Thông tư 329/2016/TT-BTC

Tải về

Thông tư 329/2016/TT-BTC - Bảo hiểm bắt buộc trong
hoạt động đầu tư xây dựng

Thông tư 329/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2017.

Thông tư 42/2016/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

Quyết định 959/QĐ-BHXH về Quy định thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 329/2016/TT-BTC Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 119/2015/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 11 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn:

1. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm và chế độ tài chính, chế độ báo cáo đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm: bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng, bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.

2. Việc triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Chủ đầu tư xây dựng, nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng).

2. Nhà thầu tư vấn.

3. Nhà thầu thi công xây dựng.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi là "doanh nghiệp bảo hiểm"), doanh nghiệp tái bảo hiểm.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Bàn giao là việc bàn giao công trình xây dựng quy định tại Điều 124 Luật xây dựng.

2. Bên mua bảo hiểm là các tổ chức, cá nhân sau đây:

a) Chủ đầu tư (đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng).

b) Nhà thầu tư vấn (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).

c) Nhà thầu thi công xây dựng (đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường).

3. Bên thứ ba (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng) là bên bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản có liên quan đến việc thiết kế xây dựng, khảo sát xây dựng, trừ doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm

4. Bệnh nghề nghiệp là bệnh được quy định tại Điều 143 Bộ luật lao động.

5. Chủ đầu tư là chủ đầu tư xây dựng hoặc nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng).

6. Chủ đầu tư xây dựng là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp (trừ các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước) theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là Nghị định số 119/2015/NĐ-CP).

7. Công trình trong thời gian xây dựng là công trình xây dựng quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật xây dựng.

8. Đưa vào sử dụng là việc đưa công trình xây dựng vào vận hành, khai thác.

9. Mức khấu trừ là số tiền cố định hoặc tỷ lệ phần trăm (%) của số tiền bồi thường bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm, cụ thể như sau:

a) Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Mức khấu trừ quy định tại tiết c điểm 1 khoản I Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư này) hoặc tiết c điểm 1 khoản II Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư này).

b) Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Mức khấu trừ quy định tại điểm b khoản 1 Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.

10. Nhà thầu tư vấn là nhà thầu tư vấn khảo sát xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.

11. Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục công trình quy định tại khoản 1 Điều này.

12. Người được bảo hiểm là các tổ chức, cá nhân sau đây:

a) Chủ đầu tư xây dựng, nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (nhà thầu chính và nhà thầu phụ), các tổ chức, cá nhân khác có quyền và lợi ích liên quan đến công trình trong thời gian xây dựng (đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng).

b) Nhà thầu tư vấn, các tổ chức, cá nhân khác tham gia vào công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của nhà thầu tư vấn (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).

c) Nhà thầu thi công xây dựng, bao gồm nhà thầu chính và nhà thầu phụ (đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường).

13. Người lao động là các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động.

14. Tai nạn lao động là tai nạn được quy định tại Điều 142 Bộ luật lao động.

15. Sự cố công trình xây dựng là sự cố quy định tại khoản 34 Điều 3 Luật xây dựng.

Điều 4. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

1. Quy tắc bảo hiểm là tập hợp các quy định cấu thành các điều khoản bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định tại Thông tư này.

2. Điều khoản bảo hiểm là nội dung cụ thể của các quy định đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, bao gồm:

a) Điều khoản bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng.

b) Điều khoản bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng.c) Điều khoản bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.

3. Biểu phí bảo hiểm, phụ phí bảo hiểm được quy định như sau:

a) Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường: Quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Ngoài việc tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo điều khoản bảo hiểm, phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mở rộng điều khoản bảo hiểm, số tiền bảo hiểm cao hơn và phí bảo hiểm tương ứng tại hợp đồng bảo hiểm phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 5. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất sau:

a) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý, như:

  • Tổn thất phát sinh do bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch.
  • Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường trong trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).
  • Tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đối với công trình xây dựng (quy định này chỉ áp dụng đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng).
  • Tổn thất phát sinh do nhà thầu tư vấn cố ý lựa chọn phương pháp thi công, tính toán, đo đạc, thiết kế, sử dụng vật liệu chưa được thử nghiệm, tư vấn sử dụng các chất amiăng hoặc các nguyên liệu có chứa chất amiăng (quy định này chỉ áp dụng đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).

b) Tổn thất không mang tính ngẫu nhiên, như:

  • Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ôxy hóa, mục rữa, kết tạo vẩy cứng (như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện tượng tương tự khác), khuyết tật của nguyên vật liệu (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư này).
  • Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ôxy hóa, khuyết tật của nguyên vật liệu (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư này).
Đánh giá bài viết
1 16.332
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm