Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ. Đăng ký tạm trú là một thủ tục hành chính cần thiết để nhà nước quản lý cư trú. Thủ tục này đối với người ở trọ được thực hiện thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Khi nào phải đăng ký tạm trú?

Người ở trọ phải đăng ký tạm trú khi nào?

Điều 20  Luật Cư trú 2020 quy định: Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

=> Khi đến địa phương mới ngoài xã mà mình đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên thì phải đăng ký tạm trú

2. Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Việc đăng ký tạm trú với người ở trọ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật, gồm:

  • Chứng minh nhân dân.
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
  • Bản khai nhân khẩu (CT01)
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (CT02).

Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
  • Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

Bước 3: Nhận kết quả: Nộp giấy biên nhận.

  • Trường hợp được giải quyết đăng ký tạm trú:

Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ tạm trú, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).

  • Trường hợp không giải quyết đăng ký tạm trú:

Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký tạm trú và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Thời gian trả kết quả: Theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.

3. Cách đăng ký tạm trú online

Bên cạnh cách thức đến trực tiếp tại cơ quan công an xã để đăng ký tạm trú, những người ở trọ có thể chọn cách đăng ký tạm trú online tại https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/portal/p/home/dvc-gioi-thieu.html

Để biết các bước đăng ký tạm trú online, mời các bạn tham khảo bài: Cách đăng ký tạm trú online

4. Lệ phí đăng ký tạm trú

Khoản 1 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định: Lệ phí đăng ký cư trú (đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện) là khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau: Mức thu lệ phí đối với việc đăng ký cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố cao hơn mức thu đối với các khu vực khác.

=> Mức thu lệ phí đăng ký tạm trú đối với từng địa phương sẽ có sự khác nhau.

Lệ phí đăng ký tạm trú tại Hà Nội là 15.000 đối với các quận, các phường và 8.000 đối với những địa điểm còn lại

5. Không đăng ký tạm trú phạt thế nào?

Không thực hiện đăng ký tạm trú trong thời hạn tại mục 1 bài này sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (Lỗi không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú)

Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 171
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm