PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 4: Đổi tên cho xã

Tải về

Giáo án Ngữ Văn 8 Cánh Diều - HoaTieu.vn xin chia sẻ đến quý thầy cô kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 8 trong bài viết dưới đây. Mẫu giáo án Powerpoint 8 Ngữ Văn 8 Bài 4: Đổi tên cho xã  sách Cánh Diều là tài liệu vô cùng bổ ích giúp giáo viên tham khảo để soạn thảo, chuẩn bị giáo án, bài giảng theo chương trình mới hay và sinh động hơn. Mời thầy cô tham khảo và tải giáo án tại bài viết dưới đây.

Bài giảng PowerPoint Ngữ Văn 8 Cánh Diều Bài 4: Đổi tên cho xã

Giáo án Bài 4: Đổi tên cho xã Ngữ Văn 8 Cánh Diều

BÀI 4: HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI

Đọc – hiểu văn bản 1: ĐỔI TÊN CHO XÃ

- Lưu Quang Vũ -

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản (nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, ý nghĩa; tình cảm, thái độ của tác giả...) của hài kịch và truyện cười.

- Từ đó, ghét những thói hư tật xấu, phê phán cái giả dối, biết trân trọng những suy nghĩ trong sáng, nhân văn, những hành động trung thực…

2. Năng lực

- Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm và trình bày sản phẩm học tập.

3. Phẩm chất:

Tiết học góp phần bồi dưỡng phẩm chất giản dị, khiêm tốn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu…

- Học liệu: Video, hình ảnh, phiếu học tập có liên quan đến nội dung của tiết học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (5’)

a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của tiết học qua việc huy động kiến thức nền từ việc quan sát một số hình ảnh trong cuộc sống.

b. Nội dung:

GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của tiết đọc – hiểu văn bản.

HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của giáo viên.

c. Sản phẩm:

- HS nói được nội dung của đoạn video về tính xấu của con người trong xã hội cần lên án, phê phán.

- Học sinh nêu cảm nhận về đoạn video.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV: Trước khi vào nội dung của tiết học này, cô mời các em đến với đoạn video. Các em chú ý theo dõi và cho cô biết:

- Nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung thêm thông tin (nếu cần)

- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản:- GV có câu hỏi định hướng: HS quan sát đoạn video và cho biết: đoạn video thuộc loại hình nào? Em có cảm nhận gì khi xem xong đoạn video đó? GV cho học sinh xem video về 1 trích đoạn vở hài kịch khoảng 2 phút

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV bật video

HS:

- Nhận nhiệm vụ.

- Quan sát, lắng nghe video và suy nghĩ cá nhân để đưa ra câu trả lời.

- Sau khi trả lời xong câu hỏi số 1, HS nghe câu hỏi số 2 và suy nghĩ cá nhân để đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV mời một vài HS xung phong trả lời câu hỏi.

HS trả lời câu hỏi 1, 2…

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV):

- GV dẫn dắt vào bài mới: Loại hình sân khấu kịch đặc biệt là hài kịch luôn mang đến cho khán giả những tiếng cười vui vẻ, sảng khoái. Qua thể loại hài kịch, những xung đột, mâu thuẫn giữa cái xấu và cái tốt được bộc lộ rõ nét. Vậy hài kịch là gì? Đặc điểm của thể loại hài kịch ra sao chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết hôm nay.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. TÌM HIỂU CHUNG (10 phút)

1. Tác giả

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Nắm được kiến thức cơ bản về thể loại kịch và truyện cười

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS đọc thầm phần Kiến thức ngữ văn trang 83 trong thời gian: 2 phút sau đó quan sát lên màn hình và nối cột A với cột B sao cho phù hợp

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao phiếu học tập số 1: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

Lưu Quang Vũ sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ. Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này.

- GV yêu cầu HS:

Cho hs đọc phân vai

+ Đọc: Theo em, chúng ta nên đọc văn bản như thế nào? Cần chú ý điều gì khi chúng ta đọc bài?

+ Tóm tắt nội dung đoạn trích kịch

+ Trình bày những nét khái quát về văn bản: nhân vật chính, ngôi kể, thể loại, trình tự kể…

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

A. KIẾN THỨC NGỮ VĂN

1. Hài kịch

2. Truyện cười

B. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1

I. Đọc và tìm hiểu chung

1. Tác giả: Lưu Quang Vũ

2. Tác phẩm

a. Đọc, tóm tắt đoạn trích

a. Đọc

Đọc rõ ràng, rành mạch, thể hiện được sự ngông nghênh, kiêu ngạo của ếch, xen chút hài hước; chú ý chỉ dẫn đọc màu vàng bên phải mỗi phần.

b. Tóm tắt

Văn bản kể về sự việc xã Cà Hạ sắp được đổi tên, sự việc diễn ra trong buổi công bố tên xã mới vô cùng long trọng. Việc đổi tên xã khiến chính quyền xã phải phân công lại nhiệm vụ cho từng người. Sau khi nghe phân công nhiệm vụ, ông Sửu thắc mắc về nhiệm vụ của mình và được giao cho vị trí chủ nhiệm trung tâm Triệt sản gia súc. Chưa ai hiểu rõ được nhiệm vụ mình được giao là gì, mọi người bàn tán rất nhiều. Kết thúc văn bản là cuộc nói chuyện của ông Nha, ông Thỉnh và Văn Sửa cho thấy sự hài hước, trào phúng của văn bản này.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Mời thầy cô và các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 4: Đổi tên cho xã
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng