Thông tư 38/2016/TT-NHNN về phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi trong hoạt động nhận tiền gửi và cho vay

Tải về

Thông tư 38/2016/TT-NHNN - Phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi trong hoạt động nhận tiền gửi và cho vay

Từ ngày 15/02/2017, Thông tư 38/2016/TT-NHNN hướng dẫn tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi và cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng và các tổ chức khác sẽ có hiệu lực. Việc tính lãi của các hợp đồng cho vay, tiền gửi ký trước ngày 15/02/2017 được tiếp tục thực hiện theo Quyết định 652.

Thông tư 315/2016/TT-BTC về quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước

Thông tư số 29/2011/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet

Thông tư 41/2015/TT-NHNN sửa đổi Mức duy trì số dư tiền gửi của tổ chức tín dụng nhà nước

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 38/2016/TT-NHNN Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ HẠCH TOÁN THU, TRẢ LÃI TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI VÀ CHO VAY GIỮA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÁC

Căn cứ Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 08/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ kế toán áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi trong hoạt động nhận tiền gửi và cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tổ chức tín dụng và các tổ chức khác.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về:

1. Phương pháp tính và hạch toán các khoản trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tiền gửi của các tổ chức khác tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Phương pháp tính và hạch toán các khoản thu lãi cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng).

3. Các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được gửi tiền tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tổ chức khác).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tiền gửi của tổ chức tín dụng bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước.

2. Tiền gửi của tổ chức khác là tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước của tổ chức khác.

3. Số tiền lãi là số tiền tổ chức tín dụng trả cho Ngân hàng Nhà nước về việc sử dụng số tiền đã vay hoặc số tiền Ngân hàng Nhà nước trả cho tổ chức tín dụng, tổ chức khác về việc nhận số tiền đã gửi.

4. Số dư tính lãi tiền gửi của tổ chức tín dụng là số dư tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc hoặc là số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc được tính theo quy định về dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

5. Số dư tiền gửi của tổ chức khác là số tiền thực tế mà tổ chức khác gửi tại Ngân hàng Nhà nước.

6. Thời hạn tính lãi là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày Ngân hàng Nhà nước giải ngân khoản vay đến ngày thu hết nợ gốc và lãi hoặc từ ngày tiếp theo liền kề ngày Ngân hàng Nhà nước nhận tiền đến ngày trả hết nợ gốc và lãi.

7. Kỳ tính lãi là khoảng thời gian trong thời hạn tính lãi mà Ngân hàng Nhà nước dùng để tính số tiền lãi tiền gửi, tiền vay đối với tổ chức tín dụng và tổ chức khác.

8. Số dư thực tế tiền vay bao gồm số dư Nợ gốc trong hạn, số dư Nợ gốc quá hạn, số lãi chậm trả sử dụng để tính lãi theo thỏa thuận tại hợp đồng vay và theo quy định của pháp luật.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NHẬN TIỀN GỬI CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Điều 4. Phương pháp tính lãi tiền gửi của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng tính số tiền lãi của từng kỳ tính lãi như sau:

Số tiền lãi tiền gửi = ∑(Số dư tính lãi tiền gửi của tổ chức tín dụng x Số ngày duy trì dự trữ bắt buộc x Lãi suất)/365

Trong đó:

  • Số ngày duy trì dự trữ bắt buộc: là số ngày áp dụng cùng một mức lãi suất của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc trong kỳ tính lãi.
  • Lãi suất: là mức lãi suất tiền gửi của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ (được tính theo tỷ lệ %/năm).

Điều 5. Ngân hàng Nhà nước trả lãi tiền gửi của tổ chức tín dụng

Việc trả lãi tiền gửi dự trữ bắt buộc hoặc lãi tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng.

Mục 2. NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NHẬN TIỀN GỬI CỦA TỔ CHỨC KHÁC

Điều 6. Phương pháp tính lãi tiền gửi của tổ chức khác

Ngân hàng Nhà nước và tổ chức khác tính số tiền lãi của từng kỳ tính lãi như sau:

1. Số tiền lãi của một ngày được tính theo công thức như sau:

Số tiền lãi ngày = Số dư tiền gửi của tổ chức khác đầu ngày x Lãi suất/365

Số tiền lãi trong kỳ tính lãi bằng (=) tổng số tiền lãi ngày của toàn bộ các ngày trong kỳ tính lãi.

2. Đối với trường hợp có số ngày duy trì số dư tiền gửi nhiều hơn một (01) ngày trong kỳ tính lãi, Ngân hàng Nhà nước và tổ chức khác tính lãi theo công thức rút gọn sau:

Số tiền lãi = ∑(Số dư tiền gửi của tổ chức khác đầu ngày duy trì x Số ngày duy trì số dư tiền gửi x Lãi suất)/365

Trong đó: Số ngày duy trì số dư tiền gửi là số ngày mà số dư tiền gửi của tổ chức khác không thay đổi.

3. Lãi suất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là mức lãi suất tiền gửi của tổ chức khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ (được tính theo tỷ lệ %/năm).

Điều 7. Ngân hàng Nhà nước trả lãi tiền gửi của tổ chức khác

Việc trả lãi tiền gửi của tổ chức khác thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Mục 3. NGHIỆP VỤ CHO VAY

Điều 8. Thời điểm chuyển sang nợ quá hạn

Đến cuối ngày đến hạn phải trả một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi theo thỏa thuận trên hợp đồng mà tổ chức tín dụng chưa trả hết nợ gốc và/hoặc lãi cho Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chuyển sang theo dõi quá hạn số tiền gốc và/hoặc lãi đến hạn chưa trả của tổ chức tín dụng.

Điều 9. Phương pháp tính lãi tiền vay

1. Lãi tiền vay bao gồm lãi tính trên số dư Nợ gốc trong hạn, số dư Nợ gốc quá hạn, số lãi chậm trả.

2. Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng tính số tiền lãi của từng kỳ tính lãi như sau:

a) Số tiền lãi của một ngày được tính theo công thức như sau:

Số tiền lãi ngày = ∑(Số dư thực tế tiền vay đầu ngày x Lãi suất)/365

Số tiền lãi trong kỳ tính lãi bằng (=) tổng số tiền lãi ngày của toàn bộ các ngày trong kỳ tính lãi.

b) Đối với các khoản vay có số ngày duy trì số dư thực tế tiền vay nhiều hơn một (01) ngày trong kỳ tính lãi, Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng tính lãi theo công thức rút gọn sau:

Số tiền lãi = ∑(Số dư thực tế tiền vay đầu ngày duy trì x Số ngày duy trì số dư thực tế tiền vay x Lãi suất)/365

Trong đó: Số ngày duy trì số dư thực tế tiền vay là số ngày mà số dư thực tế tiền vay không đổi trong kỳ tính lãi.

3. Lãi suất quy định tại khoản 2 Điều này là mức lãi suất áp dụng cho số dư Nợ gốc trong hạn, số dư Nợ gốc quá hạn, số lãi chậm trả theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước (được tính theo tỷ lệ %/năm).

Đánh giá bài viết
1 396
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm