Tải Quyết định 22/2023/QĐ-TTg file doc, pdf
Quy định về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù
- Nội dung Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg
- QUYẾT ĐỊNH VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Đối tượng và điều kiện vay vốn
- Điều 4. Phương thức cho vay
- Điều 5. Mục đích sử dụng vốn vay
- Điều 6. Mức vốn cho vay
- Điều 7. Đồng tiền cho vay, trả nợ
- Điều 8. Thời hạn cho vay
- Điều 9. Lãi suất cho vay
- Điều 10. Bảo đảm tiền vay
- Điều 11. Nguồn vốn cho vay
- Điều 12. Phân loại nợ và xử lý nợ bị rủi ro
- Điều 13. Hồ sơ vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn
- Điều 14. Tổ chức thực hiện
- Điều 15. Xử lý vi phạm
- Điều 16. Điều khoản thi hành
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
Quyết định nêu rõ, người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm;
Nội dung Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2023/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng người lao động là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Khách hàng vay vốn là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng vay vốn quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định này.
3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Đối tượng và điều kiện vay vốn
Đối tượng vay vốn và điều kiện vay vốn bao gồm:
1. Đối tượng vay vốn
a) Người chấp hành xong án phạt tù bao gồm người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù quy định tại Luật Thi hành án hình sự và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá;
b) Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù.
2. Điều kiện vay vốn
a) Người chấp hành xong án phạt tù: Có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận theo Mẫu số 01 kèm theo Quyết định này. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm;
b) Cơ sở sản xuất kinh doanh: Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật; sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm a khoản này và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; có phương án vay vốn và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận theo Mẫu số 02 kèm theo Quyết định này.
3. Người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất kinh doanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Phương thức cho vay
1. Đối với người chấp hành xong án phạt tù
a) Thực hiện phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của người chấp hành xong án phạt tù là người đứng tên vay vốn và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì người chấp hành xong án phạt tù trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội;
b) Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội.
2. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh
Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay trực tiếp.
Điều 5. Mục đích sử dụng vốn vay
1. Đối với vay vốn để đào tạo nghề
Chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của người chấp hành xong án phạt tù trong thời gian theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chi phí này bao gồm: Tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập; chi phí ăn, ở, đi lại.
2. Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
Chi phí để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm gồm chi phí cho việc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm.
Điều 6. Mức vốn cho vay
1. Đối với vay vốn để đào tạo nghề
Mức vốn cho vay tối đa là 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.
2. Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
a) Người chấp hành xong án phạt tù: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù;
b) Cơ sở sản xuất kinh doanh: Mức vốn cho vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
Điều 7. Đồng tiền cho vay, trả nợ
Đồng tiền cho vay và trả nợ là đồng Việt Nam.
Điều 8. Thời hạn cho vay
1. Đối với vay vốn để đào tạo nghề
a) Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ;
b) Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù nhận món vay đầu tiên cho đến ngày kết thúc khoá học, kể cả thời gian người chấp hành xong án phạt tù được các cơ sở đào tạo nghề cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có);
c) Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định, như sau:
Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 02 lần thời hạn phát tiền vay.
Đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
2. Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
Thời hạn cho vay tối đa 120 tháng. Thời hạn cho vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét, quyết định trên cơ sở căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn để thỏa thuận với khách hàng vay vốn.
Điều 9. Lãi suất cho vay
1. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ.
2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Điều 10. Bảo đảm tiền vay
1. Người chấp hành xong án phạt tù vay vốn đào tạo nghề và vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.
2. Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn trên 100 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Chính sách xã hội về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay vốn.
Điều 11. Nguồn vốn cho vay
1. Nguồn vốn ngân sách địa phương hàng năm ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội huy động, được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý theo quy định.
3. Các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 12. Phân loại nợ và xử lý nợ bị rủi ro
Thực hiện theo quy định về phân loại nợ và xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 13. Hồ sơ vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn
1. Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn về hồ sơ vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện.
2. Việc gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Tổ chức thực hiện
1. Khách hàng vay vốn có trách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Bộ Công an
a) Chỉ đạo các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến chính sách tại Quyết định này;
b) Chỉ đạo Công an các địa phương phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan tại địa phương tham mưu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù. Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội trong quá trình giám sát vốn vay và thu hồi nợ;
c) Chỉ đạo Công an cấp xã định kỳ vào ngày 05 hằng tháng lập và cung cấp danh sách người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn (theo Mẫu số 01 kèm theo Quyết định này) chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội làm căn cứ cho vay;
d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc tổ chức, thực hiện Quyết định này; đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện và sửa đổi, bổ sung Quyết định này (nếu thấy cần thiết).
3. Bộ Quốc phòng
Chỉ đạo các cơ sở giam giữ phạm nhân thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức việc tuyên truyền chính sách tại Quyết định này.
4. Ngân hàng Chính sách xã hội
a) Hướng dẫn các nội dung tại Điều 13 Quyết định này;
b) Quản lý, huy động và sử dụng nguồn vốn, thực hiện cho vay đúng đối tượng, điều kiện theo quy định của Quyết định này;
c) Phối hợp với các bộ, ngành báo cáo cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cho vay theo quy định tại Quyết định này.
5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Chính sách xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện Quyết định này.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện
a) Hằng năm, xem xét bố trí vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp ngân sách địa phương hàng năm ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay;
c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc xác nhận về đối tượng và điều kiện thụ hưởng chính sách quy định tại Điều 3 Quyết định này;
d) Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Ngân hàng Chính sách xã hội tuyên truyền chính sách; tổ chức, giám sát triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 15. Xử lý vi phạm
Cơ quan, tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách quy định tại Quyết định này để trục lợi, vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải bồi thường, bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 10 năm 2023.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
PHỤ LỤC
(Kèm theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg Ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)
Mẫu số 01 | Danh sách người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội |
Mẫu số 02 | Phương án vay vốn (của cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù) |
........................
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Chính sách của chuyên mục Pháp Luật được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Tải Quyết định 22/2023/QĐ-TTg file pdf
19/08/2023 10:07:35 SA
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Phạm Minh Chính |
Số hiệu: | 22/2023/QĐ-TTg | Lĩnh vực: | Chính sách |
Ngày ban hành: | 17/08/2023 | Ngày hiệu lực: | 10/10/2023 |
Loại văn bản: | Quyết định | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài liên quan
-
Đi xe không chính chủ cần giấy tờ gì năm 2024?
-
12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2024-2025
-
Tải Thông tư 04/2023/TT-BTP file doc, pdf
-
Toàn văn Quy định số 117-QĐ/TW 2023 về xin lỗi và phục hồi quyền lợi của tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan
-
Đăng ký biển số định danh ở đâu?
-
Xe không chính chủ là gì 2024?
-
Gửi tiết kiệm có phải đóng thuế?
-
Phụ lục Thông tư 04/2023/TT-BTP về biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Chính sách
Quyết định số 483/QĐ-TTG
Thông tư 76/2021/TT-BTC hướng dẫn chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
Quyết định 1326/QĐ-LĐTBXH về dự án thúc đẩy quyền của người khuyết tật tại Việt Nam
Quyết định 4291/QĐ-TLĐ 2022 Quy định tiêu chuẩn, định mức chế độ chi tiêu trong cơ quan Công đoàn
Sửa đổi quy định về tinh giản biên chế, về hưu trước tuổi
Công văn 991/BNN-KTHT
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác