Thông tư 56/2022/TT-BTC hướng dẫn về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

Tải về

Thông tư số 56 2022 BTC

Ngày 16/9 năm 2022 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 56/2022/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP.

Theo đó, Thông tư 56/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Thông tư 56/2022/TT-BTC

BỘ TÀI CHÍNH
________

Số: 56/2022/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________

Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2022

THÔNG TƯ
Hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

_____________

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;

Căn cứ Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ về phương án phân loại tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong năm 2022;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công) theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 60/2021/NĐ-CP); hướng dẫn về xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 120/2020/NĐ-CP), gồm:

a) Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;

b) Phân loại mức tự chủ tài chính và giao quyền tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công;

c) Phân phối kết quả tài chính trong năm của đơn vị sự nghiệp công;

d) Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ;

đ) Lập dự toán, phân bổ và giao dự toán, quyết toán thu, chi kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công;

e) Chế độ báo cáo về tình hình tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công;

g) Xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công.

2. Đối với các nội dung khác liên quan đến việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công (giá, phí dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; việc phân phối sử dụng các nguồn tài chính; tự chủ về giao dịch tài chính và liên doanh, liên kết; hạch toán kế toán và các quy định khác), đơn vị thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.

3. Việc giao tài sản cho đơn vị sự nghiệp công để thực hiện cung ứng dịch vụ sự nghiệp công được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, các văn bản khác quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Việc quản lý, sử dụng và xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đơn vị sự nghiệp công thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.

2. Đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam thực hiện theo quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Riêng các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không áp dụng quy định tại Chương VI Thông tư này.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là các bộ, cơ quan trung ương), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước

1. Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.

2. Các bộ, cơ quan trung ương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

Các bộ, cơ quan trung ương chịu trách nhiệm quyết định việc áp dụng danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của ngành, lĩnh vực đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành; gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính hàng năm của đơn vị sự nghiệp công.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của ngành, lĩnh vực đã được cấp có thẩm quyền ban hành, trường hợp danh mục hiện hành phù hợp với quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quyết định việc tiếp tục thực hiện danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

Trường hợp cần thiết sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành danh mục dịch vụ chi tiết dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương và phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương, gửi Bộ Tài chính và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để giám sát trong quá trình thực hiện.

Chương II. QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI, XÁC ĐỊNH MỨC TỰ BẢO ĐẢM CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG VÀ GIAO QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG

Điều 4. Phân loại mức tự chủ tài chính và xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công

1. Đơn vị sự nghiệp công được phân loại theo mức tự chủ tài chính quy định tại Điều 9 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, gồm: Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (sau đây gọi là đơn vị nhóm 1); Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 2); Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 3); Đơn vị do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 4).

2. Xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên

Các đơn vị sự nghiệp công thực hiện xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên theo công thức như sau:

Mức tự bảo đảm chi thường xuyên (%)

=

A

x 100%

B

Trong đó:

a) A là tổng các khoản thu xác định mức tự chủ tài chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, bao gồm:

- Nguồn thu từ cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định);

- Nguồn thu thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi được cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn hoặc giao trực tiếp theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ (áp dụng đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập);

- Nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước) từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước; từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật;

- Nguồn thu phí được để lại chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;

- Thu từ cho thuê tài sản công (sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến việc cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công và nộp các khoản thuế theo quy định); thu từ lãi tiền gửi ngân hàng (sau khi trừ phí dịch vụ ngân hàng (nếu có) và nộp thuế theo quy định);

- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

b) B là tổng các khoản chi xác định mức tự chủ tài chính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP (trong đó bao gồm cả các khoản chi để thực hiện nhiệm vụ đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, chi thực hiện các chính sách miễn, giảm học phí theo quy định, chi thường xuyên phục vụ dịch vụ thu phí theo quy định).

Một số nội dung chi xác định như sau:

- Chi tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo lương và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định theo số lượng người làm việc được giao hoặc số lượng vị trí việc làm được phê duyệt; chi tiền công theo hợp đồng vụ việc (nếu có);

- Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi được cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn hoặc giao trực tiếp theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ (áp dụng đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập);

- Chi hoạt động chuyên môn; chi quản lý; chi bảo trì, bảo dưỡng tài sản thường xuyên, chi mua sắm đảm bảo hoạt động thường xuyên từ nguồn kinh phí giao tự chủ (không bao gồm các khoản chi theo dự án/đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt bố trí kinh phí thường xuyên không giao tự chủ) và các khoản chi thường xuyên khác;

Các khoản chi xác định mức độ tự chủ tài chính (B) không bao gồm các khoản chi thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân;

c) Các khoản thu, chi quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính trên cơ sở dự toán thu, chi tại năm kế hoạch xây dựng phương án tự chủ tài chính để trình cấp có thẩm quyền, có xét đến các yếu tố biến động do thay đổi chính sách, chế độ của Nhà nước, khả năng chi trả của các đối tượng thụ hưởng, tác động khách quan do thiên tai, dịch bệnh và các biến động kinh tế - xã hội bất thường khác. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo theo đúng quy định của pháp luật và dự kiến về yếu tố biến động do thay đổi chính sách, chế độ của Nhà nước, thiên tai, dịch bệnh, điều kiện kinh tế - xã hội.

3. Nguyên tắc xác định mức ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên giao tự chủ năm đầu thời kỳ ổn định:

Căn cứ dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định, cơ quan quản lý cấp trên xác định mức ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên giao tự chủ năm đầu thời kỳ ổn định đối với đơn vị trực thuộc nhóm 3 và nhóm 4 theo nguyên tắc bằng phần kinh phí còn thiếu giữa B và A (=B-A) quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này nhưng tối đa không vượt quá tổng dự toán chi thường xuyên đã được cấp có thẩm quyền giao trong năm của cơ quan quản lý cấp trên.

Điều 5. Xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên đối với đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp

Đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Điều 4 Thông tư này và các quy định sau:

1. Các khoản thu xác định mức tự chủ tài chính (A) của đơn vị là tổng các khoản thu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này, trong đó bao gồm:

a) Nguồn thu học phí theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (sau đây gọi là Nghị định số 81/2021/NĐ-CP);

b) Nguồn ngân sách nhà nước cấp bù đối với các cơ sở giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (căn cứ theo số lượng người thực tế đang học và dự kiến tuyển mới tại thời điểm xây dựng phương án xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên của đơn vị);

c) Nguồn thu từ cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp (bao gồm cả nguồn thu từ ngân sách nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định).

2. Các khoản chi xác định mức tự chủ tài chính (B) của đơn vị là tổng các khoản chi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

3. Ví dụ cụ thể về việc xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp tại Mục A Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên đối với đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế - dân số

Đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế - dân số xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Điều 4 Thông tư này và các quy định sau:

1. Các khoản thu xác định mức tự chủ tài chính (A) của đơn vị là tổng các khoản thu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này, trong đó bao gồm:

a) Nguồn thu từ dịch vụ khám chữa bệnh do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả và từ người bệnh chi trả theo quy định;

b) Nguồn thu từ cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế - dân số (bao gồm cả nguồn thu từ ngân sách nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định).

2. Các khoản chi xác định mức tự chủ tài chính (B) của đơn vị là tổng các khoản chi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

3. Ví dụ cụ thể về việc xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế - dân số tại Mục B Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên đối với đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

Đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực khoa học và công nghệ xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Điều 4 Thông tư này và các quy định sau:

1. Các khoản thu xác định mức tự chủ tài chính (A) của đơn vị là tổng các khoản thu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này, trong đó bao gồm:

a) Nguồn thu thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khi được cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn hoặc giao trực tiếp theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;

b) Nguồn thu từ cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định).

2. Các khoản chi xác định mức tự chủ tài chính (B) của đơn vị là tổng các khoản chi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

3. Ví dụ cụ thể về việc xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tại Mục C Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên đối với đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác

Đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên theo nguyên tắc quy định tại Điều 4 Thông tư này và các quy định sau:

1. Các khoản thu xác định mức tự chủ tài chính (A) của đơn vị là tổng các khoản thu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này, trong đó bao gồm:

a) Nguồn thu từ cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác (bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định);

b) Nguồn thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án theo quy định.

2. Các khoản chi xác định mức tự chủ tài chính (B) của đơn vị là tổng các khoản chi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

3. Ví dụ cụ thể về việc xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác tại Mục D Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công

1. Đơn vị sự nghiệp công xây dựng phương án tự chủ tài chính và đề xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị; lập dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này; báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (đơn vị dự toán cấp 1) theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị xây dựng phương án tự chủ tài chính và đề xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính gửi cơ quan tài chính cùng cấp theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Căn cứ phương án tự chủ tài chính do đơn vị đề xuất, cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp, thẩm tra phương án phân loại mức độ tự chủ tài chính và dự toán thu, chi của các đơn vị trực thuộc, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để xem xét, có ý kiến theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ; cụ thể:

a) Đối với các đơn vị trực thuộc Trung ương quản lý:

- Các bộ, cơ quan trung ương xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định; trong đó xác định kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ; dự kiến phân loại các đơn vị trực thuộc theo mức tự chủ tài chính, tổng hợp phương án phân loại và dự toán thu, chi của các đơn vị, gửi Bộ Tài chính theo Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến bằng văn bản về việc phân loại đơn vị theo mức tự chủ tài chính; kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ, trên cơ sở kết quả thẩm tra và đề nghị của các bộ, cơ quan trung ương;

- Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan Trung ương (hoặc cơ quan được phân cấp quản lý đơn vị sự nghiệp công) ra quyết định giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị, trong đó xác định phân loại đơn vị; mức kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên giao tự chủ cho các đơn vị (nhóm 3 và nhóm 4) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ; kinh phí đặt hàng; nguồn thu phí được để lại (nếu có) theo mẫu tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đối với các đơn vị trực thuộc địa phương quản lý:

- Cơ quan quản lý cấp trên xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định của các đơn vị trực thuộc; trong đó xác định kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ; dự kiến phân loại các đơn vị trực thuộc theo mức tự chủ tài chính, tổng hợp phương án phân loại và dự toán thu, chi của các đơn vị, gửi cơ quan tài chính cùng cấp theo Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Cơ quan tài chính cùng cấp căn cứ kết quả thẩm tra và đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên, xem xét, có ý kiến bằng văn bản về việc phân loại đơn vị theo mức tự chủ tài chính; kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ;

- Sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan quản lý cấp trên trình Ủy ban nhân dân các cấp (hoặc cơ quan được phân cấp) quyết định giao quyền tự chủ cho các đơn vị trực thuộc (đối với các đơn vị thuộc tổ chức chính trị thì cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan được ủy quyền quyết định giao quyền tự chủ cho các đơn vị theo thẩm quyền), trong đó: xác định phân loại đơn vị; mức kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên giao tự chủ cho các đơn vị (nhóm 3 và nhóm 4) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ; kinh phí đặt hàng; nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) theo mẫu tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Đối với đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan tài chính cùng cấp căn cứ phương án tự chủ tài chính của đơn vị báo cáo, xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi thường xuyên giao tự chủ năm đầu thời kỳ ổn định của đơn vị; trong đó xác định kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ; dự kiến phân loại đơn vị theo mức độ tự chủ tài chính của đơn vị theo quy định; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao quyền tự chủ cho các đơn vị (áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công thuộc Ủy ban nhân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện);

Mẫu Quyết định giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp theo Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Đối với đại học vùng:

a) Các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc đại học vùng có trách nhiệm xây dựng phương án tự chủ tài chính và đề xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi đại học vùng để tổng hợp chung;

b) Đại học vùng có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng phương án tự chủ tài chính cho toàn bộ đơn vị (bao gồm cả các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc) báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp chung phương án phân loại và dự toán thu, chi của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, gửi Bộ Tài chính theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này;

c) Việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc đại học vùng do đại học vùng quyết định; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến thống nhất trước khi quyết định.

4. Giao quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam:

a) Đối với các đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực thông tin và truyền thông:

Căn cứ nội dung quy định tại Điều 4 Thông tư này, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên tổng thể của Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam. Trên cơ sở đó, gửi Bộ Tài chính phương án phân loại mức tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trực thuộc theo phương án xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên của Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đặc thù của từng đơn vị;

Trong trường hợp đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam đề xuất phương án phân loại mức độ tự chủ tài chính cao hơn mức tự chủ tài chính tổng thể của Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam có trách nhiệm rà soát, phê duyệt phương án tự chủ tài chính theo đề xuất của đơn vị sự nghiệp công trực thuộc đảm bảo phù hợp;

Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam ra quyết định giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc, trong đó xác định phân loại đơn vị; mức kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên giao tự chủ cho các đơn vị (nhóm 3 và nhóm 4) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ theo quy định; kinh phí đặt hàng; nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) theo Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Đối với các đơn vị sự nghiệp công trong các lĩnh vực khác: Thực hiện giao quyền tự chủ tài chính theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

5. Khi rà soát phương án tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc, trường hợp đơn vị hoạt động không hiệu quả, các Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện sắp xếp tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị theo quy định tại khoản 6 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.

6. Việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công được ổn định trong thời gian 05 (năm) năm, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Thời kỳ ổn định tự chủ tài chính lần đầu được áp dụng đến năm 2025.

Năm cuối của mỗi thời kỳ ổn định, các đơn vị báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ của thời kỳ trước, nhiệm vụ của năm kế hoạch và thời kỳ tiếp theo để xây dựng phương án tự chủ của thời kỳ ổn định tiếp theo, gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét cùng với thời gian lập dự toán ngân sách của năm kế hoạch;

Trong thời kỳ ổn định tự chủ tài chính, trường hợp đơn vị có thay đổi về chức năng, nhiệm vụ hoặc có biến động lớn về tình hình kinh tế xã hội, thay đổi chính sách, chế độ hoặc do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh dẫn đến biến động lớn về nguồn thu hoặc nhiệm vụ chi, từ đó làm thay đổi mức độ tự chủ tài chính, sau khi đơn vị đã sử dụng các Quỹ được trích lập còn dư theo quy định nhưng cân đối thu chi của đơn vị đến cuối năm ngân sách không đảm bảo theo phương án tự chủ tài chính đã được phê duyệt, vào quý I của năm tiếp theo, đơn vị có trách nhiệm xây dựng phương án tự chủ về tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều này để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt lại phương án tự chủ tài chính cho thời gian còn lại của thời kỳ ổn định.

Trình tự xem xét, phân loại và giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công theo quy định tại Điều này.

7. Sau mỗi thời kỳ ổn định, các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát, nâng mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị nhóm 3 trực thuộc theo lộ trình quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.

....................

Thuộc tính Thông tư 56/2022/TT-BTC

Cơ quan ban hành:Bộ Tài chínhSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:56/2022/TT-BTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Võ Thành Hưng
Ngày ban hành:16/09/2022Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Thông tư 56/2022/TT-BTC hướng dẫn về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
Chọn file tải về :
Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Bộ Tài chínhNgười ký:Võ Thành Hưng
Số hiệu:56/2022/TT-BTCLĩnh vực:Tài chính
Ngày ban hành:16/09/2022Ngày hiệu lực:01/11/2022
Loại văn bản:Thông tưNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:Còn hiệu lực
Đánh giá bài viết
1 2.811
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm