Người lao động được tạm ứng tiền lương tối đa bao nhiêu?
Mức tối đa mà người lao động được tạm ứng tiền lương
Nhiều trường hợp người lao động gặp việc đột xuất hoặc gặp khó khăn cần tạm ứng trước lương. Người lao động được phép tạm ứng tiền lương trước tối đa bao nhiêu phần trăm lương của mình? Bài viết sau đây, HoaTieu.vn sẽ giúp bạn có câu trả lời.
Chính sách Lao động - Tiền lương có hiệu lực đầu tháng 10/2017
Căn cứ pháp luật lao động hiện hành, thì tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì NSDLĐ phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày.
Các quy định về tạm ứng lương cho người lao động được quy định tại Bộ luật lao động số 10/2012/QH13.
1.Theo điều 95 quy định kỳ hạn trả lương như sau:
Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.
Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng”.
2.Theo điều 100 quy định về tạm ứng tiền lương:
Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận.
Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự”.
3. Điều 129 về Tạm đình chỉ công việc:
Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Việc tạm ứng tiền lương cho người lao động được thực hiện trên cơ sở kết quả thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động hoặc phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
4.NSDLD phải tạm ứng tiền lương cho người lao động trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 100 và Điều 129 Bộ luật lao động thì người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương cho người lao động trong hai trường hợp sau
Trường hợp 1: Khi người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên. Mức tiền lương tạm ứng cho người lao động trong trường hợp này căn cứ vào số ngày thực tế người lao động phải nghỉ việc nhưng tối đa không quá 1 tháng lương của người lao động. Người lao động có nghĩa vụ hoàn lại số tiền lương đã được tạm ứng cho người sử dụng lao động.
Ở trường hợp này có thể cho rằng người sử dụng lao động chỉ phải tạm ứng tiền lương cho người lao động trong trường hợp người lao động tạm thời nghỉ việc để đi thực hiện nghĩa vụ công dân mà không phải tạm ứng tiền lương cho người lao động trong thời gian đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, bởi vì, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự dài, không có tính chất tạm thời và người lao động đã được đảm bảo các chế độ từ ngân sách nhà nước.
Trường hợp 2: Khi người lao động bị tạm đình chỉ công việc theo quy định tại Điều 129 sẽ được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Tiền lương làm căn cứ để tạm ứng cho người lao động trong trường hợp trên là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi người lao động tạm thời nghỉ việc hoặc bị tạm đình chỉ công việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian.
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương giờ, lương ngày, lương tuần, lương tháng mà doanh nghiệp do gặp khó khăn không trả lương đúng thời hạn quy định, thì việc tạm ứng lương (nếu có) là do hai bên tự thỏa thuận chứ pháp luật không quy định tạm ứng tối đa bao nhiêu %.
Khi doanh nghiệp trả lương cho người lao động chậm so với thời hạn quy định, thì doanh nghiệp phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng công bố tại thời điểm trả lương (Điều 96 Bộ luật này).
Về trường hợp do doanh nghiệp chậm trả lương làm ảnh hưởng đến việc trả tiền nhà trọ, tiền học cho con, cũng như các khoản chi tiêu thiết yếu khác cho gia đình thì các bạn nên trực tiêp gặp Ban chấp Công đoàn cơ sở, giám đốc doanh nghiệp trình bày để nơi đây có thể sẽ giúp các bạn giải quyết phần nào những khó khăn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Bảng lương dành cho viên chức áp dụng từ 01/7/2024
-
Tải Thông tư 16/2023/TT-BKHCN file doc, pdf
-
Bảng lương và phụ cấp của Bộ đội biên phòng năm 2024
-
Chế độ đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân xuất ngũ năm 2024
-
Thông tư 06/2024/TT-BLĐTBXH về thang bảng lương, phụ cấp lương với NLĐ doanh nghiệp nhà nước
-
Bộ Nội vụ đề xuất phương án cải cách tiền lương sau năm 2023
-
Thông tư 36/2017/TT-BLĐTBXH
-
Thông tư 13/2022/TT-BNV hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức
-
Thông tư 07/2024/TT-BNV hướng dẫn mức lương cơ sở đơn vị sự nghiệp công lập
-
Tải Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu từ 1/7/2024 file Doc, Pdf
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác