mẹ là người đã đem chúng ta đến cuộc đời và dành cả cuộc đời để chăm sóc, dạy dỗ, và ủng hộ chúng ta. Cha mẹ luôn mong cho con cái mình có một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc, hy sinh vô điều kiện để dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Dù có khó khăn hay thăng trầm trong cuộc sống, cha mẹ luôn là nguồn động viên vô giá đối với con cái.
Ngày lễ Vu Lan chính là là dịp để chúng ta nhìn lại những lúc đã làm tổn thương, gây khó khăn, hoặc chưa đủ thấu hiểu cha mẹ. Đây là cơ hội để chúng ta có thể hiện lòng biết ơn và tình yêu sâu sắc hơn đến cha mẹ.
Dù cha mẹ đã ở bên chúng ta hay đã ra đi, lòng tri ân và nhớ về họ không bao giờ dứt. Nhưng một điều quan trọng là không chỉ tưởng nhớ và tri ân vào ngày lễ Vu Lan, chúng ta cần thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đến với cha mẹ mỗi ngày.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, hãy trân quý từng phút giây được ở bên cha mẹ.
3. Bài viết hay về lễ Vu Lan
“Hạnh phúc khi được cài bông hồng đỏ thắm”
Tháng 7 trời mưa, mưa ướt nhèm đôi mắt, Vu Lan này con vắng nhà mẹ ơi!
Khi ai đó nhắc về Vu Lan chúng ta lại bồi hồi nhớ về cha mẹ, Người đã khuất, Người đang còn.
Trong tim mỗi người, mẹ luôn là hình ảnh cao đẹp nhất. Mẹ là quê hương, là bóng mát, là hi sinh, là chở che, mẹ là tất cả, suốt cuộc đời chỉ sống vì con. Những tháng ngày mang nặng đẻ đau, trải qua biết bao nhọc nhằn vất vả chưa một lần kể than. Mẹ - Người phụ nữ mạnh mẽ nhất của cuộc đời con, phong ba bão táp ngoài kia sao có thể làm Người gục ngã. Người có thể làm tất cả mọi thứ chỉ mong cho con có được cuộc sống ấm êm và nụ cười hạnh phúc.
“Mẹ thương con mẹ nói, Cha thương con cha làm”. Cha không quãng nắng dầm mưa hay đường mòn hẹp lối, cha làm tất cả chỉ mong nụ cười con trọn vẹn. Bao đêm thức trắng, bao đêm vượt biển to, sóng lớn không run sợ, chỉ sợ rằng con chẳng được ấm no như bạn bè cùng trang lứa.
Lúc nhỏ sống trong vòng tay chở che của cha mẹ con nào biết trân quý, cứ nghĩ rằng đó là bổn phận, là trách nhiệm của bậc làm cha làm mẹ mà quên đi ơn nghĩa sâu dày. Đến khi trưởng thành, con mãi chạy theo những thú vui ngoài kia, con ích kỷ chỉ biết sống cho bản thân mình mà quên đi cha mẹ đã già yếu. Những lúc con bướng bỉnh, không ngoan thì cha mẹ cũng chỉ mỉm cười, nhưng mấy ai biết phía sau nụ cười ấy là những giọt nước mắt xót xa. Mẹ cùng con bước qua bao vui buồn của cuộc sống, cha dìu con qua những khó khăn của cuộc đời. Mẹ xót xa mỗi khi con mình vấp ngã, cha mừng khi thấy con mình đã vững bước trên đường đời lắm phong ba.
Trong mắt mẹ cha, con mãi là đứa bé ngây ngô như những ngày thơ dại, dù rằng con có là ai, trưởng thành đến đâu đi chăng nữa thì với mẹ con vẫn mãi là như thế, vẫn luôn cần sự che chở bảo bọc của gia đình. Người ta vẫn hay nói: “Trái tim người mẹ là vực sâu muôn trượng mà ở đáy ta sẽ tìm được lòng yêu thương và sự tha thứ vô bờ”, thế đấy, cả đời cha mẹ chỉ biết sống vì con cái. Hãy yêu thương họ khi họ vẫn còn đang hiện hữu vì khi mất đi rồi ta biết tìm kiếm nơi đâu. Có thể mua được tất cả nhưng hỡi ơi, sao có thể mua được tấm lòng mẹ cha.
“Thời gian thấm thoát thoi đưa
Mẹ con nay đã già đi đôi phần
Con ước con mãi thời thơ trẻ
Để mẹ con còn mãi tuổi đôi mươi”
Tháng bảy mùa báo hiếu, nhìn hoa trắng mẹ cài trên áo, con biết mẹ không thể mãi mãi bên con. Hôm nay, ngoài kia ai khóc mẹ, sợ giọt nước mắt ấy bao giờ đến phiên con. Vu Lan mây vương nắng nhạt chiều tà, con bồi hồi xúc động nhớ công ơn sinh thành, thầm nghĩ mình còn nhiều thiếu sót, lúc nào cũng để cho mẹ lo lắng chăm sóc mặc dù đã trưởng thành. Công đức sinh thành, dưỡng dục ấy làm sao con có thể nói hết. Mẹ đã ban tặng cho con cuộc sống này, ban tặng cho con đôi chân vững chãi để bước đi qua giông tố của cuộc đời…
Hạnh phúc cho những ai đang còn cha còn mẹ, còn được cài lên ngực áo mình hoa hồng đỏ thắm. Mỗi chúng ta hãy làm tròn bổn phận chữ hiếu của đạo làm con, để mai kia cha mẹ đi rồi cũng không phải hối tiếc muộn màng.
4. Cảm nghĩ về lễ Vu Lan báo hiếu
Mỗi độ rừng thiền bừng hoa giác
Mưa trên xác phượng báo mùa thu
Vu Lan thắng hội hoa hồng thắm
Thâm ân nguồn cội nhớ công nuôi.
Nay mùa Vu Lan lại về đến con viết đôi lời tưởng nhớ đến công ân sanh dưỡng của Ba Má và tất cả những người con kính dâng lên Cha Mẹ nhân mùa VU LAN — BÁO HIẾU.
Vu Lan đến bao trái tim thổn thức
Vu Lan về hoa đạo nở thơm hương
Vu Lan ơi ! Nét đẹp thật chơn thường
Cho nhân loại niềm vui trong hiếu đạo.
Trong mỗi chúng ta có mặt trên cõi đời này là nhờ vào tinh cha huyết mẹ. Mẹ cưu mang chín tháng mười ngày nặng nhọc.
Cha Mẹ là đại dương vô tận
Con chỉ là con sóng nhỏ lăn tăn
Mẹ sống cả bạc đầu dang đôi cánh
Lúc giông về Cha ấp ủ cho con .
Người ta thường nói trong cuộc sống không có hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc còn Cha Mẹ và không bất hạnh nào lớn hơn của kẻ mồ côi . Điều này dành cho những ai mồ côi Cha Mẹ từ thuở nhỏ đã trải qua mới thấy thấm thía ,không có Mẹ bên cạnh ai lo bú mớm tắm rửa ẵm bồng chăm sóc chúng ta ? Không có Cha bên cạnh ai lo tảo tần làm việc kiếm tiền nuôi nấng dạy dỗ chúng ta ?
Cha giành hết mọi đắng cay
Cho con vị ngọt những ngày ấu thơ
Mẹ giành đỉnh núi mây mờ
Cho con đường rộng bây giờ con đi .
Lúc còn nhỏ chúng ta cần Cha Mẹ mỗi phút mỗi giây ngay lúc khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Khi lớn lên chúng ta ra xã hội chạy đua theo đời mê say sự nghiệp bận lo lắng tô bồi cho hạnh phúc lứa đôi hay bận lo chăm sóc con cái của riêng mình quên bẵng đi Cha Mẹ vì bận rộn nên chúng ta không cảm nhận rõ sự cần thiết của Cha Mẹ bên cạnh chúng ta chỉ khi nào gặp cảnh ngộ không may, làm ăn thất bại , vợ chồng bỏ nhau, con cái hư hỏng khi tám ngọn gió đời quật chúng ta nghiệt ngã, vùi dập chúng ta đến mất niềm tin ở những người xung quanh. Lúc đó chúng ta mới chợt tỉnh ra rằng mình còn Cha Mẹ nhưng Cha Mẹ là chiếc nôi ấm áp cho chúng ta quay về nương tựa Cha Mẹ đón nhận chúng ta vô điều kiện dù chúng ta thành công hay thất bại hạnh phúc hay đau khổ. Ân sủng thiêng liêng ấy là tình cảm cho đi bao la bất tận mà ta có thể tìm được nơi đâu ngoài Cha Mẹ của chúng ta !
Hoa dù trắng hay hồng đều ý nghĩa
Chỉ đượm nồng hương sắc thể Từ Bi
Cha Mẹ còn hay Cha Mẹ mất đi
Xin giữ mãi người ơi xin giữ mãi .
Ngày VU LAN báo hiếu vô cùng cao đẹp của nhân loại và cũng là ngày lễ hội báo hiếu nói chung của mọi người con trên thế gian này. Lễ VU LAN mang ý nghĩa thật thiêng liêng cao cả giúp cho chúng ta nghĩ nhớ đến công ơn Cha Mẹ .
Hoa hồng trắng trên ngực con đã nở
Mãi mồ côi vì Cha Mẹ mất đi
Còn Cha Mẹ là ta còn diễm phúc
Cha Mẹ mất rồi như địa ngục trần gian.
Riêng chúng ta là người con phật nhận thức sâu sắc về lời phật dạy đối với Cha Mẹ ngày nào cũng là ngày Vu Lan . Vì cuộc đời này VÔ THƯỜNG ai biết được một ngày nào đó chúng ta mồ côi Cha Mẹ hay chính chúng ta là người ra đi trước Cha Mẹ. Cho nên báo hiếu Cha Mẹ chúng ta báo hiếu hằng ngày chứ không chờ đến ngày Vu Lan .Tuy nhiên nay mùa VU LAN lại về thời gian này ghi đậm trong tâm chúng ta là mùa báo hiếu. Vì thế chúng ta cùng nhau nổ lực thực hành hạnh hiếu để báo đáp thâm ân Cha Mẹ !
Ngôn ngữ trần gian như túi rách
Đựng không đầy hai tiếng Mẹ và Cha.
5. Cảm nhận về lễ Vu Lan báo hiếu
“Vu lan về con cài lên ngực
Bồng hồng vàng báo hiếu mẹ cha
Tháng bảy mưa ngâu hay nước mắt nhạt nhòa
Của những đứa con nhớ về cha mẹ
Một nén hương thơm nồng nàn lặng lẽ
Nỗi lòng con gửi gắm những niềm thương
Dù bao năm dù có hóa vô thường
Công sinh dưỡng vẫn là công ơn lớn nhất
Cả cuộc đời mẹ cha tất bật
Cho chúng con lẽ sống tình yêu
Đại dương bao la đâu đã là nhiều
Với chúng con mẹ cha là tất cả
Có đôi lúc
Mải mê quay với dòng đời ồn ã
Những đô hội thị thành
Những phương trời xa lạ
Chợt giật mình tỉnh giấc nhớ mẹ cha”
Bố mẹ kính yêu của con!
Những ngày tháng 7 âm lịch lại về, mang theo chút mưa nắng thất thường đan xen vào dòng đời tấp nập. Chính lúc này, nhà nhà đều thành kính bước vào mùa Vu Lan - mùa báo hiếu… Bố mẹ biết không? Khi đi học hay đi làm, con đã viết cũng như đã làm rất nhiều về những thứ xung quanh con, về mọi điều mà cuộc sống này phản ánh tới con nhưng chưa một lần trong đầu con có ý nghĩ rằng sẽ viết về bố mẹ, dù bố mẹ là người ở bên con lâu nhất, nhiều nhất và yêu thương con nhất. Chủ nhật vừa rồi, con may mắn được có mặt trong buổi lễ dâng đăng tri ân Cha Mẹ đầy ý nghĩa do Câu lạc bộ thanh thiếu niên Phật tử Chùa Bằng tổ chức. Nếu không có buổi lễ này, chắc đứa con gái của bố mẹ vẫn sẽ vô tư mà chẳng hề nghĩ gì đến nỗi vất vả, hi sinh cả cuộc đời mình để nuôi nấng 2 chị em con lớn như bây giờ. Trong buổi tối trang nghiêm, thanh tịnh, xung quanh con sáng rực lên bởi rất nhiều ánh nến và trước mặt con là pho tượng Phật rất đỗi uy nghi cùng giai điệu nhạc trầm tha thiết hòa quyện với lời nói êm dịu của thầy, con đã được quay ngược về tuổi thơ, về với những yêu thương vô bờ bến của bố mẹ.
Con không hiểu vì sao, nhiều lúc con lại dễ dàng chảy nước mắt vì một ai đó đến thế! Thậm chí là người đó không hề quen biết gì với con! Để rồi vào cái giờ phút thiêng liêng ấy, khi con được thức tỉnh bằng lời giảng của thầy, con chợt nhận ra rằng, con có lỗi với bố mẹ biết bao… Con nhớ về ánh mắt của mẹ! Ánh mắt mẹ đem bình an đến cho con. Những lúc vô tình con nhìn thấy mẹ đang lặng lẽ ngắm hai chị em con, con bỗng cảm thấy được ở nhà thật an toàn và ấm áp. Những khi con đi đâu về hoặc bắt đầu đi, mẹ luôn ra đến tận cửa nhìn con. Những nẻo đường con đi qua luôn cõng trên lưng một đôi mắt, như một mảnh bùa bình an.
Khi con phạm phải tội tày đình, mẹ cắn răng chịu đựng, nhìn con mà lòng mẹ vừa giận vừa thương. Mẹ nuốt nước mắt vào trong để chăm con, sợ con gục ngã, sợ con đau. Nhưng con biết, khi màn đêm buông xuống mẹ lại nằm thở dài, trằn trọc và nước mắt mẹ lại rơi. Lúc đó, con cũng nằm khóc theo mà không biết phải nói gì với mẹ nữa! Đến bây giờ, khi nghĩ về ngày đó, con biết mẹ vẫn buồn con nhiều lắm! Nhưng mẹ ơi, hãy tin vào con gái của mẹ, mẹ nhé! Con gái của mẹ sẽ không gục ngã đâu! Con đã lớn và sẽ cố gắng sống thật tốt, sống thật hạnh phúc để được nhìn mẹ cười mãn nguyện vì con!
Và con nhớ về bố! Tuy bố có rất nhiều tật nhưng bố vẫn mãi là bố của chị em con! Bố cũng yêu thương chúng con như bao người làm Cha trên trái đất này! Con hiểu bố có những nỗi buồn mà chẳng thể nói ra với ai! Cả họ hàng bên nội chỉ có mình bố lăn lộn ở mảnh đất Hà Thành vì không muốn để chị em con phải chịu khổ cực nơi miền quê nghèo. Bao nhiêu năm qua, kể cả những năm con học xa nhà, con vẫn luôn ghi nhớ tiếng nói của bố! Tiếng nói ấy đem sự trưởng thành đến cho con. Những lần bố dạy, những lần roi vụt, những trận tranh cãi nảy lửa kèm theo những cái tôi, sự bức tức kéo dài và cả những lần bố kể hoài hoặc nói hoài một chuyện nào đó (thỉnh thoảng vài tháng sau còn đem ra nói lại)... Tất cả như mưa dầm thấm đất, con chẳng bao giờ hiểu được tại sao bố lại nói nhiều như vậy cho đến khi con gặp phải những rắc rối từ bên ngoài. Bố không dạy con cách xử lý tất cả các tình huống, nhưng bố dạy cho con chọn cách mà tất cả mọi người ít phải làm tổn thương lẫn nhau.
Bố mẹ à! Chỉ một câu đơn giản mà con có thể nói, những người bình thường với những việc làm cũng rất bình thường, khiến con phải rơi nước mắt khi viết những dòng này, khiến con thấy rằng con vừa hạnh phúc lại vừa thật tầm thường so với tình yêu của bố mẹ. Con cảm ơn sự chịu đựng cực khổ lo toan của Bố Mẹ, để con biết rằng những thứ do chính tay mình tạo ra mới thực sự quý giá nhất.
Con cảm ơn vì con được làm con của Ba mẹ!Hòa theo không khí những ngày Vu lan báo hiếu, con xin thắp nén hương xin Đức Phật hãy luôn bên cạnh gia đình con, xin Ngài cho bố mẹ con sức khỏe để chúng con được có cơ hội báo đáp một phần hi sinh mất mác quá lớn mà Ba mẹ phải gánh chịu. Con cũng xin cầu cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp của con được siêu sinh tịnh độ.
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát!
Thay mặt Ban CLB xin cảm ơn lời tri ân của bạn tới cha mẹ của mình. Xin gửi đến bạn và gia đình lời chúc sức khỏe và may mắn trong cuộc sống.
6. Cảm nghĩ về mẹ nhân ngày Vu Lan
Tháng bảy lại về, mùa Vu lan báo hiếu lại đến không khí trầm mặc giữa những ngày đầu thu. Trong mỗi chúng ta ai ai cũng cảm thấy chạnh lòng khi nghĩ về cuộc đời, nghĩ về cha, nghỉ về mẹ. Những mẹ cha quá cố; những mẹ cha thượng tại. Vu lan - hai tiếng nghe thật thân thương. Khi ai đó nhắc đến vu lan lòng ta lại bồi hồi nhớ mẹ. Mẹ ơi!... Phải chăng trong trái tim chúng ta, mẹ luôn là hình ảnh cao đẹp nhất; Mẹ là quê hương, mẹ là tất cả, tình thương của mẹ như mạch nguồn không bao giờ cạn. Suốt cuộc đời mẹ chỉ biết sống, chỉ biết hy sinh cho tương lai chúng con. Một Nhạc sỹ đã phải thốt lên: “Lòng mẹ bao la như biển thái bình"… bởi biển thái bình mênh mông bao nhiêu nước thì lòng mẹ thương con cũng sẽ là bấy nhiêu. Kể sao hết được công ơn sinh thành dưỡng dục của cha, của mẹ.
Cổ nhân nói:
“Còn cha gót đỏ như son
Một mai cha mất gót con đen sì”.
Chín tháng mười ngày mang nặng, đẻ đau mẹ phải chịu bao nhọc nhằn vất vã. Khi con chào đời và trưởng thành là cả một quảng thời gian dài dằng dặc. Những lúc trái gió trở giời ốm đau, bệnh tật mẹ chính là vị bác sĩ tuyệt vời bên con, ru con giấc ngủ ngon lành. Phải chăng, cả cuộc đời của mẹ chỉ dành trọn cho con tất cả!.
“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ.
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”…
Đến cả: Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Tất cả như nhắc nhở mỗi chúng ta phải ghi lòng tạc dạ. Ai có mặt trên đời này mà không do mẹ, cha sinh dưỡng? Ai sinh ra mà không nhờ ơn cha, nghĩa mẹ?.
Thưa cha, thưa mẹ! chúng con ra đời trong sự che chở của cha, trong nổi đau đớn âu lo đùm bọc của mẹ. Thế nhưng lòng mẹ cha vẫn luôn ngập tràn niềm vui hạnh phúc khi con thơ cất tiếng khóc chào đời. Con là niềm hạnh phúc của mẹ, là niềm tự hào của cha.
Từ thủa nhỏ chưa biết gì, khi khôn lớn thành người, trong mỗi chúng ta có ai thật lòng nhớ ơn cha mẹ để đền đáp nghĩa sanh thành. Chúng con đã quen hơi ấm của cha, sự chăm sóc âu yếm của mẹ nên cứ nghĩ rằng đó là bổn phận, là trach nhiệm của mẹ cha mà quên đi ơn nghĩa sâu dày. Chúng con ích kỷ quá, mãi cứ lo vun vén cho bản thân mình, mà quên đi cha già, mẹ yếu.
Đêm trường lại về mẹ, cha cứ tựa cửa nhìn ra, mong con mà chẳng thấy con về. Đến cả những khi thất chí, thua bè, kém bạn con lại oán giận mẹ cha. Dù biết thế nhưng sự bao dung của cha mẹ nên Người chỉ biết nhìn con rồi mỉm cười, nụ cười nhân hậu ấy nào ai có hiểu gì khi cha mẹ đã cố giấu đi những giọt nước mắt xót xa vì thương con lòng dạ quặn thắt…
Than ôi! tội bất hiếu thật tày đình kể sao cho xiết. Khi cha mẹ mình đã già yếu chỉ biết tựa dựa vào con cái, nhưng con cái lại cho đây là gánh nặng dẫn đến khinh khi bạc đãi. Sao người chẳng nhớ thủa ấu thơ ai là người dưỡng dục chở che? để rồi…khi cha mẹ mất đi lại khóc than kể lể, lúc ấy còn có nghĩa gì nữa đâu. Trên bàn thờ khói nhang nghi ngút, với tấm ảnh vô hồn của mẹ, của cha còn lại mà thôi!
Mẹ ơi !...khi mẹ mất đi con mới hiểu ra là mình đã mang tội và con đã khóc, mặc dầu con biết nước mắt con không thể đáp đền được ơn cha, nghĩa mẹ nữa rồi… mẹ ơi!
Và thế là có người cài lên khuy áo con một nụ bạch hồng, con mới thảng thốt nhận ra mình đã mất mẹ ...Mẹ ơi….!
Hoa đẹp đấy! cớ sao lòng mình lại hoảng sợ và giọt nước mắt kia sẽ chảy suốt cuộc đời….
Giờ đây con mới cảm nhận được sự cô đơn trống vắng khi thiếu tình thương vô bờ của cha mẹ. Ai? sẽ là người dỗ dành an ủi, ai sẽ nâng đỡ khi dòng đời xô đẩy?. Chỉ có cha mẹ là hi sinh tất cả vì con mà không hề đòi hỏi đáp đền. Đến bây giờ con mới nhận ra, cha mẹ là bến đỗ bình yên, là cội nguồn yêu thương hạnh phúc. Không cha, không mẹ là nỗi đau khôn cùng không gì có gì bù đắp được.
Hạnh phúc khi ai còn cha, còn mẹ và hạnh phúc cho những ai còn được cài lên khuy áo mình bằng bông hồng đỏ thắm.
Hôm nay cũng như bao lần dừng chân trên phố nhỏ ngã nón, nghiêng mình vĩnh biệt chiếc xe tang, chợt trong lòng mình tự hỏi..?
Ai mất mẹ?
Sao lòng mình hoảng sợ? giọt nước mắt kia bao lâu nữa sẽ là mình?
Vu Lan – Mây vương, nắng nhạt, chiều tà mang theo những chiếc lá vàng rụng rơi lả tả, với những hàng mi ướt nhạt nhòa rơi lệ. Mẹ đã vĩnh biệt đi và đi mãi, nỗi đau quặn thắt. Mẹ ơi khi con nhìn thấy màu hoa trắng, nỗi đau bơ vơ mất mẹ lại ùa về như gió mùa đông lạnh lẽo.
Tiếng chuông chùa vang vọng ngân dài sâu thẳm. Theo tiếng chuông chùa con đi tìm mẹ, mẹ của con bây giờ ở đâu, mẹ ơi!.
Thế là một mùa Vu lan lại đến, con lại tìm mẹ trong ký ức. Con lại tìm mẹ trong nỗi nhớ thương vô hạn. Và con lại tìm mẹ trong cõi hư vô.
Ngày tháng thoi đưa tuổi xuân rồi sẽ qua mau, tuổi già sẽ tìm về gõ cửa. Tiền tài, của cải vật chất, địa vị rồi cũng sẽ phai tàn, nhưng tình yêu thương công đức sinh thành của cha mẹ không bao giờ phai nhạt. Mỗi chúng ta hãy làm tròn bổn phận chữ hiếu, làm tròn đạo con. Đừng để phút cuối của cuộc đời mới quay đầu hối tiếc thì đã quá muộn màng !
7. Viết cho mùa Vu Lan
Đối với mỗi người con của Phật, tháng Bảy Âm lịch là mùa Vu Lan báo hiếu. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam, đã gặp mảnh đất màu mỡ, đó là những giá trị văn hóa ngàn đời của người Việt Nam. Những giá trị của bề dày và chiều sâu văn hóa Việt Nam lại gần gũi với tư tưởng của đạo Phật, vậy nên Phật giáo ăn sâu bén rễ trong lòng dân tộc. Một trong lễ lớn trong năm của Phật giáo là tháng Bảy, mùa Vu Lan báo hiếu.
Cùng với tôn giả Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên là một trong 2 đệ tử hàng đầu của Phật Thích ca. Tôn giả Mục Kiền Liên được Đức Phật giao trọng trách Thống Lĩnh Tăng Đoàn sau khi Ngài chứng A La Hán, quả vị cuối cùng trong Tứ Thánh Quả. Đến Mục Kiền Liên, ngài cũng đắc quả A La Hán và trở thành nổi tiếng là bậc "Thần thông đệ nhất" trong hành Thanh văn đệ tử của Đức Phật. Theo kinh Vu Lan thì Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Khi ấy mẹ ngài là bà Thanh Đề đã qua đời nên ngài tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ của mình như thế nào. Mục Kiền Liên dùng phép thần thông nhìn thấu suốt đất trời và ngài thấy mẹ của mình bị đọa làm ngạ quỷ vô cùng đói khát khổ sở. Nguyên mẹ ngài, vốn gây nhiều ác nghiệp nên khi chết đi đã bị quả báo. Thấy mẹ đói khát khổ sở, ngài đã dùng thần thông đem cơm xuống tận địa ngục dâng cho mẹ mình. Vì lửa tham nổi lên thiêu đốt, bà Thanh Đề, mỗi khi đưa thức ăn gần tới miệng thì thức ăn ấy liền biến thành lửa đỏ. Cũng theo kinh Vu Lan Bồn, Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ của mình, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày Rằm tháng Bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: Chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.
Câu chuyện cảm động về người con hiếu hạnh Mục Kiền Liên đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận suốt mấy nghìn năm qua. Phật giáo truyền đến đâu, thì cùng với tinh thần từ bi, hỉ xả, vô ngã, vị tha, những người con của Đức Phật noi theo tấm gương hiếu hạnh của ngài Mục Kiền Liên để luôn luôn sống đúng với hiếu hạnh của những người con hiếu hạnh. Rằm tháng Bảy, những ngôi chùa theo Phật giáo Bắc tông tổ chức lễ Vu Lan có nghi thức bông hồng cài áo. Những ai may mắn còn cả cha cả mẹ sẽ sung sướng được cài lên ngực áo bông hồng màu đỏ. Những ai mất cha còn mẹ thì cài hoa hồng đỏ có một lá xanh. Những ai không may mất mẹ còn cha thì cài hoa hồng trắng có một lá xanh. Còn, những ai mất cả cha và mẹ thì cài hoa hồng trắng không có lá. Bởi vậy cho nên những ai may mắn còn cả cha mẹ sẽ tự hào nhìn vào bông hồng màu đỏ ở ngực để rồi yêu cha mẹ mình nhiều hơn. Những ai không may mắn khi không còn có mẹ, có cha sẽ nhìn vào màu của bông hồng cài trên ngực áo để thổn thức, để nhớ thương. Những giọt nước mắt nhớ thương cha mẹ đã qua đời ướt đẫm khuôn mặt sẽ có tác dụng như những giọt nước rửa sạch tâm hồn để cho tâm hồn con người trong trẻo hơn, nhân hậu hơn. Vậy nên, nhưng ai có may mắn biết đến một ngôi chùa nào đó xin đừng bỏ lỡ ngày lễ Vu Lan. Đến đó, hòa mình trong mùi hương trầm phảng phất linh thiêng, ta sẽ được sống trong nhiều cung bậc cảm xúc, trong đó có cung bậc cảm xúc dạt dào của yêu thương, của lòng biết ơn công sinh thành dưỡng dục.
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một như đường mía lau” (Khuyết danh). Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng cảm xúc trong “Bông hồng cài áo”: “Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên... Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ... Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc Hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc Hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc Hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ”.
“Ðóa hoa màu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.!" (Thích Nhất Hạnh). Còn những ai mất mẹ, mất cha, mùa Vu Lan nhớ mẹ cha sẽ sống tốt hơn, sống có ích hơn để những người đã ra đi mãi được yên lòng. Và, “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không...”. Một mùa Vu Lan nữa lại về, xin cầu chúc cho tất cả mỗi người có một mùa Vu Lan an lành và hạnh phúc.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Bài dự thi “Tự hào tôi là cán bộ Hội Phụ nữ”
Những việc cần làm của tổ trưởng chuyên môn trường THCS năm học 2022-2023
Cách xem mật khẩu wifi đã lưu trên điện thoại
Ảnh chế tháng cô hồn 2024
Danh mục thiết bị dạy học môn Toán lớp 6
Câu nói hay về tháng cô hồn
Stt chào tháng 7 âm lịch
Khoan thư sức dân nghĩa là gì?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn hóa
Thể lệ An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2024
Để giữ gìn biển, đảo Việt Nam mãi xanh, sạch, đẹp, theo em chúng ta phải làm gì?
Mẫu Bài dự thi giải Búa liềm vàng 2024
Cách viết thiệp 20-11 hay, chi tiết
Ý nghĩa những tên gọi của Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử
Vẽ tranh bảo vệ môi trường đơn giản và đẹp nhất