Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm mua, bán người

Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT/BTC-BCA của Bộ Công an - Bộ Tài chính: Hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua, bán người.

BỘ TÀI CHÍNH - BỘ CÔNG AN

___________

Số: 22/2012/TTLT/ BTC- BCA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________

Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2012

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện

chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua, bán người.

_________________

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ - CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ - CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an.

Thực hiện Quyết định số 135/QĐ - TTg ngày 04 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và Quyết định số 1427/QĐ - TTg ngày 18 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua, bán người giai đoạn 2011 - 2015.

Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua, bán người, được hưởng cơ chế tài chính như đối với chương trình mục tiêu quốc gia như sau:

Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng.

1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí từ Ngân sách Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ của chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua, bán người.

2. Trường hợp các cơ quan, đơn vị sử dụng từ nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác phòng, chống tội phạm mua, bán người thì ngoài việc thực hiện các tiêu chuẩn, định mức chi theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước, nếu nhà tài trợ có hướng dẫn riêng thì thực hiện theo quy định của nhà tài trợ hoặc theo quy định của cơ quan chủ quản sau khi có sự thỏa thuận của đại diện nhà tài trợ và Bộ Tài chính (nếu có).

Trường hợp nhà tài trợ và Bộ Tài chính không có hướng dẫn riêng thì áp dụng theo các quy định tại Thông tư này.

Điều 2. Nguồn kinh phí đảm bảo cho việc triển khai thực hiện chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua, bán người, gồm:

Ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước. Cụ thể:

1. Ngân sách Trung ương:

a) Bảo đảm kinh phí cho các Bộ, cơ quan Trung ương thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định tại Quyết định số 1427/QĐ- TTg ngày 18 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua, bán người giai đoạn 2011 - 2015.

b) Hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương trọng điểm về tội phạm mua, bán người, không tự cân đối được ngân sách, được giao nhiệm vụ tham gia chương trình phòng, chống tội phạm mua, bán người để thực hiện các nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống tội phạm mua, bán người trên địa bàn; xây dựng, củng cố và mở rộng mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên về phòng, chống tội phạm mua, bán người; nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm mua, bán người; thực hiện việc tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua, bán trở về; xây dựng, duy trì và nhân rộng mô hình phòng ngừa tội phạm mua, bán người tại các địa bàn trọng điểm về tội phạm mua, bán người.

Download file tài liệu để biết thêm chi tiết

Đánh giá bài viết
1 103
0 Bình luận
Sắp xếp theo