Chỉ thị về tăng cường các biện pháp phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa năm 2011

Chỉ thị số 10/2011/CT-UBND của UBND TP Hồ Chí Minh: Về tăng cường các biện pháp phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa năm 2011 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------

Số: 10/2011/CT UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------

TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 3 năm 2011

CHỈ THỊ
Về tăng cường các biện pháp phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn,
lùn xoắn lá hại lúa năm 2011 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
________

Tính từ đầu năm 2011 đến nay, tình hình rầy nâu ở các tỉnh phía Nam diễn biến hết sức phức tạp. Theo báo cáo của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam từ 18 tháng 01 năm 2011 đến 15 tháng 02 năm 2011, tổng diện tích nhiễm rầy nâu là 98.709 ha (tăng 31.775 ha so với cùng kỳ năm trước) với mật số phổ biến 1.000 - 2.000 con/m2, nơi cao trên 3.000 - 7.000 con/m2. Các tỉnh có rầy nâu xuất hiện phổ biến như: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tiền Giang, đồng thời đã xuất hiện bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá tại tỉnh Tây Ninh.

Trong thời gian vừa qua ngành nông nghiệp thành phố đã phối hợp với chính quyền địa phương, ban, ngành các cấp thực hiện tốt kế hoạch gieo cấy lúa đồng loạt và tích cực triển khai các biện pháp phòng trừ rầy nâu có hiệu quả. Ước tính diện tích lúa gieo trồng trên địa bàn thành phố trong năm 2011 khoảng 19.000 ha, riêng vụ Đông Xuân 2010 - 2011 là 5.600 ha, hiện đã gieo cấy được 5.405,3 ha, chủ yếu đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Hiện nay tuy chưa xuất hiện bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nhưng nguy cơ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá có khả năng bột phát khá cao.

Nhằm tổ chức triển khai công tác phòng, chống rầy nâu và bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá ngay từ đầu năm, không để dịch hại lúa bột phát gây thiệt hại ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lúa, đảm bảo ổn định đời sống cho bà con nông dân;

Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị Thủ trưởng các Sở, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện có sản xuất lúa và Thủ trưởng các đơn vị liên quan trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc các công việc sau đây:

1. Ban Chỉ đạo phòng, chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và bệnh lùn xoắn lá cấp thành phố:

Theo dõi, kiểm tra, nắm chắc diễn biến tình hình dịch hại, tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo việc phòng trừ rầy nâu và bệnh hại lúa an toàn, hiệu quả.

2. Ủy ban nhân dân huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ và các quận: 2, 9, Bình Tân:

2.1. Chỉ đạo áp dụng triệt để các biện pháp phòng trừ không để bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lây lan trên lúa trong năm 2011 đối với những nơi chưa thể chuyển đổi sang cây trồng khác như:

- Hướng dẫn nông dân các biện pháp chăm sóc lúa đúng kỹ thuật, sử dụng giống có xác nhận, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, có hiệu quả.

- Đảm bảo gieo sạ tập trung, kiên quyết ngăn chặn tình trạng xuống giống rải rác, không theo thời vụ.

- Chủ trì phối hợp với ngành nông nghiệp (bảo vệ thực vật, khuyến nông), chỉ đạo các phường, xã và các đơn vị liên quan vận động nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện và xử lý rầy khi có mật số cao, đặc biệt là đối với lúa trên 40 ngày tuổi.

- Chỉ đạo Đài truyền thanh quận, huyện, phường, xã, thị trấn tăng cường thông tin thường xuyên cho nông dân các biện pháp phát hiện, các biện pháp phòng trị rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và các sâu bệnh khác.

2.2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường có sản xuất lúa phối hợp với các đoàn thể, ngành nông nghiệp tập trung tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi diện tích lúa có năng suất thấp sang cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Đánh giá bài viết
1 46
0 Bình luận
Sắp xếp theo