PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 8: Thực hành tiếng Việt: Câu khẳng định và câu phủ định

Tải về

Hoatieu xin giới thiệu đến bạn đọc mẫu giáo án Ngữ Văn 8 sách Cánh Diều. Mẫu giáo án Powerpoint Ngữ Văn 8 Bài 8: Thực hành tiếng Việt: Câu khẳng định và câu phủ định với đầy đủ file PPT và Word được Hoatieu chia sẻ dưới đây sẽ giúp các thầy cô nắm được cách soạn giáo án môn Ngữ Văn 8 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau đây là nội dung chi tiết kế hoạch bài dạy môn Ngữ Văn 8 sách Cánh Diều, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Bài giảng Ngữ Văn 8 Cánh Diều Bài 8: Thực hành tiếng Việt: Câu khẳng định và câu phủ định

Giáo án Bài 8: Thực hành tiếng Việt: Câu khẳng định và câu phủ định Ngữ Văn 8 Cánh Diều

BÀI 8: TRUYỆN LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÂU KHẲNG ĐỊNH VÀ CÂU PHỦ ĐỊNH

I. Mục tiêu

1. Về năng lực:

a. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được câu khẳng định và câu phủ định.

- Vận dụng kiến thức về câu khẳng định và câu phủ định để đặt câu theo các tình huống trong thực tế đời sống và tạo lập văn bản.

b. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết vận dụng hợp kiến thức , tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

2. Về phẩm chất:

- Có tinh thần hợp tác và trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập chung của nhóm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu

- Phiếu học tập;

- Tranh con voi phục vụ cho trò chơi mở đầu bài học, câu chuyện Thầy bói xem voi.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và xác định vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.

b) Nội dung: Gv chơi trò chơi Ô cửa bí mật có hình con voi trong những mảnh ghép.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

GV tổ chức trò chơi Ô cửa bí mật  - Con voi. GV chuẩn bị một bức tranh con voi và dán số thứ tự 1,2,3,4 để học sinh lưa chọn mảnh ghép.

HS lựa chọn một ô cửa bất kì mở ra và có 1 bộ phận của con voi và yêu cầu học sinh đưa ra câu trả lời của mình về con vật trong ô cửa.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi và đưa ra câu trả lời cho đến khi mảnh ghép cuối cùng dc lật ra là hình ảnh con vật.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày cá nhân

Gv sẽ đặt câu hỏi: (?): Theo em, loài vật nào nằm trong ô cửa?

HS trả lời: Đây là con voi.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV phân tích câu trả lời và dẫn dắt vào bài mới: Câu trả lời của các em đã khẳng định loài vật nằm trong những mảnh ghép là con voi. Đây là kiểu câu khẳng định mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này - Câu khẳng định và câu phủ định.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết và hiểu được đặc điểm của câu khẳng định và câu phủ định.

b. Nội dung: Tìm hiểu về câu khẳng định và câu phủ định thông qua ngữ liệu.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát ngữ liệu và trả lời câu hỏi sau:

THẦY BÓI XEM VOI

Ông nào cũng chưa từng một lần nhìn thấy con voi nên không biết hình thù nó ra sao. Bỗng nghe dân tình kháo nhau có người đang dắt voi đi ngang qua làng. Năm ông thầy bói chung tiền vào đưa cho người quản voi bảo họ cho voi dừng lại để xem.

Ông sờ vòi, ông sờ ngà, ông thì sờ chân, ông thì sờ tai còn ông thì sờ đuôi. Sau khi sờ voi kĩ lưỡng thì 5 ông thầy lần lượt phán.

Thầy sờ vòi của voi thì phán:

- Tôi cứ tưởng con voi nó thế nào chứ hóa ra nó cũng sun sun như con đỉa thôi

Thầy sờ ngà voi thì lại phán:

- Tôi thấy nó đâu có như con đỉa, nó dài dài cứng cứng như cái đòn càn

Tiếp đến thầy sờ tai thì phán:

- Không phải, nó bè bè như là cái quạt thóc

Thầy sờ chân voi phản ứng ngay:

- Các ông đều sai hết, nó sừng sững như là cái cột đình vậy

Cuối cùng thầy sờ đuôi phán:

- Bốn ông chả ai nói đúng cả, tôi thấy nó tua tủa như là cái chổi xể cùn

Năm ông thầy mỗi ông một ý, không ông nào chịu nhường ông nào cả nên nhảy vào cãi lộn rồi xô xát đến mức sứt đầu mẻ trán.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: HS theo dõi câu chuyện và trả lời các câu hỏi GV đưa ra.

(?)Tại sao các ông thầy bói lại xô xát đến mức sứt đầu mẻ trán?

( ?) Sự bất đồng ý kiến thể hiện ở những câu nói nào? Hãy liệt kê những câu nói ấy và phân loại những câu nói vừa tìm được theo 2 tiêu

- Câu nói mang tính xác nhận khẳng định.

- Câu nói mang tính bác bỏ phủ định

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ kiến thức đã học, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và nhận xét câu trả lời của các bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức

GV mở rộng lấy ví dụ phân biệt giữa câu khẳng định và câu phủ định.

a) Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi

b) Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả...

c) Mùa nước nổi xưa kia hay mùa lũ theo cách gọi hiện nay, không là mối lo ngại cho nông dân vùng châu thổ Cửu Long.....

Trả lời:

a. - Phủ định bác bỏ

b - phủ định miêu tả

c - không phải câu phủ định.

Nhiệm vụ 2: Vận dụng kiến thức về câu khẳng định và câu phủ định để đặt câu

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ sau:

· Lấy một ví dụ về câu khẳng định hoặc câu phủ định.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và đặt câu .

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số học sinh trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét và làm rõ hai kiểu câu để học sinh nắm được và yêu cầu học sinh làm bài tập 3 trang 67,68.

HS thực hiện nhiệm vụ theo hình thức cặp đôi trong thời gia 3 phút.

- HS báo cáo, GV nhận xét.

I. Khái niệm

1. Ngữ liệu

- Các ông thầy bói xô xát đến mức sứt đầu mẻ trán vì ai cũng cho rằng mình đúng khi nói về con voi.

- Người nói sau thì phủ nhận người nói trước, người nói sau cùng thì phú nhận tất cả:

- Người thứ nhất :

– Tôi cứ tưởng con voi nó thế nào chứ hóa ra nó cũng sun sun như con đỉa thôi.

è Một lời khẳng định

- Người thứ hai: Tôi thấy nó đâu có như con đỉa

àBác bỏ, phủ định ý kiến của người trước.

Người thứ ba:

– Không phải, nó bè bè như là cái quạt thóc

àBác bỏ, phủ định ý kiến của người trước.

Người thứ 4:

– Các ông đều sai hết, nó sừng sững như là cái cột đình vậy

- Bác bỏ, phủ định ý kiến của người trước.

Người thứ 5:

– Bốn ông chả ai nói đúng cả, tôi thấy nó tua tủa như là cái chổi xể cùn.

- Bác bỏ, phủ định ý kiến của 4 người trước.

Sự bực tức của các thầy bói cứ tăng dần lên theo từng lời dối thoại của người khác, đẩy mâu thuẫn và sự hài hước lên một bước cao hơn.

2. Khái niệm:

a. Câu khẳng định

- Khái niệm: là câu dùng để thông báo, xác nhận sự tồn tại của một sự vật, sự việc nhất định.

- Về hình thức: Câu khẳng định thường không chứa các từ ngữ mang ý nghĩa phủ định.. Tuy nhiên trong một số trường hợp, câu khẳng định được thể hiện dưới hình thức “phủ định của phủ đinh”, tức là lặp hai lần từ ngữ mang nghĩa phủ định.

- Ví dụ: Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong tết Trung thu…(Băng Sơn)

- Hoặc đặt các từ ngữ mang nghĩa phủ định sau một từ ngữ phiếm chỉ (ai, gì, nào,…)

b) Câu phủ định

- Khái niệm: Câu phủ định là câu dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc hoặc bác bỏ một ý kiến, một nhận định nào đó.

- Về hình thức, câu phủ định thường có các từ ngữ mang nghĩa phủ định như: không, chưa, chẳng, không phải, chẳng phải, đâu (có), có….đâu, làm gì, làm sao,…

- Ví dụ:

+ “Bác chưa hát vì chưa có người nghe” (Thạch Lam)

+ “Lạy chị, em nói gì đâu!” (Tô Hoài)

3. Bài tập

- Câu do học sinh đặt

- Bài tập 3, trang 67,68:

a. Không ai không muốn đuổi chúng đi.

b. Không có ngày nào Thị Nở không đi qua vườn nhà hắn.

c. Từ đấy, không ngày nào Hoài Văn không xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nước.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Mời thầy cô và các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 8
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 8: Thực hành tiếng Việt: Câu khẳng định và câu phủ định
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng