Thủ tục xóa án tích

Thủ tục xóa án tích là một trong những điều quan tâm của rất nhiều người sau khi chấp hành xong hình phạt tù thì làm sao để được coi là không phạm tội. Trong bài viết này HoaTieu.vn xin nêu rõ các quy định mới nhất về thủ tục xóa án tích.

1. Án tích là gì?

Án tích là đặc điểm xấu (hậu quả) về nhân thân của người bị kết án và áp dụng hình phạt được ghi, lưu lại trong lí lịch tư pháp trong thời gian luật định. Án tích chỉ đặt ra khi một người vi phạm pháp luật hình sự, có bản án về tội phạm mà mình thực hiện.

2. Điều kiện để đương nhiên xóa án tích

Theo Điều 70 BLHS 2015, thời hạn để được đương nhiên xóa tích đã giảm bớt rất nhiều so với BLHS cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội sớm bắt đầu một cuộc sống mới. Cụ thể:

“2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.”

3. Thủ tục đương nhiên xóa án tích

Khoản 4 Điều 70 BLHS 2015 quy định “Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này”.

Theo đó, Bộ Tư pháp sẽ hướng dẫn cho các Sở và các Sở Tư pháp trực tiếp quy định các thủ tục chi tiết để xóa án tích cho các trường hợp được đương nhiên xóa án tích. Những người muốn làm thủ tục đương nhiên xóa án tích sẽ nộp đơn tới Sở Tư pháp của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi mình thường trú.

Tại Tp Hà Nội, Sở Tư pháp quy định thủ tục đương nhiên xóa án tích như sau:

* Nộp hồ sơ xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích

Hồ sơ xóa án tích gồm có:

i, Chứng minh thư và sổ hộ khẩu bản sao công chứng;

ii,Trích lục hoặc bản sao Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, nếu đã xét xử tại cấp phúc thẩm thì cung cấp cả trích lục hoặc bản sao Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm.

iii, Căn cứ vào hình phạt chính tại Bản án, công dân phải nộp một trong các giấy tờ (bản chính) sau đây:

Giấy chứng nhận đặc xá do Trại giam nơi thi hành án cấp (trường hợp bị xử phạt tù giam nhưng được đặc xá)

Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù do Trại giam nơi thi hành án cấp hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (trường hợp bị xử phạt tù giam và đã chấp hành xong hình phạt tù)

Giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách án treo do Cơ quan thi hành án hình sự - Công an quận, huyện, thị xã hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (trường hợp bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo)

Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giảm giữ do Cơ quan thi hành án hình sự - Công an quận, huyện, thị xã cấp hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (trường hợp bị xử phạt cải tạo không giam giữ)

Biên lai nộp tiền án phí, tiền phạt và các nghĩa vụ dân sự khác như: bồi thường, truy thu,… trong bản án hình sự hoặc Giấy xác nhận kết quả thi hành do Cơ quan thi hành án dân sự cấp hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến việc xác nhận đã nộp tiền án phí, tiền phạt và các nghĩa vụ dân sự khác.

* Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch Tư pháp

* Nộp lệ phí hồ sơ

Sau khi công dân nộp đầy đủ các giấy tờ nêu trên, Sở Tư pháp sẽ gửi văn bản yêu cầu xác minh cho UBND cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú, làm việc sau khi chấp hành xong bản án về việc người đó có bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian đang có án tích hay không.

UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gửi văn bản thông báo kết quả xác minh (theo mẫu quy định) cho Sở Tư pháp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xác minh.

Ngay sau khi nhận được văn bản thông báo kết quả xác minh của UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức, Sở Tư pháp sẽ giải quyết việc xóa án tích cho công dân.

Tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
1 145
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm