PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 10: Thực hành tiếng Việt: Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể

Tải về

Giáo án Powerpoint Ngữ Văn 8 Bài 10: Thực hành tiếng Việt: Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học theo chương trình sách giáo khoa. Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 8 Cánh Diều giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án lớp 8 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình. Giáo án Ngữ Văn 8 CD dưới đây sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu.

Bài giảng Powerpoint Ngữ Văn 8 Cánh Diều Bài 10: Thực hành tiếng Việt

Giáo án Bài 10: Thực hành tiếng Việt Ngữ Văn 8 Cánh Diều

BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÂU HỎI, CÂU KHIẾN, CÂU CẢM, CÂU KỂ

(Thời gian thực hiện: 01 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Những đặc điểm về câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể trong hoạt động giao tiếp.

- Thành phần biệt lập trong câu.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm .

+ Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

+ Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

- Năng lực riêng:

+ Nhận biết và sử dụng được câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể trong hoạt động giao tiếp;

+ Biết sử dụng thành phần biệt lập trong câu.

3. Phẩm chất:

- Chăm học, chăm làm: có ý thức vận dụng về câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể trong hoạt động giao tiếp hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu…

- Học liệu: Video, hình ảnh, phiếu học tập có liên quan đến nội dung của tiết học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (10 phút )

a. Mục tiêu: Huy động tri thức nền của HS về các kiểu câu phân theo mục đích nói, khơi gợi hứng thú khám phá bài học của HS.

b. Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của phần học bài trước

c. Sản phẩm: Những hiểu biết ban đầu của học sinh về các kiểu câu phân theo mục đích nói.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV tổ chức cho HS tìm hiểu kiến thức ngữ văn qua trò chơi “Nhóm nào nhanh hơn”

- GV yêu cầu HS quan sát ngữ liệu, trả lời lần lượt các câu hỏi:

Câu 1: Hãy kể tên một số kiểu câu mà em biết trong ví dụ sau:

Thôi ông lão đừng lo lắng!

Một đêm nọ, tôi đứng trên một ngọn đồi vắng.

Chúng ta có thể làm được gì nào?

Chao ôi! Cuộc đời ta bất hạnh thế!

Câu 2: Từ kết quả của bài tập 1 và mục 2 phần kiến thức Ngữ văn, hãy hoàn thành thông tin vào bảng sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Kiểu câu

Đặc điểm

Chức năng

Câu hỏi

Câu cầu khiến

Câu cảm

Câu kể

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoạt động theo cặp, giơ tay nhanh để phát biểu lần lượt câu hỏi GV trình chiếu trên bảng.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi HS nhận xét phần trả lời của nhóm bạn; HS khác lắng nghe, bổ sung. Cả lớp tìm ra những nhóm HS có nội dung trả lời tốt nhất, nhanh nhất qua các câu trả lời để tôn vinh.

Dự kiến sp:

Câu 1:

Thôi ông lão đừng lo lắng! -> Câu khiến

Một đêm nọ, tôi đứng trên một ngọn đồi vắng. -> Câu kể

Chúng ta có thể làm được gì nào? -> Câu hỏi

Chao ôi! Cuộc đời ta bất hạnh thế! -> Câu cảm

Câu 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Kiểu câu

Đặc điểm

Chức năng

Câu hỏi

- thường có các từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, đâu, bao giờ, mấy, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, có... không, đã... chưa, hoặc từ hay (nối các vế có quan hê lựa chọn).

- kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

câu dùng để hỏi thông tin.

Câu khiến

- thường kết thúc bằng dấu chấm than nhưng cũng có thể kết thúc bằng dấu chấm (nếu ý cầu khiến không được nhấn mạnh).

dùng để ra lệnh, yêu câu, đề nghị, khuyên bảo, ngăn cấm.

Câu cảm

- thường có các từ ngữ cảm thán như: a, ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi, chao ôi, thay, biết bao, biết chừng nào,...

- thường kết thúc bằng dấu chấm than.

dùng để biểu lộ trực tiếp cảm xúc của người nói

Câu kể

- không có đặc điểm hình thức của câu hỏi, câu khiến, câu cảm.

- thường được kết thúc bằng dấu chấm hoặc đôi khi bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng.

dùng để trình bày (trần thuật, miêu tả, nhận định,...) về sự vật, sự việc

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung thêm thông tin (nếu cần)

- Kết nối vào nội dung bài học.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Mời thầy cô và các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 7
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 10: Thực hành tiếng Việt: Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng