Phụ cấp kiêm nhiệm có tính vào thu nhập chịu thuế?

Các khoản trợ cấp, phụ cấp chịu thuế TNCN được quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ tài chính. Để nắm được những khoản phụ cấp chịu thuế TNCN là những khoản nào, HoaTieu.vn mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

1. Phụ cấp kiêm nhiệm là gì?

Kiêm nhiệm là một cán bộ công chức, viên chức làm việc trong cơ quan nhà nước được giữ nhiều chức vụ khác nhau. Những người giữ kiêm thêm chức vụ khác sẽ được trả thêm khoản phụ cấp kiêm nhiệm với chức vụ đó theo quy định pháp luật. Mức phụ cấp kiêm nhiệm với mỗi chức vụ là khác nhau tuỳ vào vị trí mà cán bộ kiêm nhiệm thêm.

Vì thế phụ cấp kiêm nhiệm là khoản trả thêm cho chức vụ mà một cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm thêm.

Phụ cấp kiêm nhiệm có tính vào thu nhập chịu thuế?

2. Phụ cấp kiêm nhiệm có tính vào thu nhập chịu thuế?

Hỏi: Ông Nguyễn Văn A đang làm việc tại Sở Giao thông vận tải địa phương. Hiện ngoài công tác chuyên môn, ông kiêm nhiệm Chủ tịch Hội cựu chiến binh và Chỉ huy trưởng dân quân tự vệ tại cơ quan.

Mức phụ cấp ông được hưởng cụ thể như sau:

- Phụ cấp Hội cựu chiến binh theo Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP là 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và thâm niên vượt khung.

- Phụ cấp dân quân tự vệ theo Điều 7 Nghị định 72/2020/NĐ-CP là 357.600 (VNĐ)

Ông Dung hỏi, hai khoản phụ cấp trên có tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không?

Trả lời:

Theo Khoản 1, Điều 1 Luật số 26/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 quy định về thu nhập chịu thuế như sau:

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ”.

Những khoản phụ cấp, trợ cấp tại điểm b không mang tính chất là tiền lương, tiền công nên không thuộc nhóm tiền lương, tiền công chịu thuế.

Bên cạnh đó Tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định: “…Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại Điểm b Khoản 2 điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định”.

Như vậy với phụ cấp kiêm nhiệm sẽ không phải chịu thuế.

Bạn đọc tham khảo thêm nội dung bài viết: Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN 2023

3. Cách tính thu nhập chịu thuế mới nhất

Để tính thuế Thu nhập cá nhân thì mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây:

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Phụ cấp kiêm nhiệm có tính vào thu nhập chịu thuế? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Thuế Lệ Phí liên quan.

Đánh giá bài viết
5 621
0 Bình luận
Sắp xếp theo