Thông tư 39/2018/TT-NHNN
Thông tư số 39/2018/TT-NHNN
Thông tư 39/2018/TT-NHNN hướng dẫn về thành lập, tổ chức và hoạt động của hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2018/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2018 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn về thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội đồng quản lý).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp công lập);
b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng hoạt động trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành khác thì thực hiện theo hướng dẫn của các Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành.
Chương II
THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ, QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ
Điều 3. Thành lập Hội đồng quản lý
1. Nguyên tắc, điều kiện thành lập Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 03/2016/TT-BNV ngày 25/5/2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thành lập và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2016/TT-BNV).
2. Thủ tục thành lập Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 03/2016/TT-BNV.
3. Thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 03/2016/TT-BNV.
Điều 4. Quy chế hoạt động
1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được thành lập, Hội đồng quản lý có trách nhiệm hoàn thiện Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trình cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý phê duyệt.
Thời gian xem xét phê duyệt của cấp có thẩm quyền tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
2. Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Những quy định chung;
b) Nguyên tắc làm việc;
c) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý; quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý;
d) Kinh phí hoạt động và thù lao của Hội đồng quản lý;
đ) Cơ chế hoạt động;
e) Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
g) Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với cơ quan quản lý cấp trên;
h) Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý và cấp ủy đơn vị sự nghiệp công lập;
i) Chế độ thông tin, báo cáo và quản lý văn bản, tài liệu của Hội đồng quản lý.
Điều 5. Cơ chế hoạt động
1. Hội đồng quản lý họp định kỳ ít nhất 01 tháng một lần và họp đột xuất khi cần thiết theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc khi có trên 50% tổng số thành viên yêu cầu. Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự.
2. Quyết định hoặc nghị quyết của Hội đồng quản lý được thông qua khi có trên 50% tổng số thành viên tham dự hợp đồng ý. Trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản (không tổ chức họp), quyết định hoặc nghị quyết của Hội đồng quản lý được thông qua khi có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý đồng ý.
3. Chế độ đối với Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập. Kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý, chế độ đối với Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý được tính trong chi phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Cơ chế hoạt động của Hội đồng quản lý được quy định cụ thể trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Chương III
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ
Điều 6. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 03/2016/TT-BNV và được quy định cụ thể trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Điều 7. Cơ cấu tổ chức
1. Hội đồng quản lý có số lượng thành viên từ 05 đến 11 thành viên, gồm Chủ tịch và các thành viên.
2. Cơ cấu Hội đồng quản lý gồm có:
a) Người đứng đầu, một số cấp phó của người đứng đầu, đại diện một số phòng, ban, tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập, gồm đại diện của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có); làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Điều 8. Quan hệ công tác của Hội đồng quản lý
1. Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 03/2016/TT-BNV.
2. Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với cơ quan quản lý cấp trên thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư số 03/2016/TT-BNV.
Chương IV
TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ; BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ
Điều 9. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản lý
1. Thành viên Hội đồng quản lý phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Là công chức hoặc viên chức và đủ tuổi công tác ít nhất một nhiệm kỳ đối với bổ nhiệm lần đầu. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý xem xét, quyết định;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để đảm nhận chức vụ;
c) Không trong thời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử, không trong thời gian bị thi hành kỷ luật; không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật;
d) Có trình độ từ đại học trở lên;
đ) Không phải là cha/mẹ vợ, cha/mẹ chồng, vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập;
e) Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và tiêu chuẩn của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý.
Điều 10. Bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
1. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý bổ nhiệm.
2. Nhiệm kỳ của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý là 05 (năm) năm.
3. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý được thực hiện theo quy định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý.
Điều 11. Bổ nhiệm lại thành viên Hội đồng quản lý
Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý được xem xét bổ nhiệm lại khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:
1. Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 Thông tư này tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại.
2. Còn ít nhất đủ 02 năm công tác tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định của pháp luật (trường hợp còn dưới 02 năm công tác sẽ được xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ).
Điều 12. Miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản lý
1. Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý đương nhiên không còn là thành viên Hội đồng quản lý khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nghỉ hưu theo quy định của pháp luật;
b) Bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực của pháp luật.
2. Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý được miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chuyển công tác khác;
b) Không đủ sức khỏe để đảm nhiệm công việc được giao;
c) Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi giữ chức vụ và được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
3. Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý bị bãi nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không hoàn thành nhiệm vụ được giao;
b) Có trên 50% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý kiến nghị bằng văn bản.
4. Hội đồng quản lý có trách nhiệm xem xét, quyết nghị việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý và gửi hồ sơ đề nghị đến cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quyết định.
Điều 13. Thay thế, bổ sung thành viên
Trường hợp cần thay thế, bổ sung thành viên, Hội đồng quản lý căn cứ tiêu chuẩn của thành viên và cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý để lựa chọn và trình cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý xem xét, quyết định.
Điều 14. Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý
1. Phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý.
2. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp Hội đồng quản lý.
3. Ký ban hành các quyết định, nghị quyết của Hội đồng quản lý; giám sát việc thực hiện các quyết định, nghị quyết của Hội đồng quản lý và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên.
4. Ủy quyền bằng văn bản cho 01 thành viên Hội đồng quản lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý khi Chủ tịch Hội đồng quản lý vắng mặt.
5. Lãnh đạo, điều hành Hội đồng quản lý hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 6 Thông tư này và quy định pháp luật.
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản lý
1. Tham gia và cho ý kiến về những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản lý tại các cuộc họp của Hội đồng quản lý.
2. Giám sát việc thực hiện các quyết định, nghị quyết của Hội đồng quản lý và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên.
3. Góp ý kiến bằng văn bản về những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản lý khi Hội đồng quản lý không tổ chức họp.
4. Bảo mật thông tin được cung cấp theo quy định.
5. Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng quản lý phân công hoặc ủy quyền.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 02 năm 2019.
Điều 17. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./. /
Nơi nhận: | KT. THỐNG ĐỐC |
Tham khảo thêm
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Toán 2024
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Ngữ Văn 2024
Thông tư 110/2018/TT-BTC
Bảng lương cán bộ, công chức năm 2024
Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Thông tư 43/2018/TT-BYT
Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông mới
Thông tư 38/2018/TT-BYT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Y tế
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tải file định dạng .doc
04/01/2019 10:49:24 SA
Gợi ý cho bạn
-
Quyết định 1124/QĐ-NHNN 2023 mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam
-
Thông tư 31/2018/TT-NHNN
-
Thông tư 16/2023/TT-BTC về hướng dẫn về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp
-
Nghị định 20/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về quản lý, sử dụng vốn ODA
-
Luật Giá 2023 số 16/2023/QH15
-
Thông tư 12/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư 107/2020/TT-BTC
-
Thông tư 66/2024/TT-BTC quy định chức danh nghề nghiệp chuyên ngành kế toán
-
Thông tư 14/2023/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam
-
Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội
-
Nghị quyết 528/2018/UBTVQH14
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác