Quy định mới về bậc lương cho giáo viên mầm non

Tải về

Cách xếp lương và bậc lương cho giáo viên mầm non

Quy định mới về bậc lương cho giáo viên mầm non được thực hiện theo Thông tư 08/2013/TT-BNV và Thông tư 02/2007/TT-BNV. HoaTieu.vn mời các bạn cùng tham khảo để nắm rõ về cách xếp lương và bậc lương cho giáo viên mầm non mới nhất hiện nay.

Hỏi: Em có câu hỏi xin được giải đáp: Em đang là giáo viên mầm non được hưởng lương Cao đẳng bậc 1. Đến tháng 9/2017 em được nâng lương bậc 2 và cùng thời điểm này em được xét vào biên chế, nếu em có bằng Đại học đưa vào khi xét biên chế thì em sẽ hưởng lương đại học bậc mấy?

Cách xếp lương và bậc lương cho giáo viên mầm non

Trả lời:

Căn cứ pháp lý:

Thông tư 08/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Thông tư 02/2007/TT-BNV Hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch,chuyển loại công chức, viên chức

Nội dung phân tích:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 về phạm vi và đối tượng áp dụng tại thông tư 08/2013/TT-BNV:

"a) Cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn gọi chung là cấp xã) và trong các đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:

- Cán bộ trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

- Công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát);

- Cán bộ cấp xã quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 và công chức cấp xã quy định tại Điểm 3 Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (sau đây gọi là Nghị định số 92/2009/NĐ-CP).

b) Những người xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

c) Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành của pháp luật.

d) Những người xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù.

Các đối tượng tại các Điểm a, b, c và d Khoản này sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động."

Như vậy bạn thuộc đối tượng được nâng lương theo quy định tại thông tư này.

Cũng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 thông tư này về Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

"a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:

- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương."

Như vậy, đến tháng 9/2017 bạn được xét nâng bậc lương thường xuyên lên bậc 2 ở trình độ cao đẳng với ngạch là giáo viên mầm non chính (mã ngạch 15a.206) nhưng đồng thời bạn cũng được xét và biên chế và hưởng lương đại học tức là theo ngạch mới - giáo viên mầm non cao cấp (mã ngạch 15a.205) nên sẽ áp dụng theo quy định tại phần II Thông tư 02/2007/TT-BNV quy định về cách xếp lương như sau:

"1. Xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức:

a) Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ."

Vậy đến tháng 9/2017 bạn sẽ được hưởng lương theo ngạch mới - bậc đại học nhưng vẫn giữ bậc lương ở ngạch cũ tức là bậc 1.

Cách xếp lương và chế độ lương giáo viên mầm non

Hỏi: Tôi là GVMN hợp đồng đóng BHXH từ 1/8/2006 đến ngày 5/2/2013 tôi được kí hợp đồng chuyển sang bằng đại học và được tính hưởng lương đại học từ 1/11/2012 và mốc tính tháng lương lần sau được tính từ 1/11/2012. Đến ngày 1/10/2014 tôi trúng tuyển trong đợt xét tuyển đặc cách viên chức và được tính xếp lương bậc 1 , hệ số 2,34 và thời điểm tính nâng lương lần sau lại được tính từ 1/10/2014 .

Trong khi đó một đồng nghiệp cũng trúng tuyển trong đợt này là GV hợp đồng đóng BH từ 1/1/2008 nhưng đến 1/7/2011 thì được kí hợp đồng sang đại học và khi tuyển dụng thì được xếp lương bậc 2, hệ số 2,67, mốc tính nâng lương từ 1/7/2014. Còn trường hợp không có chuyển đổi bằng, làm hợp đồng có đóng BH từ 1/8/2008 được chuyển xếp lương bậc 4 mã ngạch 15115, hệ số 2,46 và mốc nâng lương lần sau được tính từ 1/7/2014.

Vậy xin luật sư tư vấn giúp cách tính xếp lương và mốc tính nâng lương như vậy có đúng không? (Người đi làm trước lương thấp hơn người đi làm sau.) Trong khi đó chúng tôi vừa được chi trả chế độ chính sách đối với GVMN theo thông tư 09/2013 của BGD (truy lĩnh chênh lệch bậc lương,bậc được tính từ khi hợp đồng có tham gia đống bảo hiểm). Trân trọng cảm ơn.

Đánh giá bài viết
1 5.604
Quy định mới về bậc lương cho giáo viên mầm non
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm