Soạn bài Vào chùa gặp lại
Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài soạn Vào chùa gặp lại của tác giả Minh Chuyên, một tác phẩm văn xuôi ý nghĩa nằm trong chương trình sách giáo khoa Cánh Diều. Phần soạn bài được biên soạn chi tiết nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Qua câu chuyện, người đọc sẽ cảm nhận được những cảm xúc sâu lắng, nỗi niềm hoài niệm và sự gắn bó với ký ức khi nhân vật trở lại ngôi chùa thân thuộc. Đồng thời, các em sẽ khám phá được nét đẹp trong cách kể chuyện, hình ảnh sinh động và thông điệp nhân văn mà tác giả gửi gắm, từ đó thêm yêu quý và trân trọng văn học Việt Nam.
1. Chuẩn bị
- Tác giả Minh Chuyên: sinh năm 1948, quê ở Thái Bình, có nhiều năm công tác và làm việc tại miền Đông Nam Bộ.
- Những hi sinh mất mát của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: nhiều người đã hi sinh tính mạng, các nạn nhất chất độc màu da cam, gia đình ly tán,...
2. Đọc hiểu
Câu 1. Sư Đàm Thân kể lại chuyện gì về “một thời đã qua” ở chiến trường?
>>> Từ binh trạm 31 của đoàn 559, Thân chuyển về trung đoàn 8 sau đó được cử ra miền Bắc học tập nhưng Thân đã tình nguyện ở lại hết chiến dịch mới ra. Thân nhận được một tin dữ về người yêu đã mất, cô rất bàng hoàng vì với cô anh là sự sống, niềm tin cho cô cố gắng từng ngày. Sau đó cô tiếp tục theo chiến dịch, gặp nguy hiểm suýt chút nữa đã hi sinh vì đoàn xe bị trúng bom. Cô đã được hai chiến sĩ tình nguyện hiến máu cho nên cô mới có thể sống nhưng sau đó hai chiến sĩ đó cũng đã mất do trúng bom.
Câu 2. Câu chuyện ở chiến trường hơn hai mươi năm trước của nữ quân y Lương Thị Thân có gì đặc biệt?
>>> Nữ quân y Lương Thị Thân ấp ủ ước nguyện phó thác cuộc đời nơi Tam bảo.
Câu 3. Những việc làm tốt đời, đẹp đạo của sư Đàm Thân là gì?
- Nuôi dưỡng sư bác Trần Diệu Tánh bị tần tật do di chứng nhiễm chất độc màu da cam.
- Cùng mọi người cải tạo, tu sửa chùa Đông Am.
- Không để tạp giáo, bá đạo len lỏi vào chùa.
- Không lợi thế cửa Phật làm những điều nhảm nhí, mê tín, đồng bóng,...
Câu 4. Tình huống bất ngờ ở đây là gì?
>>> Nhân vật Hồng Quân vẫn còn sống.
Câu 5. Nhân vật Hồng Quân đã kể lại chuyện gì?
>>> Nhân vật Hồng Quân kể lại chuyện mình thoát chết như thế nào.
Câu 6. Vì sao Thân từ chối lời cầu khẩn của Quân?
>>> Di chứng từ lần bị thương khiến Thân không thể cùng Quân xây dựng một gia đình đầy đủ, hạnh phúc. Chỉ có trong cửa Phật, Thân mới có thể bớt đi cảm xúc u sầu.
Câu 7. Hành động nào của Quân khiến người đọc bất ngờ?
>>> Quân cũng quyết định đi tu.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản trên có những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai?
- Các nhân vật: Đàm Thân, Hồng Quân, Vũ Thị Bích, tôi
- Nhân vật chính là: Đàm Thân
Câu 2. Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y trong tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống ấy là gì?
- Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y sau hơn hai mươi năm, cuộc gặp gỡ bất ngờ này diễn ra ở chùa Đông Am.
- Ý nghĩa của tình huống này là: thể hiện sự biết ơn của nhân vật tôi khi vẫn nhớ đến nữ y sĩ được coi là "bồ tát" nhân từ, từ đó cho thấy tấm lòng và nhân cách tốt đẹp của nhân vật “tôi”.
Câu 3. Phân tích hình tượng nhân vật Đàm Thân. Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với nhân vật này? Dẫn ra một số câu văn chứng tỏ điều đó.
Trả lời:
- Nhân vật Đàm Thân:
+ Cô là một người chiến sĩ dũng cảm không tiếc mình hi sinh cho nhân dân, đất nước.
+ Cô yêu hết mình và rất chung thủy với người yêu.
+ Khi không còn tình yêu bên cạnh cô quyết tâm không sống vì bản thân mình nữa mà sống vì đời, giúp đời.
- Thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân vật chính - Đàm Thân là thái độ tôn trọng và yêu mến. Điều này được thể hiện qua một số chi tiết như:
+ Nhân vật tôi luôn coi Đàm Thân như vị "bồ tát" nhân từ.
+ Chi tiết "Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau... tôi chợt nhớ lời nhà sư nói về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và cứ mường tượng như thể mình đã nhìn thấy hoa của lòng người."
Câu 4. Chỉ ra một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản Vào chùa gặp lại. Phân tích tác dụng của sự kết hợp đó đối với việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của văn bản?
Trả lời:
- Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu trong văn bản Vào chùa gặp lại:
+ Một trong những lí do, khiến Đàm Thân quyết định xuất gia là do những giấc mơ ngày ở chiến trường luôn luôn linh ứng.
- Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố phi hư cấu:
+ Ngày 12 tháng 2 năm 1975, máy bay địch bắn phá lên đỉnh dốc Chu Linh.
+ Thân về quê với 62% thương tật, hưởng chế độ thương binh 2/4.
→ Theo em, sự kết hợp này có tác dụng nhấn mạnh trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện. Qua những chi tiết đó, ta có thể thấy được hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tội ác của lũ bán nước và cướp nước.
Câu 5. Từ câu chuyện của các nhân vật trong văn bản, em suy nghĩ gì về những hi sinh cao cả của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc?
Trả lời:
Chiến tranh đã gây ra hậu quả nặng nề cho toàn bộ người dân không chỉ có đàn ông mà cả phụ nữ cũng phải chịu những đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần. Họ mất đi sức khỏe, có thể mất đi tính mạng nhưng vì một lòng yêu nước, họ đã không tiếc thân mình. Tất cả chỉ vì dân vì nước vì đời.
Câu 6. Theo em, câu chuyện muốn truyền đạt tới người đọc thông điệp nhân sinh gì? Điều đó còn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?
Trả lời:
- Thông điệp nhân sinh về con người trong thời chiến. Văn bản nói về sự hy sinh cao cả của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
+ Chiến tranh kéo dài đã làm cho đất nước bị phá hủy nặng nề, không biết bao nhiêu người đã bỏ mạng lại nơi chiến trường.
+ Không chỉ có đàn ông con trai mới đi đánh giặc mà kể cả những người phụ nữ cũng được tham gia chiến đấu, góp phần công sức nhỏ bé của mình vào sự tự do của đất nước.
→ Truyện không chỉ ca ngợi những tấm gương sáng chói đó mà còn muốn phê phán, tố cáo hành động dã man và những hậu quả khủng khiếp mà chiến tranh mang lại cho con người.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Phạm Thu Hương
- Ngày:
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Một số đề đọc hiểu Truyện Kiều
-
Đọc hiểu Hai đứa trẻ
-
Phân tích đoạn trích khi tỉnh rượu giấc tàn canh (Truyện Kiều)
-
Đọc hiểu Một người Hà Nội
-
Suy nghĩ về câu Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn
-
Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị (4 mẫu)
-
Soạn Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11
-
Soạn bài: Bánh mì Sài Gòn
-
Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích
-
Phân tích tác phẩm Vào chùa gặp lại
-
Soạn bài Vào chùa gặp lại
-
Viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) giới thiệu về Giáo sư Tạ Quang Bửu

Bài viết hay Ngữ văn 11 Cánh Diều
Đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) lí giải vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Tót tắt Một thời đại trong thi ca
Phân tích nghệ thuật đối trong bài Đọc Tiểu Thanh kí hay
Đoạn Trao duyên là lời của Thúy Kiều nói với những ai?
Soạn bài Vào chùa gặp lại
Trong mạch cảm xúc của bài Tôi yêu em, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt?