PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 8: Bên bờ Thiên Mạc

Tải về

Giáo án PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 8: Bên bờ thiên mạc được Hoatieu chia sẻ đến quý thầy cô trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy môn Ngữ Văn lớp 8 theo chương trình giáo dục phổ thông mới của bộ sách Cánh Diều. Giáo án môn Ngữ Văn 8 Cánh Diều được soạn thảo bằng PPT và Word theo đúng hướng dẫn của công văn của Bộ Giáo dục sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích, giúp thầy cô hoàn thiện giáo án môn Ngữ Văn 8 cho năm học mới.

Bài giảng PowerPoint Ngữ Văn 8 Cánh Diều Bài 8: Bên bờ thiên mạc

Giáo án Bài 8: Bên bờ thiên mạc Ngữ Văn 8 Cánh Diều

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

Văn bản: BÊN BỜ THIÊN MẠC

-Hà Ân-

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

+ Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ,…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,…)trong truyện lịch sử và tiểu thuyết.

+ Nhận biết được nhân vật lịch sử và nhân vật hư cấu.

2. Về năng lực:

- Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả được thể hiện qua văn bản và tác dụng, ý nghĩa của những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu.

- Phân tích được nhân vật, chi tiết, tình huống trong văn bản.

- Viết được đoạn văn nêu cảm nhận về một nhân vật trong truyện.

3. Về phẩm chất:

- Trân trọng, tự hào, kính yêu và biết ơn đối với anh hùng dân tộc.

- Sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, giấy A0, …

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động.

a. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức đã chuẩn bị bài vào nội dung của bài học.

b. Tổ chức thực hiện:

B 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV tổ chức cho học sinh diễn tiểu phẩm

Tiểu phẩm: Hào khí Đông A

Nội dung: Trong dịp đầu xuân năm mới, ông nội dẫn các cháu đi thắp hương ở đền Trần – Nam Định. Ông nội kể cho các cháu nghe về triều đại nhà Trần, về 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông oanh liệt của nhà Trần.

Ông: Hôm nay nhân dịp đầu xuân năm mới, mỗi người con trên đất thành Nam đều hội tự về đây nơi đền Trần linh thiêng để thắp nén nhang thơm dâng lên các vị vua nhà Trần cảm tạ công đức nhà Trần và cầu mong sức khỏe, công danh.

Cháu trai: Ông ơi! nơi nay không khí thật cổ kính linh thiêng, khói nhang thơm ngát, dòng người tấp nập mà không ồn ào vẫn yên tĩnh lạ thường.

Ông: xoa nhẹ mái tóc cháu và nhẩn nha kể về chiến tích hào hùng của dân tộc khi 3 lần đánh tan quân Nguyên – Mông. Ông còn chỉ cho các cháu về dấu tích của cuộc kháng chiến đó là những cọc nhọn trên sông Bạch Đằng, về Hào khí Đông A và những cánh tay khắc chữ “Sát Thát”

Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi 3 ông cháu đến thắp hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo.

Ông: kể về vị tướng tài ba thời Trần, gạt bỏ đi hiềm khích để đoàn kết chung một lòng đánh giặc bảo vệ đất nước, một vị tướng già gần gũi và đối xử chân thành với nhân dân, quân lính. Trong các cuộc kháng chiến có biết bao vị tướng tài đã không tiếc thân mình hi sinh cho đất nước, phải kể đến Trần Bình Trọng.

Cháu gái: cháu nhớ câu nói nổi tiếng của ông khi bị tướng giặc bắt : "Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc".

Cháu trai: Tướng Trần Bình Trọng là vị tướng tài như thế nào? Xin mời các bạn cùng đến với bài học hôm nay “Bên bờ Thiên Mạc” của Hà Ân.

B 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

B 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: diễn tiểu phẩm.

B 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên nhận xét, kết nối bài học.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu: HS nêu được những nét chính về nhà văn Hà Ân và đọc hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật đoan trích văn bản “ Bên bờ Thiên Mạc ”.

b. Tổ chức thực hiện:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1:Tìm hiểu chung về TG, TP.

Bước 1: G/v chuyển giao n/v:

GV: Chia sẻ nội dung tìm hiểu của mình về những hiểu biết chung về tác giả) ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ H/s: làm việc cá nhân hoàn thành sản phẩm trước ở nhà.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày, HS khác nhận xét đánh giá.

+ Giáo viên: Quan sát, theo dõi, điều hành quá trình học sinh thực hiện.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn kiến thức, h/s điều chỉnh sản phẩm nếu cần.

Nhiệm vụ 1: Đọc.

Bước 1: G/v chuyển giao n/v.

GV: gọi hs đọc phần bối cảnh

GV: yêu cầu khi đọc phần đọc hiểu: to rõ ràng, đúng giọng điệu của nhân vật.

GV: gọi hs ứng với các vai trong truyện để đọc bài

GV: gọi học sinh giải thích một số từ khó.

GV: gọi HS tóm tắt văn bản

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc bài

Bước 3: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét về cách đọc của HS

GV (mở rộng): Sông Thiên Mạc là tên cổ của sông Châu Giang nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Nam, là ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Duy Tiên và Lý Nhân. Sông Thiên Mạc nối sông Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên bãi sông Thiên Mạc đã diễn ra những trận đánh thắng lớn của quân đội nhà Trần và tướng quân Trần Bình Trọng. Đây cũng là đường lui của triều đình theo đường thủy theo sông Châu về Tức Mặc - Thiên Trường (Nam Định, quê hương gốc của dòng họ nhà Trần) xây dựng căn cứ trong chiến tranh, là kinh đô thứ hai, nơi nghỉ ngơi của các Thái Thượng hoàng.

Người nào cũng thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát", nghĩa là giết giặc Mông Cổ.

Nhiệm vụ 2:

Bước 1: G/v chuyển giao n/v.

GV: tổ chức thảo luận cặp đôi

? Em hãy hoàn thành phiếu học tập số 1 (phụ lục).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thảo luận

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Hs trình bày, hs khác nhận xét.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn kiến thức

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả

Hà Ân tên thật là Hoàng Hiển Mô, (16 tháng 1 năm 1928 – 25 tháng 1 năm 2011 tại Hà Nội), quê ở Hà Nội; là một nhà giáo, nhà văn Việt Nam. Ông nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử và dã sử.

2. Tác phẩm

a. Đọc, chú thích và tóm tắt

- Nô tì

- Quốc công

- Thượng tướng quân

- Địa danh Thiên Mạc

- “Sát Thát”

b. Tìm hiểu chung văn bản

- Hoàn cảnh sáng tác: truyện lịch sử kể về vị tướng Trần Bình Trọng tài năng đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 (năm 1285) khi ông mới 26 tuổi.

- Xuất xứ: trích trong truyện “Bên bờ Thiên Mạc”.

- Thể loại: truyện lịch sử

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: Hoàng Đỗ được giao nhiệm vụ + Phần 2: Trần Bình Trọng nhận Hoàng Đỗ làm em.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Mời thầy cô và các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 13
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 8: Bên bờ Thiên Mạc
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng