Quyết định 1528/QĐ-BTP Chương trình đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Pháp luật

Quyết định 1528/QĐ-BTP - Chương trình đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Pháp luật

Quyết định 1528/QĐ-BTP năm 2016 về Chương trình đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Pháp luật ban hành ngày 15/07/2016. Chương trình được thiết kế để đào tạo người học trở thành cán bộ pháp luật có thể làm tốt công tác Tư pháp cấp xã, cán bộ làm việc trong cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện và cấp tỉnh.

Thông tư 02/2016/TT-TANDTC Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, trung cấp, cao cấp

Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cơ sở Giáo dục phổ thông

BỘ TƯ PHÁP
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1528/QĐ-BTP Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH PHÁP LUẬT

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Thông tư số 22/2014/TT-BGDĐT ngày 09/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT ngày 28/6/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ngành Pháp luật áp dụng đối với đối tượng người học đã tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc Bổ túc trung học phổ thông và Chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ngành Pháp luật áp dụng đối với đối tượng người học đã tốt nghiệp Trung học cơ sở.

Điều 2. Các Chương trình này được sử dụng chung cho các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp. Căn cứ Chương trình này, Hiệu trưởng các Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp của các Trường theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2663/QĐ-BTP ngày 02/11/2010 của Bộ Tư pháp.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Hiệu trưởng các Trường Trung cấp Luật và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
  • Như Điều 4;
  • Bộ trưởng (để b/c) ;
  • Các Thứ trưởng (để biết);
  • Các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Tư pháp;
  • Lưu: VT, TCCB.
Phan Chí Hiếu

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
HỆ CHÍNH QUY NGÀNH PHÁP LUẬT

Áp dụng đối với đối tượng người học đã tốt nghiệp Trung học cơ sở

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1528 /QĐ-BTP ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Ngành đào tạo: Pháp luật.

Mã ngành: 42380101

Thời gian đào tạo: 3 năm.

I. Mô tả chương trình

Chương trình trung cấp chuyên nghiệp ngành Pháp luật được thiết kế để đào tạo người học trở thành cán bộ pháp luật có thể làm tốt công tác Tư pháp cấp xã, cán bộ làm việc trong cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện và cấp tỉnh, cán bộ giúp việc Văn phòng luật sư, Văn phòng công chứng, cán bộ tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, các chức danh chuyên môn và lãnh đạo của chính quyền cơ sở...; là người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản trong lĩnh vực luật; có khả năng phục vụ cho các cơ quan của chính quyền cơ sở, các cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tư pháp địa phương, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các doanh nghiệp...; là những người có tác phong công nghiệp, có sức khỏe và khả năng ổn định việc làm hoặc có khả năng thích ứng với cuộc sống; tôn trọng các qui định tại nơi làm việc, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có đủ sức khỏe để làm việc đáp ứng yêu cầu phát triển của bản thân và của nền kinh tế - xã hội.

Ngoài khối kiến thức văn hóa phổ thông, chương trình khóa học bao gồm những kiến thức cơ bản chung như: Giáo dục chính trị, Ngoại ngữ, Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Tin học và các kiến thức cơ sở, chuyên ngành Luật như: Nhà nước và pháp luật; Tổ chức bộ máy nhà nước và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động... của các cơ quan trong tổ chức bộ máy và nền công vụ Việt Nam; khái quát những vấn đề cơ bản về luật nội dung và luật hình thức của pháp luật hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, tài chính, đất đai, môi trường, lao động và an sinh xã hội... Khoá học còn đi sâu cung cấp kinh nghiệm trong thực tiễn tác nghiệp cho các đối tượng đào tạo, phù hợp với công việc của học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường, như kỹ năng nghiệp vụ về hộ tịch, chứng thực; phổ biến giáo dục pháp luật và hoà giải ở cơ sở; xây dựng và soạn thảo văn bản pháp luật; thi hành án; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính ở cấp xã...

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc ở nhiều cơ quan, với nhiều vị trí công việc khác nhau: Công chức cấp xã (ở hầu hết các chức danh, kể cả chức danh lãnh đạo), cán bộ Phòng Tư pháp, Sở Tư pháp, cán bộ thi hành án, hoặc làm việc tại các phòng công chứng, văn phòng công chứng, văn phòng luật sư, công ty tư vấn luật, trường học, doanh nghiệp...

Người học được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp Luật có cơ hội học liên thông lên trình độ cao hơn theo quy định của pháp luật.

II. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo người học có kiến thức phổ thông đảm bảo quy định của pháp luật đối với đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở, đáp ứng yêu cầu để lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng của ngành đào tạo pháp luật

Đào tạo người học trở thành cán bộ pháp luật có trình độ trung cấp, có sức khỏe, kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ, có thể đảm nhận được tốt nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực pháp luật trong các cơ quan tư pháp địa phương, các cơ quan hành chính, các tổ chức kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội... và đồng thời có khả năng học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu công tác góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

III. Khung chương trình đào tạo

1. Khung chương trình đào tạo:

1.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo

Đào tạo 3 năm (6 kỳ) với khối lượng chương trình đạt 160 đơn vị học trình.

Đánh giá bài viết
1 124
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo