Văn bản hợp nhất 03/VBHN-NHNN Hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước

Văn bản hợp nhất 03/VBHN-NHNN Hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước

Ngày 06 tháng 01 năm 2016, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Văn bản hợp nhất - Thông tư số 03/VBHN-NHNN hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước; áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng số 24/2012/NĐ-CP

Thông tư hướng dẫn về hoạt động mua bán vàng miếng số 12/2015/TT-NHNN

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 03/VBHN-NHNNHà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2016

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN VÀNG MIẾNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Thông tư số 06/2013/TT-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2013 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 03 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư số 12/2015/TT-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-NHNN ngày 12/3/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 8 năm 2015;

2. Thông tư số 29/2015/TT-NHNN ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản, có hiệu lực từ ngày 08 tháng 02 năm 2016.

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng;

Căn cứ Quyết định số 16/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam1,2,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

Thông tư này hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Tại Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp" là người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trong giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.

2. "Mua, bán vàng miếng trực tiếp" là hình thức mua, bán trong đó Ngân hàng Nhà nước quyết định và công bố giá, khối lượng, đối tác mua, bán vàng miếng.

3. "Mua, bán vàng miếng qua đấu thầu" là hình thức mua, bán trong đó Ngân hàng Nhà nước thực hiện đấu thầu để xác định đối tác, giá và khối lượng vàng miếng mua, bán.

4. "Đấu thầu theo giá" là hình thức đấu thầu mà các thành viên tham gia đấu thầu đưa ra các mức giá dự thầu để xác định mức giá và khối lượng vàng miếng trúng thầu.

5. "Đấu thầu theo khối lượng" là hình thức đấu thầu mà các thành viên tham gia đấu thầu đăng ký khối lượng dự thầu để xác định khối lượng trúng thầu tại mức giá do Ngân hàng Nhà nước công bố.

6. "Lô vàng miếng" là đơn vị khối lượng trong giao dịch mua, bán vàng miếng giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp. Khối lượng của một lô vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước quyết định và thông báo trước thời điểm giao dịch.

Chương II

THIẾT LẬP QUAN HỆ GIAO DỊCH MUA, BÁN VÀNG MIẾNG GIỮA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG, DOANH NGHIỆP

Điều 3. Hồ sơ, thủ tục thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước

1. Các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng có nhu cầu tham gia giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch). Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước (theo mẫu tại Phụ lục 1);

b)3 Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính;

c) Văn bản đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 2);

d) Văn bản ủy quyền của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp cho người đại diện giao dịch trong trường hợp người đại diện giao dịch là người đại diện theo ủy quyền.

2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo cho tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bằng văn bản xác nhận thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục 3). Trường hợp từ chối thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

3. Trong trường hợp có thay đổi nội dung các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kèm theo tài liệu liên quan.

Điều 4. Người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp

1. Người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền.

2. Mỗi tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được phép đăng ký tối đa 03 (ba) người đại diện giao dịch.

3. Trường hợp người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp là người đại diện theo ủy quyền, văn bản ủy quyền phải do người đại diện theo pháp luật ký. Phạm vi ủy quyền phải bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây: ký, nhận các văn bản và thực hiện toàn bộ các công việc liên quan trong quá trình đấu thầu (đối với hình thức đấu thầu), nhận thông báo giá mua, bán vàng miếng, ký đơn đăng ký mua, bán vàng miếng, nhận thông báo khối lượng vàng miếng được mua, bán (đối với mua, bán trực tiếp), ký văn bản xác nhận mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.

4. Khi thay đổi người đại diện giao dịch, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch), kèm theo văn bản ủy quyền (trường hợp ủy quyền) và văn bản đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện giao dịch mới. Việc thay đổi người đại diện giao dịch chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) nhận được thông báo, kèm các tài liệu liên quan.

Đánh giá bài viết
1 73
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi