Mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính 2024
Báo cáo tài chính nộp muộn xử lý thế nào?
Vào cuối năm các bạn kế toán trong doanh nghiệp thường rất bận rộn để hoàn thành các công việc cuối năm như báo cáo tài chính, báo cáo thuế,... Nhưng nhiều kế toán còn lúng túng trong việc lập kế hoạch làm việc cho bản thân. Hoatieu.vn xin chia sẻ tới các bạn về thời hạn nộp Báo cáo tài chính và nộp cho những cơ quan nào?
1. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Tại khoản 1, 2 Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:
"1. Đối với doanh nghiệp nhà nước
a) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:
Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;
Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
b) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:
Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
2. Đối với các loại doanh nghiệp khác
a) Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
b) Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định."
Như vậy, Doanh nghiệp nhà nước nộp BCTC quý chậm nhất là ngày 20 kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo quý. Chậm nhất ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo năm.
- Công ty mẹ, tổng công ty nhà nước chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo quý.
- Đơn vị kế toán phụ thuộc Tổng công ty nhà nước phụ thuộc vào thời hạn yêu cầu của Công ty mẹ, Tổng công ty quy đinh.
- Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh nộp báo cáo chậm nhật là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo năm.
- Doanh nghiệp khác thời hạn nộp chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo năm.
Lưu ý: Theo qui định trên, nếu các bạn nộp chậm hơn qui định thì sẽ bị phạt hành vi chậm nộp.
2. Nơi nhận báo cáo tài chính
"1. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và nộp Báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).
– Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm).
– Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp Báo cáo tài chính cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.
Các doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp Báo cáo tài chính cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).
Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp Báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.
Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán Báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đí nh kèm báo cáo kiểm toán vào Báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.
Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải nộp Báo cáo tài chính là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, ngoài các cơ quan nơi doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tài chính theo quy định trên, doanh nghiệp còn phải nộp Báo cáo tài chính cho các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện quyền của chủ sở hữu theo Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu."
Theo quy định trên các doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tài chính cho những cơ quan sau:
- Cơ quan thuế,
- Cơ quan thống kê,
- Doanh nghiệp cấp trên (nếu có),
- Cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp thêm cả cơ quan tài chính
- Doanh nghiệp có tham gia thị trường chứng khoán, nộp thêm cho Ủy ban Chứng khoán
3. Mức xử phạt hành vi nộp chậm báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê
Theo qui định, nếu các bạn không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê tại địa bàn doanh nghiệp hoạt động đúng thời hạn qui định sẽ bị phạt hành chậm nộp cụ thể như sau:
Theo Nghị định 95/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê:
3.1. Mức cảnh cáo:
- Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 5 ngày đối với báo cáo thống kê tháng
- Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 10 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC quý (6 tháng, 9 tháng)
- Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 15 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC năm
3.2. Phạt từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ hành vi sau:
- Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 5 ngày đến 10 ngày đối với báo cáo thống kê tháng
- Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 10 ngày đến 15 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC quý (6 tháng, 9 tháng)
- Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 15 ngày đến 20 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC năm
3.3. Phạt từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ đối với các hành vi sau:
- Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 10 ngày đến 15 ngày đối với báo cáo thống kê tháng
- Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 15 ngày đến 20 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC quý (6 tháng, 9 tháng)
- Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 20 ngày đến 30 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC năm
3.4. Phạt từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với các hành vi sau:
- Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 20 ngày đến 30 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC quý (6 tháng, 9 tháng)
- Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 30 ngày đến 45 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC năm
3.5. Phạt từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ đối với các hành vi sau:
- Hành vi nộp không nộp báo cáo thống kê tháng sau 15 ngày
- Hành vi không nộp báo cáo thống kê, BCTC quý (6 tháng, 9 tháng) sau 30 ngày
- Hành vi không nộp báo cáo thống kê, BCTC năm sau 45 ngày.
4. Mức phạt không nộp báo cáo tài chính
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi không nộp báo cáo tài chính quy định như sau:
Điều 12. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
Như vậy, đối với trường hợp không nộp báo cáo tài chính thì sẽ bị xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
5. Mức phạt nộp chậm, không nộp báo cáo kiểm toán
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP:
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
.............
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.
Như vậy, với hành vi nộp chậm, không nộp báo cáo kiểm toán thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Và còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm.
6. Nộp thiếu thuyết minh báo cáo tài chính có bị phạt không?
Theo quy định của pháp luật thì báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động SXKD
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (không nhất thiết phải nộp)
- Thuyết minh BCTC
- Bảng cân đối tài khoản.
Mức phạt về hành vi nộp thiếu báo cáo tài chính theo quy định Nghị định 41/2018/NĐ-CP đã nêu rõ ở trên.
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính, Mẫu bìa báo cáo tài chính từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Phương Hoa
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Sửa lỗi tờ khai phát sinh lỗi null: Không đọc được nội dung file XML 2024
-
Các trường hợp nhà, đất được miễn lệ phí trước bạ 2024
-
Lệ phí cấp đổi, cấp lại Căn cước công dân 2024
-
Có quyết định hoàn thuế bao lâu nhận được tiền?
-
Lương tháng 13 có phải đóng thuế TNCN?
-
Lương 50 triệu đóng thuế TNCN bao nhiêu?
-
Tiền lương dưới 2 triệu có khấu trừ thuế 10% không?
-
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm thu tiền học phí của học sinh không?
-
Tiền dạy thêm giờ có phải đóng thuế năm 2024 không?
-
Lịch nộp các loại báo cáo thuế năm 2023
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Thuế - Lệ phí
4 cách tra cứu mã số thuế cá nhân online 2024 nhanh, uy tín, miễn phí
Cá nhân có 2 mã số thuế, xử lý thế nào 2024?
Cách khai, nộp lệ phí trước bạ ôtô, xe máy online năm 2024
Hướng dẫn khai báo thuế suất thuế GTGT 8% trên hệ thống VNACCS/VCIS
Niên giám thuế 2024
Phân biệt hóa đơn thương mại và hóa đơn xuất khẩu 2024