Thông tư 47/2016/TT-BYT quy định việc tổ chức khám, chữa bệnh đột quỵ trong cơ sở khám, chữa bệnh

Tải về

Thông tư 47/2016/TT-BYT - Quy định việc tổ chức khám, chữa bệnh đột quỵ trong cơ sở khám, chữa bệnh

Bộ Y tế ban hành Thông tư 47/2016/TT-BYT quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, nhân lực của đội đột quỵ gồm tối thiểu 01 bác sĩ đa khoa được đào tạo và cấp giấy chứng nhận về đột quỵ, 01 điều dưỡng được tập huấn về đột quỵ. Thông tư 47/2016/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2017.

Hướng dẫn 2584/HD-YT-BHXH về đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu năm 2016 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC về giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Thông tư 40/2015/TT-BYT về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến

BỘ Y TẾ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 47/2016/TT-BYT Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC TỔ CHỨC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH ĐỘT QUỴ TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Thông tư này áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và tư nhân, bao gồm cả các cơ sở cấp cứu 115 (sau đây gọi tắt là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).

Điều 2. Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

Tùy theo điều kiện thực tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức một trong các hình thức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ sau đây:

1. Đội đột quỵ;

2. Đơn vị đột quỵ;

3. Khoa đột quỵ;

4. Trung tâm đột quỵ.

Điều 3. Nguyên tắc chung trong việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ

1. Đội đột quỵ, đơn vị đột quỵ, khoa đột quỵ và trung tâm đột quỵ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm hoạt động liên tục 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần.

2. Người bệnh đột quỵ được coi là trường hợp cấp cứu. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ưu tiên tập trung mọi điều kiện về nhân lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất để xử trí cấp cứu kịp thời, chẩn đoán nhanh, điều trị và phục hồi chức năng sớm cho người bệnh đột quỵ.

Chương II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC CỦA ĐỘI ĐỘT QUỴ

Điều 4. Chức năng của đội đột quỵ

Đội đột quỵ là đội phản ứng nhanh về đột quỵ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập, có chức năng tiếp nhận, đánh giá nhanh, phân loại, xử trí cấp cứu ban đầu và hỗ trợ vận chuyển người bệnh đột quỵ.

Điều 5. Nhiệm vụ của đội đột quỵ

1. Tiếp nhận, đánh giá nhanh, phân loại, xử trí cấp cứu ban đầu đột quỵ

a) Tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ cấp cứu cho người bệnh đột quỵ cấp từ các đơn vị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện đánh giá nhanh, phân loại đột quỵ. Người nhận thông tin phải ghi lại đầy đủ các thông tin về người bệnh vào sổ nhận thông tin người bệnh đột quỵ theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Xử trí cấp cứu ban đầu đối với người bệnh đột quỵ: Trường hợp người bệnh đột quỵ đang ở các đơn vị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đội đột quỵ phối hợp với đơn vị lâm sàng này để thực hiện xử trí cấp cứu ban đầu.

c) Thông báo nhanh về tình trạng của người bệnh đột quỵ về đơn vị đột quỵ hoặc khoa đột quỵ hoặc trung tâm đột quỵ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp nhất để những cơ sở này chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận người bệnh.

2. Hỗ trợ vận chuyển người bệnh đột quỵ cấp về đơn vị đột quỵ hoặc khoa đột quỵ hoặc trung tâm đột quỵ của cơ sở khám, chữa bệnh gần nhất.

3. Tham gia hỗ trợ cấp cứu, khám, chữa bệnh đột quỵ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi có yêu cầu.

4. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 6. Quy mô, nhân lực, trang thiết bị của đội đột quỵ

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 100 người bệnh đột quỵ trong một năm thì thành lập đội đột quỵ.

2. Nhân lực của đội đột quỵ: gồm tối thiểu 01 bác sĩ đa khoa được đào tạo và cấp giấy chứng nhận về đột quỵ và 01 điều dưỡng được tập huấn về đột quỵ.

3. Có đủ trang thiết bị thiết yếu theo Danh mục trang thiết bị quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC CỦA ĐƠN VỊ ĐỘT QUỴ

Điều 7. Chức năng của đơn vị đột quỵ

Đơn vị đột quỵ là bộ phận thuộc khoa lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện các chức năng như của đội đột quỵ và cấp cứu, chẩn đoán, điều trị tích cực, phục hồi chức năng, dự phòng đột quỵ cho người bệnh.

Điều 8. Nhiệm vụ của đơn vị đột quỵ

1. Thực hiện các nhiệm vụ của đội đột quỵ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

2. Cấp cứu, chẩn đoán, điều trị cho người bệnh đột quỵ, bao gồm:

a) Cấp cứu, chăm sóc người bệnh đột quỵ.

b) Chẩn đoán xác định nhanh đột quỵ: Phối hợp với khoa chẩn đoán hình ảnh và các khoa liên quan để chẩn đoán xác định nhanh đột quỵ.

c) Điều trị nội khoa tích cực: Phối hợp với các khoa liên quan trong điều trị tích cực cho người bệnh đột quỵ.

d) Sử dụng thuốc tiêu huyết khối: phối hợp với các khoa liên quan để thực hiện điều trị thuốc tiêu huyết khối nếu có chỉ định.

đ) Can thiệp mạch: Phối hợp với các khoa liên quan để thực hiện can thiệp mạch cấp cứu nếu có chỉ định.

e) Phẫu thuật: Phối hợp với các bác sỹ phẫu thuật thần kinh và các chuyên gia liên quan hội chẩn và xử trí cho người bệnh nếu có chỉ định phẫu thuật thần kinh.

g) Phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ: Phối hợp với khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng để thực hiện phục hồi chức năng cho người bệnh theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng.

3. Vận chuyển người bệnh đột quỵ: Khi vượt quá khả năng chuyên môn, đơn vị đột quỵ thông báo và tham gia vận chuyển người bệnh về khoa đột quỵ hoặc trung tâm đột quỵ gần nhất.

4. Dự phòng tái phát đột quỵ.

5. Xây dựng, cập nhật hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về đột quỵ.

6. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong cơ sở khám, chữa bệnh, mạng lưới khám, chữa bệnh đột quỵ trong cấp cứu, chẩn đoán, điều trị đột quỵ.

7. Truyền thông, giáo dục sức khỏe và tư vấn về phòng, chống đột quỵ.

Đánh giá bài viết
1 461
Thông tư 47/2016/TT-BYT quy định việc tổ chức khám, chữa bệnh đột quỵ trong cơ sở khám, chữa bệnh
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm