Thông tư 315/2016/TT-BTC về quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước

Tải về

Thông tư 315/2016/TT-BTC - Quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước

Thông tư 315/2016/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước (KBNN) mở tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và các ngân hàng thương mại (NHTM) để thực hiện thu, chi ngân quỹ nhà nước. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2017 và bãi bỏ Quyết định số 1163 TC/QĐ/KBNN.

Thông tư 40/2016/TT-BTC Quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Thông tư 39/2016/TT-BTC về kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 315/2016/TT-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2016

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC MỞ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước (KBNN) mở tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và các ngân hàng thương mại (NHTM) để thực hiện thu, chi ngân quỹ nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các đơn vị KBNN bao gồm: KBNN (Trung ương), Sở Giao dịch KBNN, KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là KBNN cấp tỉnh), KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, phòng Giao dịch KBNN thuộc KBNN cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là KBNN cấp huyện).

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Các loại tài khoản của Kho bạc Nhà nước

1. Tài khoản thanh toán tổng hợp của Sở Giao dịch KBNN mở tại Sở Giao dịch NHNN Việt Nam: Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán chung của tất cả các đơn vị KBNN qua kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng. Cuối ngày, tại Sở Giao dịch KBNN, tài khoản này luôn có số dư Nợ.

2. Tài khoản thanh toán tổng hợp của Sở Giao dịch KBNN mở tại NHTM ở Trung ương: Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán chung cho tất cả các đơn vị KBNN có mở tài khoản tại cùng hệ thống NHTM qua kênh thanh toán song phương điện tử. Cuối ngày, tại Sở Giao dịch KBNN, tài khoản này luôn có số dư Nợ.

3. Tài khoản thanh toán của KBNN cấp tỉnh mở tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cùng địa bàn tỉnh (nếu có): Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, được sử dụng để thanh toán bù trừ điện tử và đáp ứng nhu cầu nộp, rút tiền mặt của KBNN cấp tỉnh.

4. Tài khoản thanh toán của các đơn vị KBNN (Sở Giao dịch KBNN, KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện) mở tại NHTM: Là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, được sử dụng để tập trung các khoản thu, thực hiện thanh toán chi trả các khoản chi của ngân quỹ nhà nước.

5. Tài khoản chuyên thu của các đơn vị KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện mở tại NHTM trên cùng địa bàn tỉnh, huyện: Là tài khoản thanh toán của KBNN, được sử dụng để tập trung các khoản thu của ngân sách nhà nước (NSNN).

Điều 4. Nơi mở tài khoản của Kho bạc Nhà nước

1. Đối với Sở Giao dịch KBNN:

a) Mở tài khoản thanh toán tổng hợp bằng đồng Việt Nam (VNĐ) và bằng ngoại tệ tại Sở Giao dịch NHNN Việt Nam;

b) Mở tài khoản thanh toán tổng hợp và tài khoản thanh toán bằng VNĐ tại các NHTM ở Trung ương;

c) Mở tài khoản thanh toán tổng hợp và tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại các NHTM ở Trung ương.

2. Đối với KBNN cấp tỉnh:

a) Mở 01 (một) tài khoản thanh toán bằng VNĐ tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cùng địa bàn tỉnh;

b) Mở tài khoản chuyên thu bằng VNĐ tại chi nhánh NHTM trên cùng địa bàn tỉnh để tập trung các khoản thu NSNN qua KBNN;

c) Mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại một chi nhánh NHTM hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cùng địa bàn tỉnh để tập trung các khoản thu và thanh toán, chi trả các khoản chi ngân quỹ nhà nước bằng ngoại tệ (chỉ đối với địa bàn có phát sinh thu hoặc chi NSNN bằng ngoại tệ).

3. Đối với KBNN cấp huyện:

a) Mở 01 (một) tài khoản thanh toán bằng VNĐ tại một chi nhánh hoặc phòng giao dịch của NHTM trên cùng địa bàn huyện đã tham gia thanh toán song phương điện tử với KBNN để tập trung các khoản thu và thanh toán, chi trả các khoản chi ngân quỹ nhà nước bằng VNĐ.

Việc mở tài khoản thanh toán của KBNN cấp huyện tại phòng giao dịch của NHTM chỉ được thực hiện tại những phòng giao dịch của NHTM được tổ chức theo mô hình 2 cấp (Hội sở chính và các chi nhánh cấp 1 trực thuộc; không có chi nhánh cấp 2).

Trường hợp tại địa bàn huyện nơi KBNN cấp huyện đóng trụ sở không có NHTM đã tham gia thanh toán song phương điện tử với KBNN, thì KBNN cấp huyện được mở 01 (một) tài khoản thanh toán bằng VNĐ tại một NHTM khác địa bàn huyện nơi thuận tiện giao dịch nhất và đã tham gia thanh toán song phương điện tử với KBNN hoặc tại một NHTM trên cùng địa bàn huyện chưa tham gia thanh toán song phương điện tử với KBNN (đối với những địa bàn huyện ở vùng sâu, vùng xa). Khi trên địa bàn huyện có chi nhánh hoặc phòng giao dịch của NHTM đã tham gia thanh toán song phương điện tử với KBNN, thì KBNN cấp huyện phải làm thủ tục đóng và tất toán tài khoản thanh toán bằng VNĐ nêu trên trong thời gian sớm nhất; đồng thời, làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng VNĐ tại chi nhánh hoặc phòng giao dịch của NHTM trên cùng địa bàn huyện đã tham gia thanh toán song phương điện tử với KBNN.

b) Mở tài khoản chuyên thu bằng VNĐ tại chi nhánh NHTM hoặc phòng giao dịch NHTM trên cùng địa bàn huyện để tập trung các khoản thu NSNN.

Điều 5. Sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước

1. Nội dung sử dụng tài khoản:

a) Tài khoản thanh toán tổng hợp của Sở Giao dịch KBNN mở tại Sở Giao dịch NHNN Việt Nam được sử dụng để thực hiện các khoản thu, chi ngân quỹ nhà nước của Sở Giao dịch KBNN và KBNN cấp tỉnh qua kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng; các khoản thu, chi liên quan đến quản lý nợ; các giao dịch điều hành số dư tài khoản để đảm bảo khả năng thanh toán của KBNN tại Sở Giao dịch NHNN Việt Nam và các hệ thống NHTM; các giao dịch sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt theo chế độ quy định;

b) Tài khoản thanh toán tổng hợp của Sở Giao dịch KBNN mở tại NHTM ở Trung ương được sử dụng để thực hiện các giao dịch quyết toán cuối ngày số thu, chi ngân quỹ nhà nước từ các tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu của các đơn vị KBNN (Sở Giao dịch KBNN, KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện) tại NHTM theo chế độ quy định;

c) Tài khoản thanh toán của Sở Giao dịch KBNN mở tại NHTM được sử dụng để thực hiện các khoản thu, chi ngân quỹ nhà nước; thực hiện các giao dịch quyết toán cuối ngày số thu, chi phát sinh trên tài khoản về tài khoản thanh toán tổng hợp của Sở Giao dịch KBNN tại cùng hệ thống NHTM; thực hiện các giao dịch sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt theo chế độ quy định; các giao dịch điều hành số dư tài khoản để đảm bảo khả năng thanh toán của KBNN tại Sở Giao dịch NHNN Việt Nam và các hệ thống NHTM;

Đánh giá bài viết
1 227
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm