Thông tư 79/2019/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công

Tải về

Thông tư 79/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Bộ Tài chính: Quản lý Séc, biên lai, giấy tờ có giá như quản lý tiền

Ngày 14/11/2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 79/2019/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Theo đó, Bộ Tài chính quy định các mẫu chứng từ kế toán in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát; Séc, biên lai thu tiền và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền. Các đơn vị phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán bắt buộc theo quy định của Bộ và không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ kế toán đã quy định.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng quy định cụ thể về sổ kế toán như sau: Mỗi đơn vị kế toán chỉ được sử dụng một hệ thống sổ kế toán để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ nghiệp vụ tài chính đã phát sinh trong một kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Tùy theo hình thức kế toán áp dụng, đơn vị phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình tự, phương thức ghi chép với từng loại sổ kế toán.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

Thông tư này làm hết hiệu lực một phần Thông tư 195/2012/TT-BTC.

BỘ TÀI CHÍNH
-------

Số: 79/2019/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2019

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định s 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định s 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một s điều của Luật Kế toán;

Căn cứ Nghị định s 25/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về báo cáo tài chính nhà nước;

Căn cứ Nghị định s 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một s điều Nghị định s 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định s 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Qun lý, giám sát kế toán, kiểm toán;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán áp dụng đối với các ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công (sau đây gọi là đơn vị) để hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động quản lý dự án đầu tư và các hoạt động khác mà cơ quan có thẩm quyền giao cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án thực hiện theo quy định.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng áp dụng:

a) Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập và Ban quản lý đầu tư xây dựng một dự án theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng (trừ các ban quản lý dự án là tổ chức thành viên của doanh nghiệp);

b) Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập để quản lý các dự án đầu tư từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Trường hợp chủ đầu tư là đơn vị hành chính, sự nghiệp không thành lập ban quản lý dự án riêng, đơn vị hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị theo hướng dẫn của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính. Trường hợp cần thiết đơn vị được sử dụng các tài khoản và hướng dẫn có liên quan được ban hành tại Thông tư này để hạch toán các khoản liên quan đến quản lý dự án đầu tư.

Chương II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Quy định về hệ thống chứng từ kế toán

1. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

2. Các đơn vị đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán bắt buộc theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ kế toán đã quy định.

3. Đối với mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Séc, Biên lai thu tiền và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.

4. Danh mục, mẫu và giải thích phương pháp lập các chứng từ kế toán bắt buộc quy định tại Phụ lục số 01 “Hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc” kèm theo Thông tư này. Đối với nghiệp vụ kinh tế phát sinh chưa có chứng từ kế toán quy định tại Phụ lục số 01, đơn vị lập chứng từ kế toán đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán 2015.

Điều 4. Quy định về tài khoản kế toán

1. Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống về tình hình tài sản, tiếp nhận và sử dụng các nguồn kinh phí tại đơn vị; theo dõi các khoản doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động và các khoản khác tại đơn vị.

2. Phân loại hệ thống tài khoản kế toán và yêu cầu hạch toán:

a) Các tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Tài khoản trong bảng dùng để kế toán tình hình tài chính (gọi tắt là kế toán tài chính), áp dụng cho tất cả BQLDA, phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán.

b) Tài khoản ngoài bảng (loại 0) được hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Đối với các tài khoản ngoài bảng liên quan đến ngân sách nhà nước (TK 004, 006, 008, 009, 012, 013, 018) phải hạch toán theo mục lục ngân sách nhà nước, theo niên độ (năm trước, năm nay, năm sau) và theo các yêu cầu quản lý khác (nếu có). Tài khoản ngoài bảng liên quan đến kế toán nguồn phí được khấu trừ, để lại (TK 014) theo dõi các khoản chi tiêu sử dụng từ nguồn này phải hạch toán, phản ánh theo mục lục ngân sách nhà nước và theo các yêu cầu quản lý khác (nếu có).

c) Trường hợp một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến tiếp nhận, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán theo các tài khoản trong bảng, đồng thời hạch toán các tài khoản ngoài bảng theo quy định.

3. Vận dụng hệ thống tài khoản:

a) Các đơn vị căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư này để vận dụng tài khoản kế toán áp dụng phù hợp với hoạt động của đơn vị.

b) Đơn vị được bổ sung tài khoản kế toán trong các trường hợp sau:

- Được bổ sung thêm tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.

- Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục số 02) kèm theo Thông tư này

4. Danh mục hệ thống tài khoản kế toán, nguyên tắc, kết cấu nội dung và phương pháp hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu đối với các tài khoản của đơn vị quy định tại Phụ lục số 02 “Hệ thống Tài khoản kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Quy định về sổ kế toán

1. Đơn vị phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh của đơn vị. Việc bảo quản, lưu trữ sổ kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán, các văn bản có liên quan và quy định tại Thông tư này.

2. Trường hợp đơn vị có tiếp nhận, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài phải mở sổ kế toán để theo dõi việc tiếp nhận dự toán và sử dụng NSNN chi tiết theo niên độ ngân sách, mục lục NSNN và các yêu cầu quản lý khác để phục vụ cho việc lập báo cáo quyết toán với ngân sách nhà nước và đơn vị có liên quan. Trường hợp đơn vị được sử dụng nguồn phí được khấu trừ, để lại phải mở sổ kế toán để theo dõi chi tiết việc sử dụng kinh phí theo mục lục NSNN và các yêu cầu quản lý khác để phục vụ cho việc lập báo cáo quyết toán với cơ quan có thẩm quyền.

3. Các loại sổ kế toán:

a) Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

Tùy theo hình thức kế toán đơn vị áp dụng, đơn vị phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép đối với từng mẫu sổ kế toán.

b) Mẫu sổ kế toán tổng hợp:

- Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Trường hợp cần thiết, đơn vị kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời gian với việc phân loại, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế. Số liệu trên Sổ Nhật ký phản ánh tổng số các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong một kỳ kế toán.

- Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán). Trên Sổ Cái, đơn vị kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế, tài chính, số liệu trên Sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn kinh phí và tình hình sử dụng nguồn kinh phí.

c) Mẫu sổ, thẻ kế toán chi tiết:

Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép chi tiết các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý mà Sổ Cái chưa phản ánh chi tiết. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin cụ thể phục vụ cho việc quản lý trong nội bộ đơn vị và việc tính, lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.

Căn cứ vào yêu cầu quản lý và yêu cầu hạch toán của từng đối tượng kế toán riêng biệt, đơn vị được phép chi tiết thêm các chỉ tiêu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết để phục vụ lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo yêu cầu quản lý.

4. Các quy định khác về trách nhiệm của người giữ sổ và ghi sổ kế toán, quy định về mở sổ kế toán, ghi sổ kế toán, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán thực hiện theo quy định tại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính.

5. Danh mục, mẫu, giải thích nội dung và phương pháp lập sổ kế toán quy định tại Phụ lục số 03 “Hệ thống sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Báo cáo quyết toán

1. Trường hợp đơn vị được NSNN hỗ trợ kinh phí hoạt động quản lý dự án; ngân sách cấp phát, hỗ trợ cho các hoạt động khác thuộc đơn vị quản lý (trừ cấp phát nguồn đầu tư XDCB); được nhận và sử dụng nguồn vay nợ, viện trợ nước ngoài cho các hoạt động thường xuyên của đơn vị (trừ nguồn vay nợ, viện trợ nước ngoài cho dự án, công trình đầu tư XDCB) phải lập Báo cáo quyết toán đối với việc nhận và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, kinh phí vay nợ, viện trợ nước ngoài theo quy định của Thông tư này.

2. Trường hợp đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán từ nguồn phí được khấu trừ, để lại phục vụ cho hoạt động của đơn vị phải lập Báo cáo quyết toán đối với việc nhận và sử dụng nguồn phí được khấu trừ, để lại theo quy định của Thông tư này.

3. Trường hợp trong năm đơn vị có thực hiện kiến nghị của kiểm toán, thanh tra hoặc cơ quan tài chính cho các hoạt động thuộc đơn vị quản lý phải lập Báo cáo thực hiện xử lý kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, tài chính theo quy định của Thông tư này. Không tổng hợp vào biểu mẫu báo cáo theo Thông tư này số liệu thực hiện theo kiến nghị của kiểm toán, cơ quan thanh tra đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN đã báo cáo theo mẫu biểu quy định tại Thông tư số 85/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính quy định việc quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm và các văn bản có liên quan.

4. Kỳ báo cáo: Báo cáo quyết toán được lập theo kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật có quy định lập thêm báo cáo quyết toán theo kỳ kế toán khác thì ngoài báo cáo quyết toán năm đơn vị phải lập cả báo cáo theo kỳ kế toán đó.

5. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán năm của các đơn vị có sử dụng NSNN thực hiện theo quy định tại Điều 4, Thông tư 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính về quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi có liên quan.

6. Danh mục, mẫu báo cáo, nơi nhận báo cáo, phương thức gửi báo cáo, giải thích phương pháp lập báo cáo quyết toán ngân sách nêu tại Phụ lục số 04 “Hệ thống báo cáo quyết toán” kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Báo cáo tài chính

Các đơn vị sau khi kết thúc kỳ kế toán năm phải khóa sổ và lập báo cáo tài chính để gửi cơ quan có thẩm quyền và các đơn vị có liên quan theo quy định.

1. Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính và luồng tiền từ các hoạt động của đơn vị.

2. Thông tin báo cáo tài chính giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực tài chính theo quy định của pháp luật, là thông tin cơ sở để tổng hợp báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên.

3. Nguyên tắc, yêu cầu lập báo cáo tài chính

a) Nguyên tắc:

Việc lập báo cáo tài chính phải được căn cứ vào số liệu kế toán sau khi khóa sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung, phương pháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán, trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do.

Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.

b) Yêu cầu:

Báo cáo tài chính phải được phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và giá trị các chi tiêu báo cáo; trình bày theo biểu mẫu quy định về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ tất cả các hoạt động phát sinh trong năm của đơn vị.

Báo cáo tài chính phải được lập kịp thời, đúng thời gian quy định đối với đơn vị, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thông tin, số liệu kế toán.

Thông tin, số liệu báo cáo phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này phải kế tiếp số liệu của kỳ trước.

4. Kỳ lập và thời hạn nộp của báo cáo tài chính:

Đơn vị phải lập báo cáo tài chính vào thời điểm cuối kỳ kế toán năm theo quy định của Luật kế toán.

Báo cáo tài chính năm của đơn vị phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (chi tiết nơi nhận báo cáo theo Phụ lục số 05- Hệ thống báo cáo tài chính kèm theo Thông tư này) hoặc đơn vị cấp trên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

5. Công khai báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính được công khai theo quy định của pháp luật về kế toán và các văn bản có liên quan.

6. Đơn vị không phải lập “Báo cáo bổ sung thông tin tài chính” (mẫu số B01/BSTT) theo quy định tại Thông tư số 99/2018/TT-BTC ngày 01/11/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên.

7. Danh mục, mẫu báo cáo, nơi nhận báo cáo, phương thức gửi báo cáo, giải thích phương pháp lập báo cáo tài chính nêu tại Phụ lục số 05 “Hệ thống báo cáo tài chính” kèm theo Thông tư này.

Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 và áp dụng cho năm tài chính 2020 trở đi.

2. Thông tư này thay thế toàn bộ nội dung quy định của Chương II, phần II về “Hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư trong các đơn vị hành chính sự nghiệp” tại Thông tư số 195/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư.

3. Trong trường hợp văn bản mà Thông tư này tham chiếu đến có thay đổi thì đơn vị thực hiện theo quy định của văn bản mới

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện Thông tư này tới các đơn vị chủ đầu tư, ban quản lý dự án thuộc phạm vi phụ trách hoặc quản lý.

2. Cục trưởng Cục Quản lý giám sát Kế toán, Kiểm toán; Vụ trưởng Vụ Đầu tư; Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp; Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước; Chánh văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra và thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc Hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBND, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Cục QLKT (40 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

PHỤ LỤC SỐ 01. HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẮT BUỘC

(Ban hành kèm theo Thông tư s 79/2019/TT-BTC ngày 14/11/2019 của Bộ Tài chính)

1. DANH MỤC CHỨNG TỪ KTOÁN BẮT BUỘC

STT

TÊN CHNG TỪ

SỐ HIỆU

1

Phiếu thu

C40-BB

2

Phiếu chi

C41-BB

3

Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng

C43-BB

4

Biên lai thu tiền

C45-BB

II- MẪU CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẮT BUỘC

ĐƠN VỊ: …………………………

Mã QHNS:……………………….

Mẫu số: C40-BB
(Ban hành kèm theo Thông tư số 79/2019/TT-BTC ngày 14/11/2019 của Bộ Tài chính)

PHIẾU THU

Ngày ….tháng……năm

Quyển số:……..

Số:……………

Nợ:…………..

Có:…………...

Họ tên người nộp tiền: ……………………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………

Nội dung: ………………………………………………………………………………………

Số tiền: ……………………………………………………………………………….(loại tiền)

(Viết bằng chữ): ……………………………………………………………………………….

Kèm theo: ………………………………………………………………………………………

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

NGƯỜI LẬP
(Ký, họ tên)

Đã nhận đủ số tiền:

- Bằng số: ……………………………………………………………….

- Bằng chữ: ……………………………………………………………..

NGƯỜI NỘP
(Ký, họ tên)

Ngày….tháng…..năm……
THỦ QUỸ
(Ký, họ tên)

+ Tỷ giá ngoại tệ: ………………………………………………………………………….

+ Số tiền quy đổi: ………………………………………………………………………….

ĐƠN VỊ: …………………………

Mã QHNS:……………………….

Mẫu số: C41-BB
(Ban hành kèm theo Thông tư số 79/2019/TT-BTC ngày 14/11/2019 của Bộ Tài chính)

PHIẾU CHI

Ngày ….tháng……năm
Số: …………

Quyển số:……..

Nợ:…………..

Có:…………...

Họ tên người nộp tiền: ……………………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………

Nội dung: ………………………………………………………………………………………

Số tiền: ……………………………………………………………………………….(loại tiền)

(Viết bằng chữ): ……………………………………………………………………………….

Kèm theo: ………………………………………………………………………………………

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

NGƯỜI LẬP
(Ký, họ tên)

Đã nhận đủ số tiền:

- Bằng số: ……………………………………………………………….

- Bằng chữ: ……………………………………………………………..

THỦ QUỸ
(Ký, họ tên)

Ngày….tháng…..năm……
NGƯỜI NHẬN TIỀN
(Ký, họ tên)

+ Tỷ giá ngoại tệ: ………………………………………………………………………….

+ Số tiền quy đổi: ………………………………………………………………………….

ĐƠN VỊ: …………………………

Mã QHNS:……………………….

Mẫu số: C43-BB
(Ban hành kèm theo Thông tư số 79/2019/TT-BTC ngày 14/11/2019 của Bộ Tài chính)

GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN TẠM ỨNG

Ngày ….. tháng ……. năm ……

- Họ tên người thanh toán: …………………………………………………………………….

- Bộ phận (hoặc địa chỉ): ……………………………………………………………………….

- Đề nghị thanh toán tạm ứng theo bảng dưới đây:

Din giải

S tiền

A

1

I. Số tiền tạm ứng

1. Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết

2. Số tạm ứng kỳ này:

- Phiếu chi số …………. ngày ………

- Phiếu chi số …………. ngày ………

- …

II. Số tiền đề nghị thanh toán

1. Chứng từ: ……….. số………. ngày………….

2. ……………………………………………………

III. Số thừa tạm ứng đề nghị nộp trả lại

IV. Số thiếu đề nghị chi bổ sung

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN THANH TOÁN
(Ký, họ tên)

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, họ tên)

ĐƠN VỊ: …………………………

Mã QHNS:……………………….

Mẫu số: C45-BB
(Ban hành kèm theo Thông tư số 79/2019/TT-BTC ngày 14/11/2019 của Bộ Tài chính)

BIÊN LAI THU TIỀN

Ngày…….. tháng…… năm……

Quyển số:……….

Số:………………

Họ tên người nộp: ……………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………

Nội dung thu: ………………………………………………………………………………….

Số tiền thu: ………………………………………………………………………….(loại tiền)

(Viết bằng chữ): ………………………………………………………………………………

NGƯỜI NỘP TIỀN
(Ký, họ tên)

NGƯỜI THU TIỀN
(Ký, họ tên)

III- GIẢI THÍCH, PHƯƠNG PHÁP LẬP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

PHIẾU THU

(Mu s C40-BB)

1- Mục đích: Nhằm xác định số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ, kế toán hạch toán và ghi sổ kế toán các khoản thu có liên quan. Mọi khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ nhập quỹ đều phải lập Phiếu thu. Đối với ngoại tệ trước khi nhập quỹ phải được kiểm tra và lập “Bảng kê ngoại tệ” đính kèm với Phiếu thu.

2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Phiếu thu phải đóng thành quyển, số Phiếu thu phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán.

Góc trên, bên trái của phiếu thu phải ghi rõ tên đơn vị, mã đơn vị sử dụng ngân sách.

Ghi rõ ngày, tháng, năm lập Phiếu; ngày, tháng, năm thu tiền.

- Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nộp tiền.

- Dòng “Nội dung”: Ghi rõ nội dung nộp tiền.

- Dòng “Số tiền”: Ghi số tiền nộp quỹ bằng số và bằng chữ, ghi rõ đơn vị tính là đồng Việt Nam hay đơn vị tiền tệ khác.

- Dòng tiếp theo ghi chứng từ kế toán khác kèm theo Phiếu thu.

Kế toán lập Phiếu thu ghi đầy đủ các nội dung và ký vào Phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng soát xét, thủ trưởng đơn vị ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ vào Phiếu thu trước khi ký tên.

Phiếu thu được lập thành 3 liên:

Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu.

Liên 2 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ kế toán khác để ghi sổ kế toán.

Liên 3 giao cho người nộp tiền.

Trường hợp người nộp tiền là đơn vị hoặc cá nhân ở bên ngoài đơn vị thì liên giao cho người nộp tiền phải đóng dấu đơn vị.

Chú ý: Nếu là thu ngoại tệ phải ghi rõ tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm nhập quỹ để tính ra tổng số tiền theo đơn vị đồng Việt Nam để ghi sổ.

PHIẾU CHI

(Mu số C41-BB)

1- Mục đích: Phiếu chi nhằm xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ thực tế xuất quỹ làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ và kế toán ghi sổ kế toán.

2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Phiếu chi phải đánh số, số Phiếu chi phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán.

Góc trên, bên trái của Phiếu chi ghi rõ tên đơn vị, mã đơn vị sử dụng ngân sách.

Ghi rõ ngày, tháng, năm lập Phiếu chi và ngày, tháng, năm chi tiền.

- Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận tiền.

- Dòng “Nội dung” ghi rõ nội dung chi tiền.

- Dòng “Số tiền”: Ghi số tiền xuất quỹ bằng số hoặc bằng chữ, ghi rõ đơn vị tính là đồng Việt Nam, hay đơn vị tiền tệ khác.

- Dòng tiếp theo ghi số hoặc loại chứng từ kế toán khác kèm theo Phiếu chi.

Kế toán lập Phiếu chi ghi đầy đủ các nội dung và ký vào từng liên, chuyển cho kế toán trưởng soát xét và thủ trưởng đơn vị ký duyệt, sau đó chuyển cho thủ quỹ để xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền, người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng số và bằng chữ, ký, ghi rõ họ tên vào Phiếu chi.

Phiếu chi được lập thành 3 liên:

Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu.

Liên 2 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ kế toán khác để ghi sổ kế toán.

Liên 3 giao cho người nhận tiền.

Đối với liên dùng để giao dịch thanh toán với bên ngoài thì phải đóng dấu của đơn vị.

Chú ý: Nếu là chi ngoại tệ phải ghi rõ tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm xuất quỹ để tính ra tổng số tiền theo đơn vị đồng Việt Nam ghi sổ.

GIẤY Đ NGHỊ THANH TOÁN TẠM ỨNG

(Mu số C43-BB)

1- Mục đích: Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng là bảng liệt kê các khoản tiền đã nhận tạm ứng và các khoản chi đề nghị thanh toán của người nhận tạm ứng, làm căn cứ thanh toán số tiền đã tạm ứng và ghi sổ kế toán.

2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Góc trên, bên trái của Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng ghi rõ tên đơn vị, mã đơn vị sử dụng ngân sách. Phần đầu ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, bộ phận công tác hoặc địa chỉ của người thanh toán.

Căn cứ vào chỉ tiêu của cột A, kế toán thanh toán ghi vào cột 1 như sau:

Phần I- Số tiền tạm ứng: Gồm số tiền tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết và số tạm ứng kỳ này.

Mục 1: Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết: Căn cứ vào dòng số dư tạm ứng tính đến ngày lập phiếu thanh toán trên sổ kế toán để ghi.

Mục 2: Số tạm ứng kỳ này: Căn cứ vào các Phiếu chi tạm ứng để ghi. Mỗi Phiếu chi ghi 1 dòng.

Mục II- Số tiền đề nghị thanh toán: Căn cứ vào các chứng từ chi tiêu của người nhận tạm ứng để ghi. Mỗi chứng từ chi tiêu ghi 1 dòng.

Mục III- Số thừa tạm ứng đề nghị nộp trả lại: Ghi số không sử dụng hết, nộp lại đơn vị.

Mục IV- Số thiếu đề nghị chi bổ sung: Ghi số người lao động còn được thanh toán.

Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng do kế toán lập, chuyển cho kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán soát xét và thủ trưởng đơn vị duyệt. Người đề nghị thanh toán ký xác nhận trước khi nhận hoặc nộp trả lại tiền. Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng kèm theo chứng từ gốc được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Phần chênh lệch tiền tạm ứng chi không hết phải làm thủ tục thu hồi nộp quỹ hoặc trừ vào lương. Phần chi quá số tạm ứng phải làm thủ tục xuất quỹ trả lại cho người tạm ứng.

BIÊN LAI THU TIN

(Mu s C45-BB)

1- Mục đích: Biên lai thu tiền là giấy biên nhận của đơn vị hoặc cá nhân đã thu tiền hoặc thu séc của người nộp tiền làm căn cứ để lập Phiếu thu, nộp tiền vào quỹ, đồng thời để người nộp thanh toán với cơ quan hoặc lưu quỹ.

2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Biên lai thu tiền phải đóng thành quyển, phải ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ của cơ quan thu tiền và đóng dấu cơ quan, phải đánh số từng quyển. Trong mỗi quyển phải ghi rõ số của từng tờ Biên lai thu tiền và số của Biên lai thu tiền được đánh liên tục trong 1 quyển.

Góc trên, bên trái của Biên lai thu tiền ghi rõ tên đơn vị, mã đơn vị sử dụng ngân sách.

Ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nộp tiền.

Dòng “Nội dung thu” ghi rõ nội dung thu tiền.

Dòng “Số tiền thu” ghi số tiền đã thu bằng số và bằng chữ, ghi rõ đơn vị tính là đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ khác.

Nếu thu bằng séc phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của tờ séc bắt đầu lưu hành và họ tên người sử dụng séc.

Biên lai thu tiền do người thu tiền lập thành hai liên.

Sau khi thu tiền, người thu tiền và người nộp tiền ký và ghi rõ họ tên để xác nhận số tiền đã thu, đã nộp. Ký xong người thu tiền lưu liên 1, còn liên 2 giao cho người nộp tiền giữ.

Cuối ngày, người được cơ quan giao nhiệm vụ thu tiền phải căn cứ vào bản lưu để lập Bảng kê biên lai thu tiền trong ngày (nếu thu séc phải lập Bảng kê thu séc riêng) và nộp cho kế toán để lập Phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ hoặc làm thủ tục nộp Kho bạc, Ngân hàng. Tiền mặt thu được ngày nào, người thu tiền phải nộp quỹ ngày đó.

Biên lai thu tiền áp dụng trong các trường hợp thu tiền liên quan đến hoạt động sự nghiệp, hoạt động khác và các trường hợp khách hàng nộp séc thanh toán với các khoản nợ. Biên lai thu tiền phải được bảo quản như tiền. Trường hợp đánh mất Biên lai thu tiền thì người làm mất phải bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật hiện hành. Các trường hợp thu phí, lệ phí theo quy định của Pháp luật phí, lệ phí thì sử dụng biên lai của cơ quan thuế phát hành và đơn vị phải thực hiện quyết toán tình hình sử dụng “Biên lai thu phí, lệ phí” theo quy định của cơ quan thuế.

PHỤ LỤC SỐ 02 HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

(Ban hành kèm theo Thông tư s 79/2019/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính)

DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN

Số TT

Số hiệu TK cấp 1

Số hiệu TK cấp 2, 3, 4

Tên tài khoản

Phạm vi áp dụng

A

CÁC TÀI KHOẢN TRONG BẢNG

LOẠI 1

1

111

Tin mặt

Mọi đơn vị

1111

Tiền Việt Nam

1112

Ngoại tệ

2

112

Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Mọi đơn vị

1121

Tiền Việt Nam

1122

Ngoại tệ

3

121

Đầu tư tài chính

Mọi đơn vị

4

131

Phải thu của khách hàng

Mọi đơn vị

5

133

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Mọi đơn vị

1331

Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ

1332

Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

6

138

Phải thu khác

Mọi đơn vị

7

141

Tạm ứng

Mọi đơn vị

8

151

Hàng mua đang đi đường

Mọi đơn vị

9

152

Nguyên liệu, vật liệu

Mọi đơn vị

1521

Vật liệu trong kho

1522

Vật liệu giao cho bên nhận thầu

1523

Thiết bị trong kho

1524

Thiết bị đưa đi lắp

1525

Thiết bị tạm sử dụng

1526

Vật liệu, thiết bị đưa gia công

1528

Vật liệu khác

10

153

Công cụ, dụng cụ

Mọi đơn vị

11

154

Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

Đơn vị có phát sinh

12

155

Sản phẩm

Đơn vị có phát sinh

LOẠI 2

13

211

Tài sản cố đnh hữu hình

Mọi đơn vị

14

213

i sản c định vô hình

Mọi đơn vị

15

214

Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ

Mọi đơn vị

2141

Khấu hao và hao mòn lũy kế tài sản cố định hữu hình

2142

Khấu hao và hao mòn lũy kế tài sản cố định vô hình

16

241

Xây dựng cơ bản dở dang

Đơn vị có phát sinh

2411

Mua sắm TSCĐ

2412

Xây dựng cơ bản

2413

Nâng cấp TSCĐ

17

243

Xây dựng cơ bản dự án, công trình

Mọi đơn vị

2431

Chi phí XDCB dự án, công trình dở dang

24311

Chi phí XDCB dự án, công trình

24312

Chi phí BQLDA

2432

Dự án, công trình, HMCT hoàn thành đưa vào sử dụng chưa được phê duyệt

LOẠI 3

18

331

Phải trả cho người bán

Mọi đơn vị

3311

Phải trả nhà thầu XDCB

3318

Phải trả người bán khác

19

332

Các khoản phải nộp theo lương

Mọi đơn vị

3321

Bảo hiểm xã hội

3322

Bảo hiểm y tế

3323

Kinh phí công đoàn

3324

Bảo hiểm thất nghiệp

20

333

Các khoản phải nộp nhà nưc

Mọi đơn vị

3331

Thuế GTGT phải nộp

33311

Thuế GTGT đầu ra

33312

Thuế GTGT hàng nhập khẩu

3332

Phí, lệ phí

3333

Thuế nhập khẩu

3334

Thuế thu nhập doanh nghiệp

3335

Thuế thu nhập cá nhân

3337

Thuế khác

3338

Các khoản phải nộp nhà nước khác

21

334

Phải trả người lao động

Mọi đơn vị

3341

Phải trả công chức, viên chức

3348

Phải trả người lao động khác

22

337

Tạm thu

Mọi đơn vị

3371

Kinh phí hoạt động bằng tiền

3372

Viện trợ, vay nợ nước ngoài

3373

Tạm thu phí, lệ phí

3374

Ứng trước dự toán

3378

Tạm thu khác

23

338

Phải trả khác

Mọi đơn vị

3381

Các khoản thu hộ, chi hộ

3382

Phải trả nợ vay

3383

Doanh thu nhận trước

3388

Phải trả khác

24

343

Nguồn kinh phí đầu tư XDCB dự án, công trình

Mọi đơn vị

25

366

Các khoản nhận trước chưa ghi thu

Mọi đơn vị

3661

NSNN cấp

36611

Giá trị còn lại của TSCĐ

36612

Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tn kho

3662

Viện trợ, vay nợ nước ngoài

36621

Giá trị còn lại của TSCĐ

36622

Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho

3663

Phí được khấu trừ, để lại

36631

Giá trị còn lại của TSCĐ

36632

Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho

3664

Kinh phí đầu tư XDCB

LOẠI 4

26

413

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Đơn vị có ngoại tệ

27

421

Thặng dư (thâm hụt) lũy kế

Mọi đơn vị

28

431

Các quỹ

Mọi đơn vị

4311

Quỹ khen thưởng

4312

Quỹ phúc lợi

43121

Quỹ phúc lợi

43122

Quỹ phúc lợi hình thành TSCĐ

4313

Quỹ bổ sung thu nhập

4314

Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

43141

Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

43142

Quỹ PTHĐSN hình thành TSCĐ

4318

Quỹ khác

LOẠI 5

29

511

Thu hoạt động

Mọi đơn vị

5111

Ngân sách cấp

5112

Viện trợ

5113

Vay nợ nước ngoài

5114

Phí được khấu trừ, để lại

5118

Thu khác

30

531

Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ

Đơn vị có phát sinh

LOẠI 6

31

611

Chi phí hot đng

Mọi đơn vị

6111

Chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho nhân viên

6112

Chi phí vật tư, công cụ và dịch vụ đã sử dụng

6113

Chi phí hao mòn/khấu hao TSCĐ

6118

Chi phí hoạt động khác

32

612

Chi phí từ nguồn viện trợ, vay n nước ngoài

Đơn vị có phát sinh

6121

Chi phí từ nguồn viện trợ

6122

Chi phí từ nguồn vay nợ nước ngoài

33

614

Chi phí hoạt động thu phí

Đơn vị có phát sinh

6141

Chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho nhân viên

6142

Chi phí vật tư, công cụ và dịch vụ đã sử dụng

6143

Chi phí hao mòn/khấu hao TSCĐ

6148

Chi phí hoạt động khác

34

642

Chi phí hoạt động SXKD, dịch vụ

Đơn vị có phát sinh

6421

Chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho nhân viên

6422

Chi phí vật tư, công cụ và dịch vụ đã sử dụng

6423

Chi phí khấu hao TSCĐ

6428

Chi phí hoạt động khác

LOẠI 7

35

711

Thu nhập khác

Mọi đơn vị

LOẠI 8

36

811

Chi phí khác

Mọi đơn vị

LOẠI 9

37

911

Xác định kết quả

Mọi đơn vị

B

CÁC TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG

1

001

Tài sản thuê ngoài

2

002

Tài sản nhận giữ hộ

3

004

Kinh phí viện trợ không hoàn lại

0041

Năm trước

00411

Ghi thu- ghi tạm ứng

00412

Ghi thu- ghi chi

0042

Năm nay

00421

Ghi thu- ghi tạm ứng

00422

Ghi thu- ghi chi

4

006

Dự toán vay nợ nước ngoài

0061

Năm trước

00611

Tạm ứng

00612

Thực chi

0062

Năm nay

00621

Tạm ứng

00622

Thực chi

5

007

Ngoại tệ các loại

6

008

Dự toán chi hoạt động

0081

Năm trước

00811

Dự toán chi thường xuyên

008111

Tạm ứng

008112

Thực chi

00812

Dự toán chi không thường xuyên

008121

Tạm ứng

008122

Thực chi

0082

Năm nay

00821

Dự toán chi thường xuyên

008211

Tạm ứng

008212

Thực chi

00822

Dự toán chi không thường xuyên

008221

Tạm ứng

008222

Thực chi

7

009

Dự toán chi đầu tư XDCB

0091

Năm trước

00911

Tạm ứng

00912

Thực chi

0092

Năm nay

00921

Tạm ứng

00922

Thực chi

0093

Năm sau

00931

Tạm ứng

00932

Thực chi

8

012

Lnh chi tiền thc chi

0121

Năm trước

01211

Chi thường xuyên

01212

Chi không thường xuyên

0122

Năm nay

01221

Chi thường xuyên

01222

Chi không thường xuyên

9

013

Lệnh chi tiền tạm ứng

0131

Năm trước

01311

Chi thường xuyên

01312

Chi không thường xuyên

0132

Năm nay

01321

Chi thường xuyên

01322

Chi không thường xuyên

10

014

Phí được khấu trừ, để lại

0141

Chi thường xuyên

0142

Chi không thường xuyên

11

018

Thu hoạt động khác được để lại

PHỤ LỤC SỐ 03 HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 79/2019/TT-BTC ngày 14 thng 11 năm 2019 của Bộ Tài chnh)

1. DANH MỤC SỔ KẾ TOÁN

STT

TÊN SỔ

Ký hiệu mẫu sổ

Phạm vi áp dụng

1

2

3

4

I

Sổ tổng hợp

1

Nhật ký - Sổ Cái

S01-H

2

Chứng từ ghi sổ

S02a-H

3

Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ

S02b-H

4

Sổ Cái (dùng cho hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ)

S02c-H

5

Sổ Cái (dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)

S03-H

6

Sổ Nhật ký chung

S04-H

7

Bảng cân đối số phát sinh

S05-H

II

Sổ chi tiết

8

Sổ quỹ tiền mặt (Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt)

S11-H

9

Sổ tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

S12-H

10

Sổ theo dõi tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ

S13-H

Đơn vị có ngoại tệ

11

Sổ kho (hoặc Thẻ kho)

S21-H

Đơn vị có kho nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ, sản phẩm

12

Sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm

S22-H

13

Bảng tổng hợp chi tiết nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm

S23-H

14

Sổ tài sản cố định

S24-H

15

Thẻ TSCĐ

S25-H

16

Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng

S26-H

17

Sổ chi phí đầu tư xây dựng

S27-H

18

Sổ chi tiết các tài khoản

S31-H

19

Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng

S34-H

20

Sổ chi tiết đầu tư tài chính

S42-H

Đơn vị có hoạt động đầu tư tài chính

21

Sổ chi tiết doanh thu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

S51-H

Đơn vị có hoạt động SXKD, dịch vụ

22

Sổ chi tiết các khoản tạm thu

S52-H

23

Sổ theo dõi thuế GTGT

S53-H

24

Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại

S54-H

Đơn vị có nộp thuế GTGT

25

Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm

S55-H

26

Sổ chi tiết chi phí

S61-H

27

Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

S62-H

Đơn vị có hoạt động SXKD, dịch vụ

III

Sổ chi tiết theo dõi số liệu quyết toán

28

Sổ theo dõi dự toán từ nguồn NSNN trong nước

S101-H

Đơn vị được giao dự toán NSNN

29

Sổ theo dõi nguồn viện trợ

S102-H

Đơn vị có sử dụng kinh phí từ nguồn viện trợ

30

Sổ theo dõi nguồn vay nợ nước ngoài

S103-H

Đơn vị có sử dụng kinh phí từ nguồn vay nợ nước ngoài

31

Sổ theo dõi kinh phí NSNN cấp bằng Lệnh chi tiền

S104-H

Đơn vị được NSNN cấp bằng Lệnh chi tiền

32

Sổ theo dõi nguồn phí được khấu trừ, để lại

S105-H

Đơn vị có sử dụng kinh phí từ nguồn phí được khấu trừ, để lại

33

Sổ theo dõi nguồn thu hoạt động khác được để lại

S106-H

Đơn vị có phát sinh khoản thu, chi được trích lại từ DA, CT cho hoạt động BQLDA

PHỤ LỤC SỐ 04 HỆ THỐNG BÁO CÁO QUYẾT TOÁN

(Ban hành kèm theo Thông tư s 79/2019/TT-BTC ngày 14/11/2019 của Bộ Tài chính)

DANH MỤC, KỲ HẠN LẬP VÀ NƠI NHẬN BÁO CÁO

STT

Ký hiệu biểu

Tên biểu báo cáo

Kỳ hạn lập báo cáo

Nơi nhận

Cơ quan Tài chính (1)

Cơ quan cấp trên (2)

1

2

3

4

5

6

1

B01/BCQT-CĐT

Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động

Năm

x

x

2

F01-01/BCQT-CĐT

Báo cáo chi tiết chi từ nguồn kinh phí quyết toán theo MLNS

Năm

x

x

3

F01-02/BCQT-CĐT

Báo cáo chi tiết kinh phí chương trình, dự án

Năm

x

x

4

B02/BCQT-CĐT

Báo cáo thực hiện xử lý kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, tài chính

Năm

x

x

5

B03/BCQT-CĐT

Thuyết minh báo cáo quyết toán

Năm

x

x

Nội dung chi tiết các biểu mẫu Thông tư 79 2019 BTC mời các bạn sử dụng file tải về để xem chi tiết.

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Tài chính được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Bộ Tài chínhNgười ký:Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Số hiệu:79/2019/TT-BTCLĩnh vực:Đang cập nhật
Ngày ban hành:14/11/2019Ngày hiệu lực:01/01/2020
Loại văn bản:Thông tưNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:Còn hiệu lực
Đánh giá bài viết
2 1.408
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm