Tổng hợp các vi phạm pháp luật thường gặp ngày Tết

Tải về

Các vi phạm pháp luật thường gặp ngày Tết Âm lịch

Dịp Tết Nguyên Đán luôn là dịp để mọi người thoải mái tụ tập ăn uống, vui chơi nhưng cũng dễ mắc phải những sai phạm, gây ra những hành vi vi phạm pháp luật. HoaTieu.vn xin giới thiệu tới các bạn Tổng hợp các vi phạm pháp luật thường gặp ngày Tết, mời các bạn tham khảo.

Vi phạm giao thông do rượu, bia

Uống rượu bia trong các ngày Tết là việc không thể từ chối và tránh khỏi, vì ham vui nên chúng ta đôi khi vô tình quên mất quy định “đã uống rượu, bia thì không lái xe”, do đó khi bị “bắt” thì đành ngậm ngùi chịu phạt. Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi tham gia giao thông khi uống rượu, bia như sau:

STT

Hành vi

Mức phạt (đồng)

A

Người điều khiển xe ô tô, trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn:

1

Nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

2- 3 triệu

2

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

7 - 8 triệu

3

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

16 - 18 triệu

4

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ

B

Người điển khiển xe mô tô, xe gắn máy trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn:

5

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

1 - 2 triệu

6

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

3 - 4 triệu

7

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ

Gây rối trật tự công cộng

Khi say rượu, bia, người ta thường không kiểm soát được trạng thái tâm lý và hành vi của mình. Trong những cuộc nhậu “xả láng” hay trong những cuộc vui bài bạc thắng thua ít nhiều có thể gây ra những xung đột cá nhân, tập thể. Hậu quả là gây mất trật tự, ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Với những hành vi gây rối trật tự như vậy, người vi phạm nhẹ có thể bị phạt vi phạm hành chính với mức phạt thấp nhất là 100.000 đồng và cao nhất là 5.000.000 đồng (Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 Bộ luật hình sự 2015).

Đánh bài ăn tiền coi chừng đi tù

Nghị định 167/2013/NĐ-CP đưa ra các mức xử phạt hành chính đối với hành vi đánh bạc trái phép như sau:

- Phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

- Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với hành vi:

  • Đánh bạc trái phép như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
  • Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
  • Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

- Phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng đối với hành vi nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác hoặc che giấu việc đánh bạc trái phép.

- Phạt tiền 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi:

  • Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
  • Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;
  • Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
  • Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

- Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi:

  • Làm chủ lô, đề;
  • Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
  • Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

Điều 320, 321 Bộ luật hình sự 2015 đưa ra mức phạt tù đối Tội đánh bạc và Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với mức phạt lên đến 7 năm tù và 10 năm tù.

Buôn bán, tàng trữ, sử dụng pháo nổ

Kinh doanh pháo nổ là ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh (Luật đầu tư 2014 được sửa đổi năm 2016). Do đó, hành vi buôn bán, tàng trữ, sử dụng các loại pháo nổ là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy từng trường hợp cụ thể mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015.

Chặt chém thức ăn, nước uống và vé tham quan du lịch

Thực tế cho thấy, giá của các loại hàng hóa, dịch vụ vào dịp Tết thường có xu hướng tăng gấp 2, gấp 3 so với thời điểm ngày thường. Đối với những hành vi vi phạm pháp luật về giá sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2013/NĐ-CP:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi:

  • Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa Điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
  • Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.

- Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.

- Phạt tiền đến 55 triệu đồng đối với hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Đánh giá bài viết
1 87
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm