Thông tư 196/2015/TT-BTC Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bay qua vùng trời

Thông tư 196/2015/TT-BTC Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bay qua vùng trời

Thông tư 196/2015/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bay qua vùng trời Việt Nam được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng hoặc quản lý tàu bay thực hiện chuyến bay qua vùng trời Việt Nam (sau đây gọi chung là người khai thác tàu bay), tổ chức cung cấp dịch vụ điều hành bay qua vùng trời Việt Nam, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 16/1/2016 và áp dụng từ năm tài chính 2016.

Sinh ra trên máy bay, khai nơi sinh là nơi nào?

Nghị định 125/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay

Nghị định 102/2015/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay

BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 196/2015/TT-BTCHà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BAY QUA VÙNG TRỜI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi bổ sụng một số điều của Luật Hàng không dân dụng ngày 21 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Pháp lệnh Phí và Lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bay qua vùng trời Việt Nam.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bay qua vùng trời Việt Nam.

2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng hoặc quản lý tàu bay thực hiện chuyến bay qua vùng trời Việt Nam (sau đây gọi chung là người khai thác tàu bay), tổ chức cung cấp dịch vụ điều hành bay qua vùng trời Việt Nam, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Trọng tải cất cánh tối đa (MTOW): là trọng tải cất cánh tối đa ghi trong Tài liệu khai thác (Operation Specification) của từng tàu bay.

2. Cự ly điều hành bay qua vùng trời Việt Namtính từ điểm bayvào đến điểm bay ra khỏi đường hàng không thuộc vùng trời Việt Nam.

3. Cự ly điều hành bay qua vùng trời Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý tính từ điểm bay vào đến điểm bay ra khỏi đường hàng không do Việt Nam quản lý.

4. Chuyến bay thường lệ: là chuyến bay vận chuyển thương mại được thực hiện đều đặn theo lịch bay được công bố trên hệ thống bán vé đặt chỗ của người vận chuyển.

5. Chuyến bay không thường lệ: là chuyến bay vận chuyển thương mại không phải là chuyến bay thường lệ như quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Chuyến bay công vụ: là chuyến bay của tàu bay quân sự, tàu bay chuyên dụng của lực lượng hải quan, công an và chuyến bay của các tàu bay dân dụng sử dụng hoàn toàn cho mục đích công vụ nhà nước.

7. Chuyến bay chuyên cơ: là chuyến bay được sử dụng hoàn toàn riêng biệt hoặc kết hợp vận chuyển thương mại và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc thông báo theo quy định tại Nghị định số 03/2009/NĐ-CP ngày 09/01/2009 của Chính phủ về công tác đảm bảo chuyến bay chuyên cơ.

8. Chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam: là chuyến bay chuyên cơ do hãng hàng không của Việt Nam hoặc do đơn vị của Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện trong, ngoài lãnh thổ Việt Nam.

9.Chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài: là chuyến bay chuyên cơ do hãng hàng không nước ngoài hoặc do các cơ quan, tổ chức khác của nước ngoài thực hiện bay qua lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Đối tượng chịu phí

1. Chuyến bay thường lệ;

2. Chuyến bay không thường lệ;

3. Chuyến bay chuyên cơ kết hợp vận chuyển thương mại (được áp dụng như chuyến bay thường lệ hoặc chuyến bay không thường lệ theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 2 Thông tư này).

Điều 4. Đối tượng không chịu phí

Các chuyến bay bay qua vùng trời Việt Nam không vì mục đích thương mại, bao gồm:

1. Chuyến bay chuyên cơ (không bao gồm chuyến bay chuyên cơ kết hợp vận chuyển thương mại);

2. Chuyến bay công vụ;

3. Chuyến bay tìm kiếm cứu nạn, vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo, cứu trợ lũ lụt, thiên tai và làm nhiệm vụ nhân đạo khác.

Điều 5. Mức thu phí bay qua vùng trời Việt Nam

1. Mức thu phí đối với chuyến bay thường lệ

a) Đối với chuyến bay qua vùng trời Việt Nam

Mức thu phí đối với chuyến bay qua vùng trời Việt Nam

b) Đối với chuyến bay qua vùng trời Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý

Mức thu phí bay qua vùng trời Việt Nam

2. Đối với chuyến bay không thường lệ: Áp dụng mức thu phí bằng 120% mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 6. Tổ chức thu, quản lý, nộp ngân sách nhà nước phí bay qua vùng trời Việt Nam.

1. Phí bay qua vùng trời Việt Nam là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam có trách nhiệm thu phí, nộp 100% vào Ngân sách trung ương và hạch toán vào tiểu mục 2316, chương 021. Chi phí phục vụ cho công tác tổ chức thu phí bay qua vùng trời Việt Nam được bù đắp từ các khoản doanh thu giá dịch vụ của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.

2. Trách nhiệm của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam:

a) Xác định danh mục đường hàng không bay qua vùng trời Việt Nam, đường hàng không bay qua vùng trời Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.

b) Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam có trách nhiệm thu đúng, thu đủ và kịp thời phí bay qua vùng trời Việt Nam.

c) Căn cứ số chuyến bay thuộc đối tượng chịu phí bay qua vùng trời Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thực hiện hạch toán số phải thu phí bay qua vùng trời Việt Nam thuộc Ngân sách nhà nước theo đúng quy định.

d) Hàng tháng, trong vòng 20 ngày đầu của tháng tiếp theo, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam có trách nhiệm kê khai với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở chính và nộp vào Ngân sách trung ương số tiền phí bay qua vùng trời Việt Nam đã thực thu được trong tháng (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh giữa ngày Tổng công ty thu được tiền của khách hàng và ngày phát hành hóa đơn được quy đổi theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi Tổng công ty mở tài khoản) theo đúng quy định.

3. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm công bố danh mục đường hàng không bay qua vùng trời Việt Nam, đường hàng không bay qua vùng trời Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.

4. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam được xử lý giảm trừ vào số phải thu phí bay qua vùng trời đối với những khoản phí phải thu không có khả năng thu hồi trong các trường hợp quá hạn 03 năm như sau:

a) Người khai thác tàu bay bị phá sản;

b) Khách hàng đã dừng khai thác bay qua vùng trời Việt Nam.

Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam có trách nhiệm tiếp tục theo dõi các khoản nợ sau khi xử lý trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì nộp toàn bộ vào Ngân sách trung ương theo quy định.

Đánh giá bài viết
1 35
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo