Quy định về lễ phục trong lễ tốt nghiệp của BGDĐT

Vừa qua, một số hình ảnh về lễ tốt nghiệp của Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia đã gây ra một số tranh cãi trông dư luận. Vậy Bộ GD-ĐT quy định thế nào về lễ phục của học sinh, sinh viên được sử dụng trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm trong thời gian gần đây, Hoatieu xin chia sẻ trong nội dung sau đây.

Căn cứ Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định về lễ phục áp dụng đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng. Bộ giáo dục đưa ra một số quy định cụ thể về trang phục, lễ phục như sau:

1. Thế nào là lễ phục được sử dụng trong lễ tốt nghiệp?

Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT , lễ phục là trang phục được sử dụng cho học sinh, sinh viên của một trường (hoặc một ngành) mặc trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp, tạo sự trang trọng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào của người học, tôn vinh nghề nghiệp, thể hiện nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Lễ phục bao gồm: áo, mũ và biểu trưng (logo) của trường (nếu có).

2. Nguyên tắc mặc lễ phục tốt nghiệp

Điều 3 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định việc mặc lễ phục tốt nghiệp phải đáp ứng 4 nguyên tắc sau

- Bảo đảm tính thống nhất trong từng trường hoặc từng ngành đào tạo.

- Đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục trong các buổi lễ trao bằng tốt nghiệp.

- Đảm bảo phân biệt người tốt nghiệp các trình độ được đào tạo: trung cấp, đại học.

- Đảm bảo tính khoa học, thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Lưu ý:

- Trường hợp được các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước tài trợ kinh phí thì đồng phục, lễ phục phải đảm bảo quy định tại văn bản này, không được lạm dụng việc tài trợ để quảng cáo.

- Khuyến khích học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số sử dụng trang phục dân tộc mình trong ngày lễ, ngày tết, ngày hội và trong những ngày nhà trường không quy định mặc đồng phục.

3. Tiêu chuẩn lễ phục tốt nghiệp

Lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên phải đáp ứng 04 tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT, bao gồm:

- Áo: áo khoác ngoài nhẹ, rộng, dài quá đầu gối, chất liệu vải thoáng, mát, trang trí lịch sự, trang trọng thích hợp cho dùng cả mùa hè và mùa đông, thể hiện tính hiện đại và nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.

- Mũ: màu của mũ phù hợp với màu của áo, đảm bảo tính thẩm mỹ, trang trọng.

- Biểu trưng (logo) của trường được gắn ở ngực áo bên trái.

- Khi nhà trường chưa quy định được lễ phục riêng, có thể sử dụng: bộ comple màu sẫm, áo sơ mi, cravat đối với nam; bộ comple hoặc bộ áo dài truyền thống đối với nữ.

4. Lễ phục đối với cán bộ, công chức, giáo viên, công nhân viên nhà trường trong lễ tốt nghiệp

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về lễ phục đối với cán bộ, công chức, giáo viên, công nhân viên nhà trường trong buổi lễ tốt nghiệp của học sinh, sinh viên.

Tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được sự đồng thuận về chủ trương của Hội đồng trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên nhà trường (nếu có), Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp quyết định việc mặc đồng phục, lễ phục, quy định về kiểu dáng, màu sắc và chỉ đạo tổ chức mặc lễ phục của học sinh, sinh viên tốt nghiệp.

Học sinh, sinh viên hoặc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên nhà trường (nếu có) tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT và các quy định khác của nhà trường.

Như vậy, văn bản này không quy định cụ thể về lễ phục liên quan đến các yếu tố chi tiết như màu sắc, chất liệu, kiểu dáng mà chỉ quy định chung về nguyên tắc mặc đồng phục. Theo đó, bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường; phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác; bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 47
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm