Thông tư số 141/2010/TT-BTC

Thông tư số 141/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn việc cho vay lại và trả nợ vốn vay do Bộ Tài chính huy động cho dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất.

BỘ TÀI CHÍNH

----------------------

Số: 141/2010/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------

Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2010

THÔNG TƯ
Hướng dẫn việc cho vay lại và trả nợ vốn vay do Bộ Tài chính
huy động cho dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất
--------------------------------

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;

Căn cứ Quyết định số 546/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh dự án đầu tư Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2951/VPCP-KTTH ngày 01 tháng 6 năm 2006 về việc thu xếp khoản vốn 1.000 triệu Đô la Mỹ cho dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất;

Bộ Tài chính hướng dẫn việc cho vay lại và trả nợ vốn vay do Bộ Tài chính huy động cho dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất (sau đây gọi tắt là Dự án) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (sau đây gọi tắt là Người vay lại) như sau:

Điều 1. Nguồn vốn huy động

1. Nguồn vốn huy động cho dự án có trị giá là 1 tỷ USD, bao gồm:

a) 700 triệu USD từ nguồn vốn phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ đáo hạn vào tháng 1/2020, lãi suất tại thời điểm phát hành 6,95% năm, lãi suất danh nghĩa 6,75%/năm, trả 6 tháng/1lần; gốc trả 1 lần khi đáo hạn;

b) 300 triệu USD vay của Ngân hàng BNP Paribas, thời hạn 13 năm, từ ngày 30/01/2007 đến ngày 29/01/2009 theo lãi suất thả nổi Libor+ 2%/năm, từ ngày 30/01/2009 theo lãi suất cố định 3,3% năm; gốc và lãi trả 6 tháng/1 lần, ân hạn trả nợ gốc là 3 năm.

2. Nguồn vốn huy động nêu ở Khoản 1, Điều này được Bộ Tài chính ghi thu ngân sách và ghi chi cho Người vay lại (sau đây gọi tắt là Khoản cho vay lại) và người vay lại có trách nhiệm hoàn trả tiền gốc, lãi khác theo các quy định tại Thông tư này.

Điều 2. Cơ quan cho vay lại

1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Bộ Tài chính ủy quyền làm Cơ quan cho vay lại. Bộ Tài chính ký hợp đồng ủy quyền cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện cho vay lại theo đúng quy định hiện hành về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và quy định tại Thông tư này.

2. Cơ quan cho vay lại có trách nhiệm thực hiện việc giám sát sử dụng vốn vay theo đúng quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ và báo cáo khả thi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thu hồi nợ từ Người vay lại để hoàn trả Bộ Tài chính theo các quy định tại Thông tư này.

3. Phí quản lý của Cơ quan cho vay lại:

a) Cơ quan cho vay lại được hưởng phí quản lý bằng 0,05%/năm tính trên số dư nợ vốn vay bình quân trong năm của dự án.

b) Phí quản lý được Bộ Tài chính cấp bằng đồng Việt Nam (theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính thông báo tại thời điểm cấp) từ Ngân sách Nhà nước trong dự toán chi cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý hàng năm theo đề nghị của Cơ quan cho vay lại.

Điều 3. Điều kiện cho vay lại

1. Thời hạn cho vay lại là 16 năm kể từ ngày nhận khoản vay đầu tiên, trong đó thời gian ân hạn gốc là 4 năm.

2. Đồng tiền cho vay lại và trả nợ gốc, lãi là đồng Đô la Mỹ (USD).

3. Lãi suất cho vay lại:

a) Lãi suất cho vay lại là 3,6%/năm và được giữ nguyên trong suốt thời hạn cho vay của Dự án.

b) Lãi suất nợ quá hạn bằng lãi suất phát hành trái phiếu quốc tế năm 2010 của Chính phủ cộng 1,2%.

Điều 4. Trả nợ gốc và lãi cho khoản cho vay lại

1. Việc trả lãi được thực hiện hàng quý theo các quy định cụ thể trong trong Hợp đồng tín dụng ký giữa Cơ quan cho vay lại và Người vay lại.

2. Sau thời gian ân hạn việc trả nợ gốc được thực hiện hàng quý vào cùng thời điểm trả nợ lãi theo quy định cụ thể trong Hợp đồng tín dụng ký giữa Cơ quan cho vay lại và Người vay lại.

3. Đến hạn trả nợ, nếu Người vay lại không trả được nợ (bao gồm cả gốc và lãi) thì Cơ quan cho vay lại chuyển toàn bộ số nợ đến hạn trả nhưng chưa trả sang nợ quá hạn ngay từ ngày tiếp sau ngày đáo hạn và áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn quy định tại Tiết b, Khoản 3, Điều 3 của Thông tư này.

Đánh giá bài viết
1 50
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi